Tiêu Chuẩn ISO 26000 – Trách Nhiệm Xã Hội cho Doanh Nghiệp

0
SHARES
347
VIEWS

Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn khách hàng thì vấn đề trách nhiệm xã hội cũng được coi trọng trong bối cảnh hội nhập Quốc tế sau rộng. Bằng việc Doanh Nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 26000 sẽ giúp đảm bảo doanh nghiệp thực hành tốt các vấn đề về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.

TIÊU CHUẨN ISO 26000 LÀ GÌ ?

ISO 26000 là bộ tiêu chuẩn Quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đưa ra các hướng dẫn về việc thực hành trách nhiệm xã hội. Đây là bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội ra đời gần như sớm nhất và bài bản nhất.

Tiêu chuẩn ISO 26000 không phải là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mà nó là một hướng dẫn thay vì yêu cầu. Chính vì vậy mà ISO 26000 sẽ không được chứng nhận như một số tiêu chuẩn ISO khác. Thay vào đó ISO 26000 làm rõ trách nhiệm xã hội, hỗ trợ Doanh nghiệp chuyển đổi các nguyên tắc thành hành động hiệu quả và chia sẽ các phương pháp hay nhất liên quan đến trách nhiệm xã hội trên phạm vi toàn cầu

Nhờ có ISO 26000 giúp các Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội bằng việc đưa ra hướng dẫn về:

  • Các khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến trách nhiệm xã hội;
  • Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của trách nhiệm xã hội;
  • Các nguyên tắc và thực hành liên quan đến trách nhiệm xã hội;
  • Các chủ đề và vấn đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội;
  • Tích hợp, thực hiện và thúc đẩy hành vi có trách nhiệm với xã hội trong toàn tổ chức và thông qua các chính sách và thực tiễn của tổ chức, trong phạm vi ảnh hưởng của tổ chức;
  • Xác định và tham gia với các bên liên quan;
  • Truyền đạt các cam kết, hiệu suất và thông tin khác liên quan đến trách nhiệm xã hội.

TẦM QUAN TRỌNG PHẢI ÁP DỤNG ISO 26000

Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, song song với việc cải tiến chất lượng, sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn khách hàng cũng như an toàn và thân thiện với môi trường thì các trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp cũng luôn cần được coi trọng. Với các yêu cầu từ đó xuất phát từ phía khách hàng và các cơ quan có liên quan.

Ngoài ra thước đo sự thành công của một doanh nghiệp hiện nay mở rộng ra hơn nữa không chỉ gói gọn bằng doanh số, lợi nhuận mà còn là sự phát triển bền vững. doanh nghiệp nêu trên cần được xây dựng dựa trên nền tảng tin cậy và ngăn ngừa, loại bỏ hoàn toàn các biểu hiện tiêu cực như: bóc lột sức lao động, phân biệt đối xử, trả công lao động kém, thời gian làm việc, an toàn nơi làm việc,…Bằng việc áp dụng ISO 26000 sẽ giúp cải thiện những vấn đề trên để giúp cho doanh nghiệp được phát triển bền vững hơn.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 26000

Tiêu chuẩn ISO 26000 có thể áp dụng cho hầu hết mọi loại hình tổ chức từ doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận  thuộc mọi loại hình quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước. Trong khi đó mọi loại hình tổ chức và chủ thể cốt lõi này đều có liên quan đến mỗi tổ chức khác nhau. Tất cả các chủ đề cốt lõi đều có liên quan đến mỗi tổ chức. Tấ cả các chủ đề cốt lõi gồm có một số vấn đề và mỗi tổ chức đều có trách nhiệm xác định vấn đề nào có liên quan và có ý nghĩa đối với tổ chức đó để giải quyết, thông qua những xem xét của bản thân tổ chức cũng như thông qua đối thoại với bên liên quan.

Tiêu chuẩn ISO 2600 bao gồm hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu, do đó mà nó không được sử dụng như một tiêu chuẩn chững nhận giống như tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001. Nó chắt lọc sự hiểu biết có liên quan mang tính toàn cầu về trách nhiệm xã hội là gì và các tổ chức cần làm gì để thực hiện trách nhiệm xã hội có hiệu quả và thành công.

NỘI DUNG CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 26000

Bộ tiêu chuẩn ISO 26000 có bao gồm 7 điều khoản chính như sau:

  • Lời mở đầu
  • Giới thiệu
  • 1 Phạm vi
  • 2 Điều khoản
  • 3 Hiểu biết về trách nhiệm xã hội
  • 4 Các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội
  • 5 Nhận biết về trách nhiệm xã hội và việc tham gia của các bên liên quan
  • 6 Hướng dẫn về các đối tượng chính của trách nhiệm xã hội
  • 7 Hướng dẫn về việc tích hợp trách nhiệm xã hội thông qua một tổ chức
  • Phụ lục A – Các ví dụ về những sáng kiến và công cụ mang tính tự nguyện về trách nhiệm xã hội
  • Phụ lục B – Các khái niệm viết tắt

>>> Một số câu hỏi về tiêu chuẩn ISO 26000

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 26000

Với người lao động:

Bộ tiêu chuẩn ISO 26000 ra đời và được áp dụng sẽ giúp các tổ chức công đoàn và người lao động:

  • Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.
  • Giúp người lao động hiểu rõ hơn về quyên lợi và nghĩa vụ trong quyền lao động. Giúp họ chủ động hơn trong việc đưa ra ý kiến của mình.
  • Nhận thức của doanh nghiệp về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khỏe.

Lợi ích của chính doanh nghiệp:

Cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao. ISO 26000 như một bằng chứng chứng minh sản phẩm được tạo ra bởi môi trường làm việc lành mạnh và công bằng.

Giúp nâng cao hình ảnh tổ chức, doanh nghiệp và tạo niềm tin cho các bên liên quan trong việc chứng minh thực hành trách nhiệm xã hội tốt. Từ đó giúp giảm tối thiểu chi phí quản lý cùng các yêu cầu xã hội khác nhau.

Giúp nâng cao hình ảnh hơn nữa trong thị trường lao động. Chứng minh doanh nghiệp hoạt động có chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp thu hút hơn nữa những nhân viên giỏi và có kĩ năng.

Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động với doanh nghiệp.

Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.

Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Có mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hành trung thành

Các quá trình và cơ cấu ra quyết định của tổ chức cần cho phép tổ chức:

  • Xây dựng chiến lược, mục tiêu và chỉ tiêu phản ánh cam kết về trách nhiệm xã hội của tổ chức.
  • Chứng minh cam kết và trách nhiệm giải trình của lãnh đạo.
  • Tạo lập và nuôi dưỡng môi trường và văn hóa trong đó các nguyên tắc trách nhiệm xã hội được thực thi.
  • Hình thành một hệ thống khuyến khích kinh tế và phi kinh tế liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
  • Sử dụng nguồn nhân lực tài chính, tự nhiên và nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
  • Tạo cơ hội công bằng cho các nhóm ít được đại diện ở nhũng vị trí cao trong tổ chức.

Cân đối nhu cầu của tổ chức và các bên liên quan, bao gồm cả nhu cầu hiện thời và nhu cầu của thế hệ tương lai.

Thiết lập các quá trình trao đổi thông tin hai chiều với các bên liên quan, xác định các vấn đề thống nhất và bất đồng cũng như đàm phán để giải quyết những xung đột có thể có.

Khuyên khích sự tham gia hiệu quả của mọi tầng lớp người lao động trong các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức.

BẮT ĐẦU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 26000

Việc các tổ chức/ doanh nghiệp hiện nay áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 26000 nói riêng và các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội nói chung khá nhiều. Xu hướng này lan ra toàn cầu và trong đó có Việt Nam. Là một trong những quốc gia áp dụng khá sớm hiện nay số lượng tổ chức áp dụng ISO 26000 áp dụng rất lớn và xu hướng này còn tăng nhiều trong tương lai.

Liên hệ với chúng tôi để bắt đầu với bước đầu tiên với ISO 26000

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!