Biểu đồ xương cá (Ishikawa Diagram) ? Cách vẽ biểu đồ xương cá

0
SHARES
966
VIEWS

Bất kì một vấn đề nào đó đều là hậu quả của một nguyên nhân sâu xa gây nên. Việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ mới giúp giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại. Bằng cách sử dụng biểu đồ xương cá (biểu đồ ishikawa) sẽ giúp phân tích hiệu quả xác định được nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề.


Biểu đồ xương cá (Ishikawa): Công cụ hữu ích giúp giải quyết hàng loạt vấn đề trong Chuỗi cung ứng

BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ (ISHIKAWA) LÀ GÌ ?

Biểu đồ xương cá hay còn mang tên gọi khác là biểu đồ ISHIKAWA hay biểu đồ nguyên nhân kết quả được đưa ra vào năm 1960 bởi nhà khoa học Ishikawa tạo ra và ứng dụng cho đến ngày nay . Biểu đồ này thể thể hiện mối liên hệ giữa các nhóm nguyên nhân tác động hay ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề. Biểu đồ xương cá có thể ứng dụng trong đa dạng các nhu cầu: sản xuất, dịch vụ, cải tiến chất lượng, giải quyết vấn đề, v.v…

Bên cạnh Flowchart, Pareto chart, Flowchart, Scatter diagram, đây là một trong các công cụ để quản lý chất lượng và được nhiều doanh nghiệp đang áp dụng rất hiệu quả.

7 công cụ quản lý chất lượng (7qc) được các nhà quản lý sử dụng trong doanh nghiệp hiện nay bao gồm

  1. Fishbone diagram (Cause-and-effect diagram, Ishikawa diagram): biểu đồ xương cá
  2. Check sheet: phiếu (biểu) kiểm tra
  3. Control charts: biểu đồ kiểm soát
  4. Histogram: biểu đồ phân bố
  5. Pareto chart: biểu đồ Pareto
  6. Scatter diagram: biểu đồ phân tán
  7. Flow charts: biểu đồ dòng chảy

Xem thêm: 7 Công cụ kiểm soát chất lượng (7QC Tools) là gì? Lợi ích khi áp dụng


ỨNG DỤNG CỦA BIỂU ĐỒ ISHIKAWA – BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ

Biểu đồ ishikawa được mô phỏng giống như những hình xương cá với các nhánh khác nhau liên kết bởi một trục xương sống. Điều này tạo nên sự tách biệt giữa nguyên nhân và hệ quả. Phía bên phải biểu đồ thể hiện các vấn đề được mô tả và bên trái là những nguyên nhân sâu xa được chỉ ra.  Những nguyên nhân gốc rễ (hay nguyên nhân sơ cấp) này được chia thành bốn loại. Sau đó, mỗi loại được phân nhánh thành các nguyên nhân thứ cấp.

Trong biểu đồ xương cá sẽ có 4 nhóm nguyên nhân chính bao gồm:

Con người: Những vấn đề xuất phát từ con người khá nhiều có thể kể đến như phân công, giao nhiệm vụ trong nhóm, vấn đề đào tạo nâng cao tay nghề, ý thức của nhân viên vv.

Máy móc thiết bị: Với nhóm máy móc và thiết bị sẽ bao gồm những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động vận hành máy móc, công cụ và các thiết bị lắp đặt vv.

Nguyên vật liệu: Vấn đề nguyên vật liệu có nảy sinh với các vấn đề như sản phẩm, bán thành phẩm. Chất lượng nguyên vật liệu, độ bền và chất lượng của chúng thế nào.

Phương pháp: Những nguyên nhân thường đến từ việc kiểm tra các nguyên nhân có thể xuất phát từ các phương pháp

Nhóm này điều tra xem liệu rằng các nguyên nhân có thể xuất phát từ phương pháp làm việc hay không: quy trình công việc có hợp lý không; các quy trình phối hợp được tổ chức như thế nào, nhân viên và các phòng ban giao tiếp với nhau như thế nào, v.v?

TÁC DỤNG CỦA SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ

Việc áp dụng biểu đồ xương cá giúp cho doanh nghiệp của bạn đưa ra một cấu trúc và định hướng giúp việc xác định nguyên nhân một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó còn có một số tác dụng khác như:

Người dùng sẽ có khả năng xác định nguyên nhân gốc rễ và các nguyên nhân tiềm tàng gây ra những vấn đề. Ngoài ra biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá sẽ chỉ rõ từng nguyên nhân, từ đó có thể đưa ra hướng giải pháp cụ thể cho từng nguyên nhân một.


CÁCH TẠO MỘT BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ

Để giúp tạo nên một biểu đồ xương cá có thể được lập một cách dễ dàng với 3 bước chính như sau:

Bước 1: Xác định các vấn đề. Việc này có mục đích chính là xác định các vấn đề chính của các nguyên nhân sẽ xác định.

Bước 2: Bước này bạn tiến hành brainstorming để xác định hết các nguyên nhân có thể dẫn đến hệ quả của vấn đề. Càng làm kĩ bao nhiêu sẽ cho ra kết quả tốt bấy nhiêu.

Bước 3: Trong bước này bạn chỉ việc xắp xếp lại tất cả các kết quả đã được động não và tiến hành nhóm tất cả các nguyên nhân phụ lại với nhau và nằm trong 1 nguyên nhân chính.

Bước 4: Bước này bạn tiến hành vẽ biểu đồ xương cá với các dữ kiện đã thu được ở bước 2 và 3. Thể hiện chính xác mối quan hệ giữa các data trong mỗi danh mục. Có thể thể hiện như sau:

+Vẽ 1 ô vuông ở ngoài cùng bên tay phải của tờ giấy thể hiện vấn đề chính

+Vẽ 1 mũi tên nằm ngang , hướng đầu mũi tên về phía ô vuông ở trên

+Từ trục chính nằm ngang này, vẽ các nhánh chính và viết tên của các danh mục ở phía trên và phía dưới của đường mũi tên nằm ngang trên

+Từ các nhánh chính này, vẽ các nhánh phụ và viết nguyên nhân chi tiết cho mỗi category (Đây như là các cành nhỏ và các nhánh con)

Có thể nói mỗi biểu đồ xương cá sẽ có rất nhiều nhánh con tùy thuộc vào việc phân tích kĩ càng của bạn. Việc xây dựng biểu đồ xương cá sẽ là bước quan trọng trong việc áp dụng phân tích nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và làm nhiên liệu cho bước tiếp theo của quá trình cải tiến năng suất chất lượng.


Biểu đồ xương cá Ishikawa là một phương pháp phân tích vấn đề – nguyên nhân hiệu quả và có thể được sử dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Bằng kiến thức của người lập mà các nhóm nguyên nhân có thể được mở rộng hoặc thay đổi. Miễn là các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề được xác định thì biểu đồ Ishikawa sẽ đạt được mục tiêu của nó.

Lời khuyên

  • Hãy chắc chắn rằng có sự đồng thuận trong nhóm về cả yêu cầu và đặc điểm của báo cáo nguyên nhân trước khi bắt đầu quá trình xây dựng biểu đồ Ishikawa.
  • Nếu cần thiết và thấy hợp lý, bạn có thể “ghép” các nhánh không chứa nhiều thông tin với các nhánh khác. Tương tự như vậy, bạn có thể chia nhỏ các nhánh có quá nhiều thông tin thành hai nhánh hoặc nhiều hơn.
  • Hãy sử dụng ít từ ngữ trong khi phát triển biểu đồ Ishikawa. Chỉ sử dụng nhiều từ khi cần thiết để mô tả nguyên nhân hoặc hệ quả.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!