Tiêu Chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực Phẩm

0
SHARES
614
VIEWS

Bối cảnh mất vệ sinh an toàn hiện nay đã đặt áp lực lên các nhà cung cấp thực phẩm cần chứng minh được khả năng tuân thủ các điều kiện an toàn thực phẩm. Hiện nay các nước tiên tiến áp dụng nhiều tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Một trong số đó chính là bộ tiêu chuẩn ISO 22000 được coi là bộ tiêu chuẩn phổ biến được áp dụng rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam.


Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 được tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO ban hành kết hợp giữa ISO 9001 và hệ thống HACCP nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm mọi mức độ khác nhau. ISO 22000 chỉ ra cách tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn.

tieu-chuan-iso-22000-2018-an-toan-thuc-pham

diendaniso.com xin đưa ra những thông tin liên quan tới tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Dù có thể chưa đầy đủ, nhưng những kiến thức dưới đây sẽ là nền tảng ban đầu cho Doanh nghiệp muốn xây dựng và đạt được chứng nhận ISO.


TIÊU CHUẢN ISO 22000 – NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG 

TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ 

ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. Có tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain. (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).

Đây là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế và hiện nay được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.

Khi doanh nghiệp của bạn thuộc nhóm ngành thực phẩm khi có chứng nhận ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng hơn cho người tiêu dùng và toàn thị trường thực phẩm.

tiêu chuẩn ISO 22000

Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 22000

Phiên bản ISO 22000 đầu tiên là phiên bản 2005 được ban hành vào ngày 01/09/2005, Tiêu chuẩn này do Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34 soạn thảo. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dủng lẫn các bên quan tâm trên phạm vi toàn thế giới.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được nhìn nhận như sự tích hợp giữa ISO 9001, HACCPGMP trong sản xuất thực phẩm. Qua đây tạo điều kiện hợp nhất và đơn giản hóa từng bước khi áp dụng các hệ thống quản lý cùng được triển khai trong một tổ chức. Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí đối với các tổ chức; đặc biệt khi phải vận hành một một lúc ISO 9001, HACCP, GMP

ISO 22000:2018 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

Ngày 19/6/2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) vừa công bố ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005.

ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thức ăn, đã chuyển đổi quản lý an toàn thực phẩm thành một quá trình cải tiến liên tục. Tiêu chuẩn đưa cách tiếp cận phòng ngừa vào vấn đề an toàn thực phẩm bằng cách hỗ trợ việc xác định, phòng ngừa và giảm thiểu các mối nguy trong chuỗi thực phẩm và thức ăn.

hệ thống an toàn thực phẩm

ĐẶC ĐIỂM CỦA ISO 22000:2018 

Phiên bản ISO 22000:2018 mới nhất có nhiều điểm thay đổi so với phiên bản cũ 2005. Trong đó có nhưng điểm thay đổi cơ bản như sau:

Cấu trúc bậc cao – HSL

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có sử dụng cấu trúc cấp cao HLS (High Level Structure). Hiện nay cấu trúc này đang áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý. Bao gồm: ISO 9001; ISO 14001: ISO 22000; ISO 45001…

Cách tiếp cận rủi ro

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 phiên bản mới này với cách tiệm cận rủi ro để dự phòng, quản lý các vấn đề trong sản xuất, kinh doanh. Các tiếp cận chủ động hơn từ Doanh nghiệp.

Chu trình PDCA: Plan – Do – Check – Action

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 làm rõ chu trình PDCA. Bao gồm 02 chu trình riêng biệt phối hợp cùng nhau: một bao gồm hệ thống quản lý và cái còn lại bao gồm các nguyên tắc HACCP.

Quá trình hoạt động

ISO 22000:2018 có mô tả rõ ràng về sự khác biệt giữa các thuật ngữ chính. Bao gồm: Điểm kiểm soát tới hạn (CCP), Chương trình tiên quyết điều hành (OPRPs) và Chương trình tiên quyết (PRPs).

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 phiên bản mới nhất này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô bao gồm:

  • Cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn gia súc.
  • Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản.
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, Café, chè,..
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm.
  • Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh.
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị.
  • Các Doanh Nghiệp vận chuyển thực phẩm.
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng.
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ.
  • Trang trại trồng trọt và chăn nuôi.

NỘI DUNG VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA ISO 22000:2018

Các yêu cầu của ISO 22000:2018 được tuân theo cấu trúc cấp cao với 7 Điều khoản, từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10. Chi tiết như sau:

1 Phạm vi
2 Tài liệu tham khảo
3. Điều khoản và định nghĩa
4. Bối cảnh của Tổ chức
5. Lãnh đạo
6. Hoạch định
7. Hỗ trợ
8. Thực hiện
9. Đánh giá kết quả hoạt động
10. Cải tiến

Mỗi điều khoản trong ISO 22000:2018 có những yêu cầu khác nhau.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 theo cấu trúc PDCA

chu trình pdca

Chu trình PCDA trong ISO 22000:2018 được mô tả tóm tắt như sau:

  • Lập kế hoạch: Thiết lập các mục tiêu của hệ thống và quá trình của nó, cung cấp các nguồn lực cần thiết để chuyển giao các kết quả, xác định và giải quyết các rủi ro & cơ hội.
  • Thực hiện: Thực hiện những gì đã hoạch định.
  • Kiểm tra: Theo dõi và (khi có thể) đo lường các quá trình và các sản phẩm, phân tích và đánh giá thông tin và dữ liệu hình thành từ việc theo dõi, đo lường và các hoạt động xác nhận, và báo cáo các kết quả.
  • Hành động: Thực hiện các hành động cải tiến kết quả hoạt động khi cần thiết.

Bốn yếu tố chính của tiêu chuẩn ISO 22000:

  • Trao đổi thông tin: Trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm việc trao đổi thông tin là rất cần thiết nhằm đảm bảo các mối nguy được xác định và kiểm soát một cách đầy đủ ở mỗi giai đoạn. Trao đổi thông tin với khách hàng và các nhà cung ứng về các mối nguy đã được xác định và các biện pháp kiểm soát hướng đến đáp ứng công khai các yêu cầu của khách hàng.
  • Quản lý hệ thống: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất được thiết lập, vận hành và cập nhật trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và hợp nhất với các hoạt động quản lý chung của tổ chức.
  • Điều này đem lại lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên hữu quan. Do được liên kết với ISO 9001 giúp tăng độ tương thích của hai tiêu chuẩn. Tuy nhiên ISO 22000 vẫn có thể áp dụng một cách độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một cơ sở sản xuất thực phẩm.
  • Các chương trình tiên quyết (PRPs: Prerequisite programmes): Các chương trình tiên quyết – PRPs là các điều kiện cơ bản và hoạt động cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Các điều kiện và hoạt động này cần phù hợp với yêu cầu sản xuất, sử dụng và cung cấp sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng cũng như người tiêu dùng. PRPs là một trong những chuẩn mực “cần và đủ” để các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm.

Các nguyên tắc của HACCP: 7 nguyên tắc của HACCP.

  • Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
    Ở mọi giai đoạn từ sơ chế, chế biến, phân phối cho tới tiêu dùng cuối. Mọi khâu đều cần xác định các mối nguy tiềm ẩn có ảnh hướng tới an toàn thực phẩm. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.
  • Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points)
    Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.
  • Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn
    Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
  • Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn
    nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn cần xay dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm.
  • Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ
  • Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
  • Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG THÀNH CÔNG ISO 22000:2018

  • Doanh Nghiệp khi áp dụng tốt Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm có thể mang lại giúp Doanh Nghiệp những lợi ích như:
  • Giúp tạo ấn tượng tốt hơn đối với khách hàng của Doanh Nghiệp.

lợi ích của tiêu chuẩn iso 22000

  • Giúp cho Doanh Nghiệp tổ chức sản xuất tốt hơn và tối thiểu hóa các rủi ro quan trọng ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ và tối thiểu hóa nguy cơ sai lỗi.
  • Nhờ hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm tốt giúp đội ngũ nhân viên làm việc khoa học hơn và thực hiện công việc được giao một cách hiệu quả.
  • Làm tăng tính minh bạch và chứng minh việc Doanh Nghiệp chủ động hướng đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tập trung vào những thách thức thiết yếu của bạn.

Hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000 đã được các chuyên gia trong ngành thực phẩm xây dựng trong phạm vi của ISO. Từ khi ra đời cho đến nay đã có hàng triệu Doanh Nghiệp áp dụng thành công và giúp chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu được an toàn hơn.

> TÀI LIỆU TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

Hy vọng những kiến thức trên đây mà diendaniso.com cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về Hệ thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm ISO 22000:2018 !

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!