Chứng Nhận ISO 45001:2018 – Hệ Thống An Toàn – Sức Khỏe – Nghề Nghiệp

0
SHARES
86
VIEWS

Chứng nhận ISO 45001 là gì ? Doanh Nghiệp muốn đạt được nó phải làm thế nào ? Chi phí và hiệu lực của giáy chứng nhận ISO 45001 ra sao. Những câu hỏi này đều là những băn khoăn của các doanh nghiệp khi tiến hành áp dụng hệ thống ISO 45001. Cùng đọc bài viết này chúng tôi sẽ có câu trả lời thỏa đáng dành cho bạn.


ISO 45001 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 là hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS). Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe và nghề nghiệp hiệu quả thúc đẩy môi trường làm việc an toàn và lành mạnh bằng cách cung cấp một khuôn khổ cho phép tổ chức của bạn xác định và kiểm soát OHSAS của mình và cải thiện hiệu suất tổng thể.

ISO 45001:2018 được Tổ chức ISO thế giới ban hành vào ngày 12/03/2018 và hiện tại là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 45001 được áp dụng rộng rãi và thay thế hoàn toàn tiêu chuẩn OHSAS 18000 trong tương lai.

Chứng nhận ISO 45001 là gì ?

Việc Chứng nhận ISO 45001 được hiểu như là một cuộc đánh giá của bên thứ 3 độc lập do một tổ chức chứng nhận. Mục đích của việc này nhằm chứng minh rằng một tổ chức có tuân thủ theo các yêu cầu của ISO 45001. Bộ tiêu chuẩn này được duy trì thông qua các cuộc kiểm tra và giám sát một cách thường xuyên hơn theo lịch trình định kì hàng năm của cơ quan đánh giá. Mỗi lần tái chứng nhận sẽ được thực hiện định kì 3 năm một lần

Kết quả hay đầu ra của việc chứng nhận này là giáy chứng nhận ISO 45001 hay còn được gọi là chứng chỉ ISO 45001.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Hàng năm có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra gây thương tích và tử vong. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Hàng năm, có khoảng 2,78 triệu ca tử vong, 374 triệu ca chấn thương và bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm. Chi phí cho các thương tích và bệnh tật liên qun đến lao động ước tính khoảng gần 3 tỷ USD một năm.

Để giúp các công ty giải quyết vấn đề này. ISO đã quyết định tạo ra một quy định mới dựa trên các tiêu chuẩn an toàn & sức khỏe nghề nghiệp khác như OHSAS 18001 , Hướng dẫn và tiêu chuẩn về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế . Đó là ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

ISO 45001 là Tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & S).  Giúp tổ chức trong việc ngăn ngừa thương tích và tổn hại sức khỏe . ISO 45001 được dự định áp dụng cho mọi tổ chức.


NHỮNG TỔ CHỨC NÀO CẦN ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO 45001

Tùy theo nhu cầu của tổ chức/ doanh nghiệp mà việc thực hiện đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ khác nhau.

Bộ tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho hầu hết các tổ chức có mong muốn thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý ATVSLĐ để giúp kiểm soát, cải tiến hệ thống an toàn, vệ sinh lao động cũng như loại bỏ các mối nguy hại và giảm thiểu rủi ro an toàn vệ sinh lao động.


CẤU TRÚC CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001: 2018

Theo bộ tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được ban hành thì hệ thống này có 10 điều khoản khác nhau. ISO 45001 có cấu trúc rõ ràng xác định các yêu cầu cần đáp ứng khi tổ chức áp dụng hệ thống quản lý OH&S.

Theo đó trong hệ thống ISO 45001 này thì từ Điều khoản 1 đến 3 cung cấp chi tiết về phạm vi và giải thích, thuật ngữ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn. Bắt đầu từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10 có đưa ra các yêu cầu cụ thể như sau:

  • Điều khoản 4: Bối cảnh của Tổ chức
  • Điều khoản 5: Lãnh đạo và tham gia của mọi người
  • Điều khoản 6: Lập kế hoạch cho hệ thống OH & S
  • Điều khoản 7: Hỗ trợ
  • Điều khoản 8: Hoạt động
  • Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất
  • Điều khoản 10: Cải tiến

Doanh nghiệp có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi để có thể hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO 45001:2018.


LỢI ÍCH KHI TỔ CHỨC ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ISO 45001:2018

Hệ thống tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được nhiều tổ chức/ doanh nghiệp áp dụng và đã đạt được nhiều lợi ích to lớn. Diendaniso.com xin chia sẻ đến bạn những lợi ích mà hệ thống Quản lý ISO 45001 có thể mang lại cho bạn.

Cải tiến quy trình.

Để có thể giúp bạn cải tiến một cách liên tục thì cần áp dụng bài bản hệ thống ISO 45001. Hệ thống này giúp tổ chức của bạn cải tiến được quy trình và quá trình vận hành.

Cải thiện sức khỏe & sự an toàn của người lao động

Hệ thống ISO 45001 được áp dụng một cách tốt nhất sẽ giúp Doanh Nghiệp của bạn cải thiện tốt nhất vấn đề an toàn và sức khỏe của nhân viên. Việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa những rủi ro trong suốt quá trình để có thể dẫn đến thương tích.

Giúp tổ chức tuân thủ các yêu cầu pháp lý.

Lợi ích khá được nhiều người quan tâm ở đây chính là giúp cho Doanh Nghiệp đáp ứng được các yêu cầu pháp lý. ISO 45001 giúp cung cấp một khung để xác định, giám sát và tuân thủ tất cả các yêu cầu về pháp lý, quy định và hợp đồng.

ISO 45001 giúp hỗ trợ duy trì sự tuân thủ  pháp luật của Doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn trong lao động. Mà còn ngăn chặn các khoản tiền phạt do vi phạm các quy định pháp luật

Cải thiện uy tín và hình ảnh công ty.

Mặc dù trong các hợp đồng ký kết không bao gồm yêu cầu đối với hệ thống quản lý OH&S. Tuy nhiên nhiều khách hàng yêu cầu Doanh nghiệp phải kiểm soát được an toàn trong sản xuất. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng.Hiện nay, một số dự án và gói thầu đều có yêu cầu Doanh nghiệp phải có chứng nhận ISO 45001.

Giảm chi phí nhân sự.

Nếu doanh nghiệp chú ý đến an toàn và sức khỏe nhân viên. Các nhân viên thông thường sẽ muốn gắn bó. Doanh nghiệp sẽ bớt tốn chi phí tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên mới. Ngoài ra, việc đảm bảo tốt an toàn cho nhân viên giúp họ có thể làm việc liên tục. Doanh nghiệp sẽ có lợi từ việc này. Ví dụ như không bị ngắt quảng công việc; không phải trả chi phí vì mất an toàn lao động gây ra.


ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN ISO

  • Xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001. Doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 phù hợp với doanh nghiệp/tổ chức của mình.
  • Đáp ứng các quy định về điều kiện về áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001
  • Tổ chức của bạn cần đăng kí và cấp chứng nhận ISO 45001 tại các tổ chức có chức năng chứng nhận đánh giá chứng nhận theo ISO 45001
  • Tổ chức của bạn cần duy trì hệ thống và hiệu lực chứng nhận ISO 45001. Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001 và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 45001. Sau khi tổ chức của bạn đã đạt được chứng nhận ISO 45001 thì tổ chức/doanh nghiệp của bạn cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống


12 BƯỚC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ISO 45001:2018

Việc triển khai xây dựng hệ thống An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp theo ISO 45001 không phải là việc một sớm một chiều. Vì thời gian đầu tổ chức/ doanh nghiệp của bạn sẽ khó có thể thực hiện được hết các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001. Để giúp tổ chức của bạn nhanh chóng đạt được chứng nhận ISO 45001. diendaniso.com xin chia sẻ

12 bước thực hiện cho tổ chức/ doanh nghiệp bạn áp dụng.

1) Kế hoạch và sự đồng ý của ban lãnh đạo

Điều kiện đầu tiên để một hệ thống thành công chính là sự đồng thuận và nhất trí của ban lãnh đạo. Người lãnh đạo sẽ là người đưa ra những quyết định cho Doanh Nghiệp nhằm đưa vào đó chiến lược để thu hút và hỗ trợ toàn bộ nhân viên thực hiện theo tiêu chuẩn.

Nếu không có sự hỗ trợ của lãnh đạo; Doanh nghiệp thường khó thành công trong việc đạt được chứng nhận ISO 45001.

2) Nhận biết các quy định pháp luật cho Doanh nghiệp

Việc các nhân viên hiểu được các quy định pháp luật liên quan tới công ty mình là điều khá cần thiết. Bạn cần biết được các yêu cầu về an toàn, sức khỏe, nghề nghiệp có liên quan đến Doanh Nghiệp của mình. Để tiến tới xây dựng kế hoạch và tuân thủ việc thực hiện chúng sao cho hợp lý.

3) Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH & S

Để xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý hệ thống OH&S thì bạn cần hiểu chúng sẽ bao gồm phạm vi toàn bộ công ty hay chỉ một địa điểm của tổ chức của bạn. Điều này sẽ rất quan trọng để viết Chính sách OH & S và các mục tiêu và quản lý sau này.

4) Xác định, xây dựng các quy trình và thủ tục

Để kiểm soát các mối nguy OH&S của tổ chức thì bạn cần xác định và xây dựng các quy trình và thủ tục. Điều này là điều rất quan trọng giúp bạn kiểm soát và quản lý tốt các mối nguy tiềm ẩn sau này. Với những tổ chức mới tiếp cận với hệ thống này thì có thể gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện. Bạn có thể nhờ các bên tư vấn để xây dựng các quy trình và thủ tục cho bên bạn.

Các danh mục tài liệu; hồ sơ bắt buộc cần phải có. Doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi:

>> Tài liệu và hồ sơ bắt buộc theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 45001:2018

5) Thực hiện các quy trình và quy trình OH&S

Sau khi đã lên được các quy trình rồi bạn tiến hành áp dụng các quy trình đó vào thực tế. Các quy trình đó sẽ được thực hiện và áp dụng trong toàn bộ tổ chức của bạn. Từng bộ phận phòng ban sẽ được phân công trách nhiệm và giao việc đến từng người cụ thể. Vận dụng chúng bao gồm: thực hiện; kiểm tra; kiểm soát và đánh giá thường xuyên.

6) Đào kiến thức và hướng dẫn thực hành cho nhân viên

Để hệ thống chạy được đồng bộ và hiệu quả thì việc nhân viên am hiểu được tiêu chuẩn và các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đây sẽ là bước cần phải đào tạo nhận thức cho họ. Việc đào tạo này sẽ bao gồm việc đào tạo nhận thức về ISO 45001, cách hệ thống ISO 45001 đó hoạt động cùng các quy trình, biểu mẫu và thủ tục trong công ty. Việc này cũng thực sự rất quan trọng.

7) Vận hành hệ thống quản lý OH & S và lưu giữ hồ sơ

Có thể nói quá trình vận hành cũng sẽ được thể hiện bởi các hồ sơ mà bạn soạn thảo. Hồ sơ được ghi chép lại sẽ có thể được chứng minh chúng có hoạt động tốt hay không. từ đó có thể biết và sửa đổi ra các điểm chưa phù hợp.

8) Đánh giá nội bộ

Việc đánh giá nội bộ chính là bộ công cụ mà bạn có thể sử dụng nhằm kiểm tra được từng quá trình của bạn. Việc thực hiện quá trình đánh giá nội bộ sẽ giúp cho bạn biết được hệ thống của tổ chức thiếu cái gì cần bổ sung. Những yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 45001 này đã được thực hiện hay chưa. Sau đó doanh nghiệp có thể cần thực hiện việc xem xét lãnh đạo để có cái nhìn tổng quát toàn bộ hệ thống. Kết quả đánh giá nội bộ là hồ sơ phải có để được đánh giá chứng nhận.

9) Xem xét lãnh đạo

Hệ thống quản lý OH & S của bạn có hoạt động như mong đợi không? Hệ thống có được thực hiện đúng và hiệu quả ? Doanh nghiệp cần thực hiện xem xét lãnh đạo để xem xét 1 lần nữa một cách tổng quát toàn bộ hệ thống.

Kết quả xem xét lãnh đạo được coi là hồ sơ phải có để được đánh giá chứng nhận.

10) Hành động khắc phục

Việc rà soát lại hệ thống quản lý OH&S sẽ đưa ra những điểm không phù hợp cho hệ thống của bạn. Việc này đòi hỏi thực hiện những hành động khắc phục để giúp hệ thống được tốt hơn. Bạn nên sử dụng quy trình hành động khắc phục của bạn để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Sau đó giải quyết nguyên nhân này bằng hành động khắc phục.

11) Lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO 45001

Sau khi đã đi hết 10 bước bên trên lúc này doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện đến việc chọn lựa một tổ chức chứng nhận phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Lúc này bạn cần quan tâm đến các yếu tố như Thời gian thực hiện ? Quy trình thực hiện của họ ? Chi phí là bao nhiêu ?  Doanh nghiệp nên lựa chọn theo tiêu chí này.

12) Đánh giá chứng nhận ISO 45001:

Khi bạn đã sẵn sàng, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá. Việc đánh giá sẽ là xem xét hệ thống quản lý OH & S của bạn so với các yêu cầu của ISO 45001.

Nếu hệ thống quản lý của bạn đáp ứng nhu cầu của các yêu cầu ISO 45001. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 45001.


QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO 45001:2018

diendaniso.com xin chia sẻ đến bạn các bước đánh giá của tổ chức chứng nhận. Để đạt được chứng nhận ISO 45001 doanh nghiệp cần thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận ISO 45001

Tổ chức của bạn cần thỏa thuận với tổ chức chứng nhận về các vấn đề liên quan đến hoạt động chứng nhận. Sau đó sẽ gửi bản đăng ký chứng nhận. Việc đánh giá chứng nhận sẽ được 02 bên thỏa thuận qua các hợp đồng chứng nhận.

Bước 2: Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận ISO 45001

Sau khi nhận được đơn đăng kí đánh giá của khách hàng và thỏa thuận ban đầu. Tổ chức đánh giá sẽ xem xé và lập kế hoạch đánh giá gửi khách hàng. Thông thường 1 kế hoạch đánh giá chứng nhận sẽ bao gồm có các thông tin phục vụ chứng nhận: VD: thời gian ; địa điểm đánh giá; thông tin chuyên gia đánh giá; nội dung đánh giá….
Kế hoạch đánh giá sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.

Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận ISO 45001 tại Doanh nghiệp

Đến bước này thì là công việc của tổ chức chứng nhận. Việc đánh giá chứng nhận ISO 45001;2018 thường sẽ bao gồm có việc xem xét lại hệ thống tài liệu của Doanh Nghiệp. Việc đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chuyên gia đánh giá của tổ chức của bạn sẽ xem xét mọt hệ thống của doanh nghiệp xem có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 45001 hay không. Tiếp sau đó chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá thực hiện công việc theo nguyên tắc khách quan, đọc lập và đồng thời sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật về việc đánh giá chứng nhận.

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 45001

Sau khi tổ chức đã tiến hành đánh giá và ra được kết quả đánh giá. Chuyên gia đánh giá chứng nhận sẽ tiến hành thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ISO 45001 cho doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tổi thiểu 12 tháng/lần.

Giấy chứng nhận ISO 45001 có hiệu lực trong vòng 03 năm. Hết 03 năm, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận lại.
Nếu đánh giá  lại đạt yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp lại 01 Giấy chứng nhận mới có hiệu lực 3 năm tiếp theo. Ví dụ: Giấy chứng nhận cũ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 tới 31/12/2022. Giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu tực từ ngày 1/1/20222 tới 31/12/2025.


Để thuận tiện cho việc theo dõi thì chúng tôi xin gửi bạn bảng quy trình chứng nhận ISO 45001

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ĐẠT ISO 45001:2018

TT Tên công việc Thời gian Trách nhiệm
1 Ký hợp đồng chứng nhận Sau khi 2 bên thống nhất ký kết hợp đồng Tổ chức chứng nhận
2 Đăng ký chứng nhận  Ngay sau khi ký kết hợp đồng Doanh Nghiệp
3 Thành lập đoàn đánh giá và lên Kế hoạch đánh giá Ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu Tổ chức chứng nhận
4 Cung cấp tài liệu liên quan Ngay khi Bên A nhận được kế hoạch đánh giá của Tổ chức chứng nhận Doanh Nghiệp
5 Đánh giá sơ bộ  Dự kiến trong khoảng thời gian 7 ngày Tổ chức chứng nhận
Doanh Nghiệp
6 Đánh giá chính thức  Dự kiến trong khoảng thời gian 7 ngày Tổ chức chứng nhận
7 Thực hiện hành động khắc phục Phụ thuộc vào Doanh Nghiệp – Tổ chức chứng nhận Doanh Nghiệp
8 Thẩm xét kết quả đánh giá 3  ngày Tổ chức chứng nhận
9 Cấp giấy chứng nhận ISO

 

2 ngày Tổ chức chứng nhận
10 Giám sát định kỳ 12 tháng/lần (2 lần/3 năm) Tổ chức chứng nhận
Doanh Nghiệp
11 Tái chứng nhận 3 năm/lần Tổ chức chứng nhận
Doanh Nghiệp

Đơn vị thực hiện và thời gian đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001

Đơn vị cấp chứng chỉ ISO 45001 thuộc về các tổ chức chứng nhận đã được cơ quan nhà nước cho phép thực hiện hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ ISO. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận ISO 45001 sẽ đảm bảo tư vấn cho khách hàng tổ chức chứng nhận uy tín, cấp nhanh chóng và thủ tục đơn giản nhất

Thời gian và chi phí để được chứng nhận ISO 45001 phụ thuộc vào quy mô, số lượng địa điểm và lĩnh vực của từng doanh nghiệp. Thông thường thời gian để tư vấn xây dựng ISO 45001 khoảng 3 tới 6 tháng. Thời gian từ lúc đánh giá chứng nhận ISO 45001 tới lúc cấp chứng chỉ khoảng 15 ngày.


Hy vọng với những kiến thức mà diendaniso.com chia sẻ bên trên đây cho quý vị sẽ giúp tổ chức của bạn đạt được giấy chứng nhận ISO 45001 một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!