Các phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn có nhiệm vụ phân tích, thử nghiệm kiểm tra các mẫu thử nghiệm để đưa ra các báo cáo kết quả thử nghiệm. Chính vì thế việc đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của các kết quả thử nghiệm/ hiệu chuẩn là điều rất cần thiết. Một kết quả sai lẹch cũng dẫn đến nhiều hậu quả cho người đi kiểm nghiệm.
Hiểu được điều này. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ISO đã cho ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 17025 nhằm đảm bảo năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn. Hệ thống ISO 17025 được coi là bộ tiêu chuẩn cao nhất và có giá trị cao nhất trong lĩnh vực thử nghiệm, hiệu chuẩn hiện nay. Có được ISO 17025: 2017 có thể chứng minh rằng phòng thí nghiệm có năng lực về mặt kỹ thuật để tạo ra các kết quả có giá trị và đáng tin cậy.
TIÊU CHUẨN ISO 17025 – NHỮNG NỖI DUNG QUAN TRỌNG
Nội dung
ISO 17025 LÀ GÌ
ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn được tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ban hành với các qui định yêu cầu nhằm đảm bảo năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (gọi tắt là PTN).
ISO 17025 đưa ra các yêu cầu cho các phòng thí nghiệm PTN đáp ứng nếu muốn chứng minh rằng đơn vị dang áp dụng một hệ thống chất lượng; có các kết quả thử nghiệm/ hiệu chuẩn chính xác được công nhận quốc tế.
Nội dung tiêu chuẩn bao quát tất cả các điều của ISO 9001 đồng thời bổ sung các yêu cầu kỹ thuật mà một PTN phải đáp ứng.
Các lĩnh vực công nhận PTN gồm:
- Lĩnh vực hiệu chuẩn và đo lường
- Lĩnh vực thử nghiệm hoá học
- Lĩnh vực thử nghiệm cơ
- Lĩnh vực thử nghiệm không phá huỷ
- Lĩnh vực thử nghiệm điện – Điện tử
- Lĩnh vực thử nghiệm sinh học
- Lĩnh vực thử nghiệm xây dựng
- Lĩnh vực thử nghiệm dược phẩm
CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN ISO 17025
Tiêu chuẩn ISO 17025 hình thành và phát triển cho đến nay đã phải tra ba phiên bản được ban hành vào các năm 1999, 2005 và mới nhất là 2017. Những lần thay đổi đều có những cập nhật bổ sung hơn phiên bản trước đó. Những thay đổi đáng kể nhất giữa phiên bản 1999 và 2005 là sự nhấn mạnh hơn vào trách nhiệm của quản lý cấp cao, các yêu cầu rõ ràng để liên tục cải thiện hệ thống quản lý và giao tiếp với khách hàng. ISO 17025 cũng phù hợp và chặt chẽ hơn với phiên bản 2000 của ISO 9001.
- Phiên bản 1990: Đây là phiên bản đầu tiên của ISO/IEC 17025 được ban hành dưới dạng hướng dẫn được gọi là ISO/IEC Guide 25. Các phiên bản của ISO/IEC 17025 có nhiều điểm tương đồng bộ tiêu chuẩn ISO 9000, tuy nhiên ISO/IEC 17025 đưa ra các yêu cầu về năng lực và áp dụng cụ thể hơn cho những phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn dựa trên các nguyên tắc kỹ thuật.
- Phiên bản 2005: Phiên bản này bao gồm có năm điều khoản: Phạm vi áp dụng (điều khoản 1), Tài liệu viện dẫn (điều khoản 2), thuật ngữ và định nghĩa (điều khoản 3), các yêu cầu quản lý (điều khoản 4) và các yêu cầu kỹ thuật (điều khoản 5). Yêu cầu quản lý chủ yếu liên quan đến hiệu lực và vận hành hệ thống quản lý chất lượng trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu kỹ thuật bao gồm các yếu tố xác định tính chính xác và độ tin cậy của các thử nghiệm và hiệu chuẩn được thực hiện trong phòng thí nghiệm.
- Phiên bản 2017: cũng là phiên bản mới nhất của ISO/IEC 17025. Phiên bản mới này đã lên thành tám điều khoản: Phạm vi áp dụng (điều khoản 1), Tài liệu viện dẫn (điều khoản 2), Thuật ngữ và định nghĩa (điều khoản 3), Yêu cầu chung (điều khoản 4), Yêu cầu cơ cấu (điều khoản 5), Yêu cầu nguồn lực (điều khoản 6), Yêu cầu quá trình (điều khoản 7) và Yêu cầu hệ thống quản lý (điều khoản 8). Yêu cầu chung: đưa ra nguyên tắc xây dựng hệ thống – khách quan và bảo mật.
Phiên bản mới nhất hiện nay là ISO/IEC 17025:2017. Theo đó, phiên bản ISO/IEC 17025:2005 sẽ hết hiệu lực vào năm 2020. Nhiều tổ chức công nhận quốc tế đã thông báo và đề ra các kế hoạch đánh giá chuyển đổi phiên bản tiêu chuẩn. Tại Việt Nam các phóng thí nghiệm có thể tiếp cận dịch vụ đánh giá mới từ tháng 7/2018 và trong năm 2019 việc đánh giá chuyển đổi cũng bắt đầu và hoàn thành.
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 17025:2017
Tiêu chuẩn ISO 17025:2017 được áp dụng với tất cả các tổ chức thực hiện việc thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn với mọi quy mô và số lượng nhân viên.
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ISO 17025:2017 VỚI BẢN 2005
Tổng quát hơn, với nhiều lựa chọn hơn
Phiên bản ISO 17025:2017 mới cung cấp sự linh hoạt hơn trong các yêu cầu cho quy trình, thủ tục và trách nhiệm tổ chức. Nổi bật như phần 7.10: công việc không tuân thủ (trước đay là 4.9) đã được thực hiện tổng quát hơn.
Phiên bản 2017 đưa ra nhiều lựa chọn về quản lý, thay vì có các phần tương quan với Hành động khắc phục (4.11), Hành động phòng ngừa (phần 4.12) và Cải thiện (phần 4.10) tại phiên bản cũ, tiêu chuẩn mới có lựa chọn A và B.
Tiếp cận theo quá trình
Phiên bản 2017 nhấn mạnh vào kết quả của một quá trình thay vì mô tả chi tiết các nhiệm vụ và các bước của nó như phiên bản cũ
Sự tham gia của rủi ro
Trong phiên bản 2017 này bộ tiêu chuẩn ISO 17025 đã đưa vào khái niệm tư duy dựa trên rủi ro. Một quy trình quản lý rủi ro chính thức là không bắt buộc, tuy nhiên việc áp dụng các hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn khác cần được xem xét. Rủi ro cũng phải được xem xét với các hành động khắc phục trong tiêu chuẩn 2017. Rủi ro được xác định trong quá trình lập kế hoạch sẽ được cập nhật, nếu cần thiết, khi xảy ra sự không phù hợp.
Phạm vi được sửa đổi
Mở rộng hơn so với phiên bản 2005 trước đó. Phiên bản 2017 có bao gồm tất cả các hoạt động phòng thí nghiệm bao gồm kiểm tra, hiệu chuẩn và việc lấy mẫu liên quan đến công việc hiệu chuẩn và thử nghiệm tiếp theo đó.
NỘI DUNG CỦA TIÊU CHUẨN ISO 17025:2017
Như đã nói ở trên phiên bản 2017 cũng là phiên bản mới nhất của ISO/IEC 17025. Phiên bản mới này đã lên thành tám điều khoản cụ thể như sau:
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Yêu cầu chung
5 Yêu cầu về cơ cấu
6 Yêu cầu về nguồn lực
7 Yêu cầu về quá trình
8 Yêu cầu hệ thống quản lý
CÁC BƯỚC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 17025:2017
Để áp dụng bộ tiêu chuẩn này thành công thì cần có kế hoạch quy trình đầy đủ. Có thể bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Tổ chức/ Doanh Nghiệp cần tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Điều này cần thiết ban lãnh đạo cần nhận thức rõ ràng ý nghĩa và lợi ích của ISO 17025 trong việc áp dụng đối với PTN, định hướng các hoạt động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.
- Bước 2: Tổ chức/ Doanh Nghiệp tiến hành thành lập ban ISO 17025. Do hệ thống ISO 17025 là một dự án lớn, vì vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 17025 tại PTN, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 17025. Cần thiết bổ nhiệm Đại diện về kỹ thuật để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 17025 về các hoạt động kỹ thuật của PTN
- Bước 3: Ban ISO sẽ cùng chuyên gia tư vấn đánh giá thực trạng của PTN so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 17025. Rà soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không áp dụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong PTN.
- Bước 4: Ban ISO 17025 sẽ thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống ISO 17025. Hệ thống tài liệu
- Bước 5: Áp dụng hệ thống ISO 17025 theo các bước:
– Phổ biến để mọi nhân viên trong PTN nhận thức đúng, đủ về ISO 17025.
– Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây dựng
– Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui trình cụ thể. - Bước 6: Tiến hành đánh giá nội bộ của các phòng ban trong PTN để chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận
- Bước 7: Đánh giá do tổ chức Công nhận tiến hành để đánh giá tính phù hợp của hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 17025 và cấp chứng chỉ công nhận năng lực của PTN.
- Bước 8: Sau khi được chứng nhận ISO 17025 sẽ cần duy trì thường xuyên định kì. Sau khi khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, PTN cần tiếp tục duy trì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng cải tiến hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý của PTN nên sử dụng tiêu chuẩn ISO 17025 để cải tiến liên tục hệ thống của mình.
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 17025:2017
Việc áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 17025 sẽ đem lại cho phòng thử nghiệm của bạn nhiều lợi ích như:
Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng
- Quản lý hoạt động PTN một cách có hệ thống và có kế hoạch
- Giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại
- Cải tiến liên tục hệ thống PTN và cải tiến liên tục kỹ thuật, năng suất, chất lượng.
Tăng năng suất và giảm giá thành
- Cung cấp các phương tiện giúp thực hiện đúng ngay từ đầu giúp giảm thiểu khối lượng phải thực hiện lại.
- Kiểm soát chi phí và giảm lãng phí về thời gian, nguyên liệu, nhân lực cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
Tăng năng lực cạnh tranh
- Việc có chứng nhận ISO 17025 quốc tế sẽ giúp các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ đã cam kết, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
> TÀI LIỆU TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Hy vọng những kiến thức trên đây mà diendaniso.com cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về Hệ thống Quản Lý Chất Lượng ISO 17025:2017!