Hàng năm theo thống kê có khoảng hơn 2,7 triệu ca tử vong có liên quan đến an toàn lao động. Ngoài ra có khoảng 374 triệu ca chấn thương và bệnh có liên quan đến lao động hàng năm trên toàn thế giới. Chi phí cho các thương tích, bệnh tật lao động lên đến 2,99 nghìn tỷ USD.
Hiểu được điều này. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ISO đã cho ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm bảo vệ đội ngũ nhân viên, môi trường làm việc được an toàn, cũng như bảo vệ được uy tín, lành mạnh của một tổ chức.
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp được chuyển đổi từ hệ thống OHSAS 18001:2007 trước đó. Doanh Nghiệp sẽ có 3 năm để chuyển đổi lên ISO 45001:2018 cho phù hợp với xu thế. Thư viện tiêu chuẩn xin đưa ra những thông tin liên quan tới tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Dù có thể chưa đầy đủ, nhưng những kiến thức dưới đây sẽ là nền tảng ban đầu cho Doanh nghiệp muốn xây dựng và đạt được chứng nhận ISO.
Nội dung
- 1 NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001
- 2 CHUYỂN ĐỔI TỪ OHSAS 18001:2007 SANG ISO 45001
- 3 DOANH NGHIỆP NÀO NÊN ÁP DỤNG ISO 45001
- 4 CƠ SỞ VÀ CÁCH TIẾP CẬN ISO 45001:2018
- 5 CẤU TRÚC CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001: 2018
- 6 MỘT SỐ CHÚ Ý VỀ ISO 45001:2018
- 7 LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018
- 8 QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐÁNH GIÁ HTQL ISO 45001:2018
NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001
Bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2018. ISO 45001 là hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. ISO 45001 bắt nguồn từ hệ thống OHSAS 18001:2007.
ISO 45001 là Tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & S). Giúp tổ chức cải thiện hiệu suất OH & S của mình trong việc ngăn ngừa thương tích và tổn hại sức khỏe . ISO 45001 được dự định áp dụng cho mọi tổ chức bất kể quy mô, loại và tính chất của nó.
CHUYỂN ĐỔI TỪ OHSAS 18001:2007 SANG ISO 45001
Theo tổ chức ISO, đơn vị nắm quyền ISO 45001 thì thời gian chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001 là 03 năm bắt đầu từ ngày 12 tháng 3 năm 2018. Tuy nhiên các tổ chức đang áp dụng OHSAS 18001 vẫn có thể được chứng nhận theo OHSAS hoặc giám sát theo tiêu chuẩn cũ cho đến ngày 12 tháng 3 năm 2021.
- Nếu tổ chức của bạn đã được chứng nhận trước ngày 12 tháng 3 năm 2018, việc đánh giá giám sát theo tiêu chuẩn cũ. Nhưng khi chứng nhận, thì bắt buộc phải chứng nhận theo ISO 45001. Vì thời điểm chứng nhận lại tiêu chuẩn cũ sẽ hết hạn.
- Nếu bạn chứng nhận sau ngày 12/03/2018. Doanh nghiệp nên lựa chọn chứng nhận theo ISO 45001.
DOANH NGHIỆP NÀO NÊN ÁP DỤNG ISO 45001
Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 có thể áp dụng cho tất cả các Doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và quy mô khác nhau. Nếu các tổ chức/ doanh nghiệp muốn giảm thiểu rủi ro có liên quan đến sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho người lao động thì hãy tiến hành áp dụng ISO 45001 ngay từ bây giờ.
CƠ SỞ VÀ CÁCH TIẾP CẬN ISO 45001:2018
ISO 45001 được xây dựng theo cấu trúc giống như các tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý khác của ISO 9001 (quản lý chất lượng), ISO 45001 (quản lý môi trường). Năm 2012 tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế sửa đổi chỉ thị, phần 2. Theo đó, tất cả các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lí đều được xây dựng theo một cấu trúc chung, gọi là cấu trúc cấp cao, gồm 10 điều có thể coi là 10 điều lớn (hay 10 chương). Trên cơ sở cấu trúc đó, tùy vào phạm vi và yêu cầu của từng hệ thống quản lí mà tiêu chuẩn về hệ thống quản lý đó sẽ chi tiết hóa, bổ sung các điều nhỏ hơn. Cách thức như vậy cho phép các tổ chức dễ dàng áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn quản lí khác nhau của ISO.
Trong quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 45001, ban soạn thảo đã nghiên cứu để tiếp thu các nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế khác và các tiêu chuẩn quốc gia, cũng như các tiêu chuẩn và công ước quốc tế về lao động của ILO. Do đó nội dung của ISO 45001 nhất quán với các tiêu chuẩn, yêu cầu đó. Cũng vì vậy, các tổ chức đã áp dụng các tiêu chuẩn khác có thể dễ dàng chuyển đổi, nâng cấp sang tiêu chuẩn ISO 45001.
CẤU TRÚC CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001: 2018
Tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 điều khoản. ISO 45001 có cấu trúc rõ ràng xác định các yêu cầu phải đáp ứng khi áp dụng cho hệ thống quản lý OH & S.
Điều khoản từ 1-3 liên quan đến phạm vi, tài liệu viện dẫn rồi giới thiệu ko phải điều khoản bắt buộc còn từ điều khoản 4 đến 10 là bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện để chứng minh hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với hệ thống iso 45001:
- Điều khoản 4: Bối cảnh của Tổ chức.
- Điều khoản 5: Lãnh đạo và tham gia của mọi người.
- Điều khoản 6: Lập kế hoạch cho hệ thống OH & S.
- Điều khoản 7: Hỗ trợ.
- Điều khoản 8: Hoạt động.
- Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất.
- Điều khoản 10: Cải tiến
Điều khoản |
Nội dung |
Điều khoản 4: Bối cảnh của Tổ chức |
Điều khoản 4 yêu cầu mỗi tổ chức phân tích và hiểu bối cảnh hoạt động của mình. Bao gồm bên ngoài lẫn bên trong và hiểu nhu cầu của các bên quan tâm. Doanh nghiệp cần xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH & S. |
Điều khoản 5: Lãnh đạo và tham gia của mọi người |
Điều khoản này yêu cầu cam kết của lãnh đạo và sự tham gia của tất cả nhân viên. Điều này nhấn mạnh rằng yêu cầu sức khỏe và an toàn sẽ là quan tâm của cả tổ chức. |
Điều khoản 6: Lập kế hoạch cho hệ thống OH & S |
Tiêu chuẩn ISO 45001 đặt việt lập kế hoạch làm trọng tâm. Kế hoạch nhằm tránh các kết quả không mong muốn như không đáp ứng luật pháp hoặc nguy cơ gây thương tích cho nhân viên. Các kế hoạch và mục tiêu này bắt buộc phải có bằng chứng bằng văn bản. |
Điều khoản 7: Hỗ trợ |
Điều khoản 7 bao gồm các yếu tố hỗ trợ như năng lực và nhận thức và thông tin cũng như các nguồn lực. Khác với OHSAS 18001. ISO 45001 yêu cầu tổ chức phải cung cấp nguồn lực phù hợp để thực hiện ISO 45001. Ngoài ra mục tiêu về ISO 45001 cần phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Doanh Nghiệp. |
Điều khoản 8: Hoạt động |
Kiểm soát hoạt động và chuẩn bị ứng phó khẩn cấp được đề cập trong Điều khoản 8. Kiểm soát hoạt động hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nào. Đặc biệt là về mặt quản lý nhà thầu. Thực hiện tốt điều này sẽ rất có lợi cho tổ chức. |
Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất |
Giám sát và đo lường hiệu suất bao gồm tuân thủ pháp luật và đánh giá nội bộ. Phần này cũng nhấn mạnh rằng lãnh đạo phải xem xét hiệu quả hệ thống quản lý OH & S. |
Điều khoản 10: Cải tiến |
Tổ chức phải đảm bảo rằng cải tiến liên tục hệ thống quản lý. Điều này có thể bao gồm xử lý hiệu quả với việc không tuân thủ và quy trình hành động khắc phục. T |
MỘT SỐ CHÚ Ý VỀ ISO 45001:2018
- ISO 45001 được áp dụng dựa trên mô hình PDCA
Hệ thống quản lý ATSKNN đề cập trong ISO 45001 dựa trên mô hình PDCA: Hoạch định (P-Plan) – Thực hiện (D- Do) – Kiểm tra (C- Check) – Cải tiến (A- Act). Đây là mô hình phổ biến của các tiêu chuẩn quản lí của ISO. Các điều khoản của tiêu chuẩn được bố trí xoay quanh vòng tròn cải tiến này (hình bên dưới). Tuy nhiên, khái niệm PDCA còn dược thể hiện trong từng điều khoản, từng hoạt động của hệ thống quản lí ATSKNN.
- Trong mô hình này các yếu tố được tóm tắt như sau:
P- hoạch định: xác định và đánh giá các mối nguy và cơ hội đối với ATSKNN, mối nguy và các cơ hội khác, thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để đạt được kết quả của hệ thống quản lí ATSKNN đáp ứng chính sách của tổ chức.
D- thực hiện: triển khai thực hiện các quá trình đã hoạch định
C- kiểm tra: theo dõi và đo lường các hoạt động và quá trình liên quan đến chính sách và mục tiêu ATSKNN và báo cáo kết quả.
A- Cải tiến: thực hiện hành động để cải tiến liên tục kết quả thực hiện ATSKNN nhằm đạt được đầu tư ra dự kiến.
Giống như các hệ thống quản lí tiên tiến khác, hệ thống quản lí ATSKNN dựa trên cách tiếp cận theo quá trình và tư duy dựa trên rủi ro. Các cách tiếp cận này đảm bảo tính toàn diện của hệ thống.
Mọi hoạt động đều diễn ra theo những quá trình nhất định. Đó là những hoạt động hay các bước, có phối hợp với nhau để dần biến đổi các đầu vào (cái đã có) thành các đầu ra (kết quả, cái cần được tạo ra). Các yếu tố cần quan tâm kiểm soát bao gồm đầu vào, bản thân quá trình, và đầu ra.
Đầu vào có thể mang tính hữu hình hay vô hình. Đầu ra bao gồm các kết quả mong muốn theo dự kiến (ví dụ sản phẩm đạt chất lượng) và các đầu ra không mong muốn (tiếng ồn, phát thải nhiệt, khí thải,..). Trong một hệ thống, đầu ra của quá trình này là đầu vào cho các quá trìn tiếp theo cho tới quá trình cuối cùng.
Quá trình là các hoạt động có tương tác với nhau, được kiểm soát theo những cách thức xác định, trong những điều kiện nhất định nhằm hướng tới mục tiêu đã biết. Để xác định các yếu tố cần kiểm soát người ta phải trả lời các câu hỏi sau:
- Ai (who): phải xác định trách nhiệm, quyền hạn, yêu càu năng lượng của các cá nhân tham gia vào quá trình.
- Làm gì (what): xác định rõ đối tượng của hoạt động
- Làm như thế nào: phương pháp cụ thể để thực hiện công việc. Thường có nhiều hơn một phương pháp để thực hiện một công việc, tổ chức cần quyết định lựa chọn một phương pháp cụ thể để đảm bảo tính nhất quán và thống nhất. Phương pháp có thể thay đổi nếu kết quả cho thấy nó không phù hợp.
- Làm khi nào (when): các hoạt động có tương quan qua lại với nhau và một hoạt động cụ thể cần được thực hiện vào đúng thời điểm thích hợp để đảm bảo kết quả và hiệu quả cao nhất. Thời điểm thích hợp là khi các hoạt động trước đó theo kế hoạch định đã được thực hiện và có kết quả, và đủ để các hoạt động tiếp theo được triển khai theo đúng kế hoạch.
- Lý do/ mục đích của quá trình (why): việc hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động cần thực hiện và kết quả của nó rất quan trọng để ngăn ngừa các kết quả không mong muốn và đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng của các quá trình.
- Các điều kiện (where): các điều kiện cụ thể của nơi diễn ra hoạt động có ảnh hưởng tới kết quả. Đó là các điều kiện môi trường, việc bố trí nhà xưởng, máy móc, thiết bị.. phù hợp với yêu cầu hoạt động.
Tư duy dựa trên rủi ro gợi ý rằng khi lựa chọn các giải pháp phải luôn tính tới các rủi ro và cơ hội có thể gặp phải, đánh giá các rủi ro và cơ hội có thể gặp phải và đưa ra phương án tối ưu nhất. Việc phân tích các rủi ro có thể dựa vào các sự kiện đã xảy ra với tổ chức hoặc ở những tổ chức khác và dựa vào dự báo trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro. Nhưng thông thường, rủi ro được hiểu là sự kết hợp của khả năng xảy ra một mối nguy (nguy cơ) và hậu quả của mối nguy đó. Nếu người ta dùng điểm số để đánh giá các khả năng và hậu quả thì rủi ro là tích của các số điểm đó. Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, tổ chức sẽ ưu tiên thực hiện các biện pháp ứng phó theo mức độ.
Rủi ro và cơ hội có thể thay đổi khi bối cảnh hoạt động của tổ chức thay đổi (ví dụ thay đổi công nghệ, thay đổi trong các yêu cầu pháp luật,..) Do đó, rủi ro và cơ hội cần được xem xét ngay từ khi bắt đầu thiết kế hệ thống, được xem xét lại một cách định kỳ và khi có thay đổi.
LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018
Khi áp dụng ISO 45001, tổ chức phải xác định thực hiện đánh giá giám sát và thường xuyên cải tiến một loạt các hoạt động quá trình có liên quan tới nhau một cách thông nhất. Khi áp dụng các quy trình đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín như là một nơi làm việc an toàn, qua đó có thể đạt được những lợi ích khác nhau như:
- Thực hiện tốt các chính sách và mục tiêu OH&S.
- Giúp xác định các mối nguy hiểm và rủi ro OH&S để loại bỏ và kiểm soát tốt các mối nguy về an toàn sức khỏe.
Nâng cao nhận thức về các rủi ro trong an toàn lao động cho nhân viên toàn doanh nghiệp. - Việc thực hiện tốt các yêu cầu đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp cũng đáp ứng tốt các yêu cầu về pháp luật mà nhà nước quy định.
- Hiện tại, ở một số thị trường, việc tuân thủ OHSAS 18000/ ISO 45001 như một điều kiện bắt buộc. Vì vậy rất nhiều khách hàng đã yêu cầu tổ chức cần phải áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 45001.
- Khi đạt được chứng nhận ISO 45001 sẽ giúp Doanh Nghiệp nâng cao uy tín và hình ảnh của mình với khách hàng. giảm thiểu chi phí về bảo hiểm và khám chữa bệnh.
QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐÁNH GIÁ HTQL ISO 45001:2018
Để xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 45001 thành công thì cần có quy trình rõ ràng. Quy trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn được thực hiện theo tình tự các bước sau:
1. Xác định nhu cầu |
|
2. Chuẩn bị |
|
3. Đánh giá Thực trạng |
|
4.Đào tạo |
|
5. Thiết lập HTQL |
|
6. Áp dụng |
|
7. Giám sát, đánh giá, cải tiến |
|
8. Chứng nhận (nếu có nhu cầu) |
|
9. Duy trì |
|
> TÀI LIỆU TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Hy vọng những kiến thức trên đây mà diendaniso.com cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về Hệ thống Quản Lý An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp ISO 45001:2018 !