Lịch sử tiêu chuẩn quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001

0
SHARES
63
VIEWS

Để có được một môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy tiêu chuẩn ISO 45001:2018 đã được ra đời và áp dụng rộng rãi một cách thành công trên toàn thể giới.


lịch sử hình thành tiêu chuẩn iso 45001

Giới thiệu sơ qua về sự hình thành ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp- Các tiêu chuẩn và hướng dẫn áp dụng do Ban kỹ thuật ISO/TC 283 quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp soạn thảo, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành vào tháng 3-2018. Đây là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lí ATSKNN do ISO xây dựng.

Nó được phát triển từ một tiêu chuẩn đã được ban hành các đó 20 năm. Từ đầu những năm 1990, Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) đã đi trước và ban hành tiêu chuẩn BS 8800 vào năm 1996. Trong năm đó, tại một hội thảo của ISO người ta đã tranh luận về sự cần thiết ban hành tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lí ATSKNN. Tuy nhiên, hội thảo đi đến kết luận là chưa đến lúc ban hành tiêu chuẩn như vậy.

Nhóm dự án về xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ATSKNN được hình thành vào cuối năm 1990 với thành phần chủ yếu là các tổ chức chứng nhận và các hiệp hội. Kết quả là vào năm 1990 đã cho ra đời bộ tiêu chí đánh giá sức khỏe và an toàn nghề nghiệp- OHSAS 18001: 1999. Theo phân loại trong hệ thống tiêu chuẩn hóa trên thế giới, tài liệu này chưa phải là tiêu chuẩn mà là quy định kỹ thuật.

Thời điểm công bố sự ra đời của ISO 45001

OHSAS 18001:2007 được xây dựng theo hướng dẫn về tiêu chuẩn hệ thống quản lý của ISO, theo cấu trúc của tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 và ISO 14001. Các nội dung của hướng dẫn của ILO về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng được kham khảo trong quá trình hình thành và sửa đổi tiêu chuẩn. Đặc biệt, OHSAS 18001 được xây dựng khi chưa có tiêu chuẩn quốc tế về nội dung này và ngay từ đầu Nhóm dự án OHSAS đã xác định tiêu chuẩn này sẽ được hủy bỏ khi nội dung của nó được đưa vào hoặc trở thành tiêu chuẩn quốc tế.

Mặc dù nhóm dự án OHSAS giữ bản quyền đối với bộ tiêu chuẩn OHSAS, nhóm sẵn sàng chia sẻ và cho phép các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia sử dụng miễn phí để xây dựng hoặc thừa nhận thành tiêu chuẩn quốc gia. Tính đến 2011 đã có 127 nước sử dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lí ATSKNN chủ yếu là chấp nhận tiêu chuẩn OHSAS 18001 thành tiêu chuẩn quốc gia. Điều này cho thấy nhu cầu thực tế có một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lí về ATSKNN. Trong lúc đó, rất nhiều tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý trong các lĩnh vực khác nhau đã được ISO ban hành như ISO 9001 về hệ thống quản lí chất lượng, ISO 14001 về HTQL môi trường, ISO 50001 về HTQL năng lượng, ISO 31000 về HTQL rủi ro,.. Cuối cùng, vào tháng 3/2013 ISO cùng phê chuẩn một đề xuất đã dẫn tới việc xây dựng tiêu chuẩn ISO 45001 hệ thống quản lí an toàn và sức khỏe nghề nghiệp- các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng.

Ngay trước khi tiêu chuẩn được ban hành, Tổ chức ISO cùng với Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) và nhóm dự án OHSAS đã thống nhất rằng vào thời điểm ISO công bố tiêu chuẩn ISO 45001 thì OHSAS 18001:2007 sẽ chuyển sang trạng thái hủy bỏ. Thời hạn cho quá trình hủy bỏ được xác định là 3 năm theo thông lệ đối với việc chuyển đổi các tiêu chuẩn của ISO. Điều này có nghĩa, trong vòng 3 năm kể từ ngày ban hành ISO 45001, OHSAS 18001:2007 vẫn có thể được sử dụng bởi các tổ chức, doanh nghiệp và bởi tổ chức chứng nhận. Các quốc gia đã viện dẫn OHSAS 18001 trong các văn bản pháp luật của mình vẫn có thể sử dụng tiêu chuẩn đó. Hết thời hạn 3 năm, OHSAS 18001 hoàn toàn bị hủy bỏ và nhóm dự án OHSAS không còn chịu trách nhiệm về việc sử dụng tiêu chuẩn này, cũng như việc diễn giải các yêu cầu của tiêu chuẩn. Như vậy, với việc ra đời của ISO 45001, OHSAS 18001 đã kết thúc sứ mệnh của mình.

Một nguyên nhân để hình thành lên tiêu chuẩn này

Ở một mặt khác, ngay từ những năm 1950, ILO WHO đã thành lập một ủy ban hỗi hợp về sức khỏe nghề nghiệp. Ủy ban này bàn về các vấn đề quan tâm chung giữa ILO và WHO về sức khỏe của người lao động, tác động của ngành nghề tới sức khỏe… để đưa ra các yêu cầu, khuyến nghị đối với các quốc gia. Một trong các nội dung được thảo luận tại ủy ban là hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp và nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn/hướng dẫn về hệ thống đó. Tại phiên họp lần thứ 13 (9-12/12/2003) ủy ban đã nghe nói về cách tiếp cận theo quá trình của ISO và về dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc tế của ISO. Tuy nhiên, phiên họp viện dẫn tới hướng dẫn ILO OHS-MS 2001 và cho rằng ILO là bên phù hợp hơn để làm việc về vấn đề này.


Tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001:2018 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO phát triển từ tiêu chuẩn OHSAS 18001 của Viện tiêu chuẩn Anh. Vốn đã được áp dụng rộng rãi một cách thành công trên thế giới. Tiêu chuản này dựa trên các nguyên tắc và khuyến cáo của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Tổ chức y tế thế giới (WHO) cộng với các kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp ở cấp độ doanh nghiệp. Đây là một lựa chọn tốt cho các tổ chức muốn có được một hệ thống quản lý giúp chủ động và thường xuyên tuân thủ các yêu cầu của pháp luật, đáp ứng và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!