Nhờ có Chương trình Better Work (bww) đã mang đến điều kiện lao động tốt hơn và thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành may mặc Việt Nam. Bằng chứng là từ năm 2009 cho đến nay chương trình này đã giúp ngành may mặc Việt Nam thay đổi rất nhiều.
THÁCH THỨC CỦA NGÀNH MAY MẶC VÀ CHƯƠNG TRÌNH Better Work
Việt Nam là một trong ba quốc gia có ngành may mặc phát triển nhất thế giới sau Trung Quốc và Băngladesh. Theo thống kê thì ngành may mặc ở Việt Nam đang tăng trưởng hết sức mạnh mẽ trong vòng một vài thập kỉ qua. Gía trị xuất khẩu đạt hơn 28 tỷ USD trong năm 2015 và đến năm 2021 là gần 40 tỷ USD.
May mặc là một ngành đặc thù với hơn 2,5 triệu lao động hàng năm. Đặc thù ngành này với hơn 80% là nữ giới. Hầu hết số lao động này là người trẻ và đến từ các vùng nông thôn.Đây là một ngành làm động lực quan trọng trong việc giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Theo thống kê tại Việt Nam hiện có khoảng 6.000 nhà máy dệt và may mặc trong nước, với khoảng 70% sản xuất hàng may mặc sẵn. Hầu hết các công ty may mặc sản xuất theo mô hình xuất khẩu CMT (cắt, may và hoàn thiện sản phẩm).
Tính đến thời điểm hiện tại thì chương trình Better work đã hoạt động tại Việt Nam được 13 năm. Hiện nay đang hỗ trợ hàng ngàn nhà máy định hướng xuất khẩu với hơn nửa triệu lao động. Cho đến nay, chương trình đã thực hiện hàng chục ngàn cuộc đánh giá và buổi tư vấn để giúp các nhà máy xác định và cải thiện điều kiện làm việc và tiêu chuẩn lao động.
LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BETTER WORK
- Doanh Nghiệp áp dụng Better Work sẽ thu hút được nguồn lực lao động chất lượng cao đồng thời sẽ giúp gắn kết lâu dài với doanh nghiệp. Theo nghiên cứu thì những người lao động làm việc tại các Doanh Nghiệp có áp dụng Better Work có mức lương tăng theo thời gian và có cơ hội chi trả nhiều hơn cho việc học tập của con em mình.
- Do tạo được môi trường làm việc chuyên nghiệp mà năng suất lao động của nhân viên sẽ gia tăng hơn theo thời gian.
- Theo số liệu cho thấy những doanh nghiệp tạo điều kiện lao động tốt cho công nhân sẽ nâng cao được lợi nhuận cho doanh nghiệp đó theo từng năm nhờ Better Work. tỷ lệ doanh thủ trên chi phí của các nhà máy tăng 25% so với thời điểm trước khi gia nhập chương trình
- Nhờ có Better Work sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu.
- Có cơ hội tham gia vào các chương trình đánh giá, tư vấn và đào tạo của BETTER WORK.
- Hàng loạt các khóa học đã được Better Work Việt Nam tổ chức và thu hút hàng nghìn học viên từ hơn 300 nhà máy tham gia.
- Được hỗ trợ thành lập ban cải tiến doanh nghiệp gồm đại diện của người lao động và đại diện quản lý doanh nghiệp để lường trước các nguy cơ, rủi ro và có phương hướng xử lý, biện pháp khắc phục kịp thời.
- Thành viên của chương trình BETTER WORK ít phải trải qua kiểm toán hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chương trình Better Work, sáng kiến chung của ILO và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), một thành viên của Ngân hàng Thế giới, bắt đầu hoạt động từ năm 2009 hướng tới mục tiêu cải thiện điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh trong các chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu. Làm việc với hơn 50 nhãn hàng quốc tế, chương trình thiết lập mối quan hệ đối tác với khách hàng trong chuỗi cung ứng, cũng như hỗ trợ nhà máy nâng cao năng lực thông qua dịch vụ tư vấn và đào tạo. Hiện tại chương trình đang hoạt động ở 7 quốc gia: Việt Nam, Bangladesh, Cam-pu-chia, Indonesia, Jordan, Haiti và Nicaragua.
Từ năm 2009, Better Work Vietnam (BWV) đã hợp tác với người lao động, chủ doanh nghiệp và Chính phủ nhằm cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành may mặc Việt Nam.
Hy vọng bài viết mà diendaniso.com trình bày trên đây đã giúp doanh nghiệp của bạn hiểu đúng hơn về những lợi ích của Better work để giúp bạn có được môi trờng lao động tốt hơn đảm bảo đời sống cho nhân viên của bạn.