Tiêu Chuẩn Halal và những tiêu chí của thực phẩm Halal theo đạo Hồi

0
SHARES
275
VIEWS

Với số lượng người Hồi Giáo chiếm khá lớn trên thế giới đặc biệt họ chỉ ăn uống theo đúng tiêu chuẩn Halal do họ đặt ra. Việc các doanh nghiệp thực phẩm am hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal sẽ giúp đạt được chứng nhận này một cách dễ dàng và thuận lợi hơn cho việc thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.


ĐẠO HỒI VÀ NGƯỜI HỒI GIÁO TRÊN THẾ GIỚI

Đạo Hồi tuy là một tôn giáo duy nhất nhưng là cả một cộng đồng người Hồi giáo. Hiện nay những người Hồi giáo có mặt tại 70 quốc gia trên khắp thế giới: từ Châu Âu (tức là Albania, Bosnia, Thổ Nhĩ Kỳ), Châu Phi, Châu Á (bao gồm Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á), các đảo Thái Bình Dương. và Bắc và Nam Mỹ.

Những người Hồi giáo có tín ngưỡng tin vào Chúa. Allah là từ tiếng Ả Rập để chỉ Thiên Chúa, và người Hồi giáo tin vào tất cả các nhà tiên tri bao gồm Chúa Giêsu, Moses, Abraham và những người khác bao gồm Muhammad. Halal là một thuật ngữ chỉ bất kỳ đối tượng hoặc hành động nào được phép sử dụng hoặc tham gia, theo luật Hồi giáo. Nó ngược lại với haraam. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ thực phẩm được coi là được phép theo luật Hồi giáo.


HALAL LÀ GÌ ?

Cụm từ Halal xuất phát từ tiếng Ả Rập có nghĩa là được phép hoặc hợp pháp. Về vấn đề thực phẩm thì halal có một tiêu chuẩn ăn kiêng của người Hồi giáo được quy định trong Qur’an (kinh thánh Hồi giáo).

Ngược lại với halal chính là haram có nghĩa là bất hợp pháp hoặc bị cấm. Halal haram là 2 thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Thuật ngữ này thường được sử dụng liên quan đến các sản phẩm thực phẩm, thịt, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc bản thân, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, dược phẩm vv. Ngoài ra một số sản phẩm cần xác minh thông tin để phân loại thành halal hoặc haram thì thường được gọi là mashbooh (nghi ngờ hoặc nghi vấn).

QUY ĐỊNH VỀ THỰC PHẨM HALAL

Trong chứng nhận Halal thì những sản phẩm thực phẩm Halal ngoài việc không được sử dụng bất kì lọi rượu hay thức uống gây nghiện hoặc độc hại nào thì còn phải làm từ nguồn thực vật và động vật được xử lý theo đúng phương pháp của đạo Hồi.

Những sản phẩm sau chắc chắn Halal:

  1. Sữa (từ bò, cừu, lạc đà và dê)
  2. Mật ong
  3. Đồ tự nhiên tươi hoặc rau đông lạnh
  4. Rau tươi hoặc hoa quả khô
  5. Rau đậu và các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt phỉ…
  6. Các loại ngũ cốc như lúa mì, gạo, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mạch…

Những loại động vật khác như dê, cừu, bò, nai, gà, chim, vịt cũng được coi là Halal tuy nhiên cần phải được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo để phù hợp cho việc tiêu thụ trên thị trường.

Danh sách các vật liệu Haram (Yếu tố Haram)

Trái ngược với Halal Haram. Chúng có nghĩa là trái pháp luật. Các sản phẩm dưới đây được xem như là Haram dựa theo kinh Qur’an và Sunnah

  1. Lợn (heo), chó và những gì được làm hay chiết xuất ra từ chúng.
  2. Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và các loài động vật khác tương tự.
  3. Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim tương tự khác.
  4. Vật gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác.
  5. Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến.
  6. Động vật được coi là bẩn như chấy, ruồi, giòi và các động vật tương tự khác.
  7. Động vật vừa sống trên đất liền vừa sống trong nước (động vật lưỡng cư) như ếch, cá sấu và các động vật tương tự khác.
  8. Con la và con lừa trong nước.
  9. Tất cả các loài thuỷ sản nguy hiểm .
  10. Bất kỳ loài động vật khác không giết mổ theo luật Hồi giáo.
  11. Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động vật khác.
  12. Máu.
  13. Một phần bộ phận của cơ thể con người hoặc nhau thai
  14. Bất kỳ chất lỏng hay rắn xuất ra từ người hoặc động vật như nước tiểu, phân, chất nôn và mủ.
  15. Chất gây nghiện, thực vật nguy hại, trừ trường hợp các độc tố hoặc mối nguy hiểm có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến.
  16. Đồ uống có cồn (bia, rượu và rượu mạnh.)
  17. Tất cả các loại đồ uống gây say và nguy hại
  18. Tất cả các phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các chất liệt kê trên.
  19. Bất kỳ hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc khoáng chất thiên nhiên.

Sự khác biệt giữa thịt bình thường và thịt Halal

Như chúng tôi đã nói ở trên thì thịt động vật có thể trở thành Halal khi được giết mổ theo đúng nghi thức hồi giáo. Sự khác biệt giữa thịt bình thường và thịt Halal đó là cách người hồi giáo mổ thịt động vật.

Thịt sau khi mổ phải được treo ngược lên để máu chảy ra hết

  • Việc giết mổ phải được thực hiện bởi người hồi giáo hoặc người Do Thái và có tinh thần vững vàng và hiểu biết về các thủ tục giết mổ của người Hồi giáo.
  • Cụm từ “Bismillah” (Nhân danh thánh Allah) nên được sử dụng ngay lập tức trước khi giết mổ mỗi con vật.
  • Dụng cụ giết mổ phải sắc bén và không được nhấc ra khỏi động vật trong quá trình giết mổ.
  • Động vật phải còn sống trước khi bị mổ. Thịt của động vật bị chết hoặc bất tỉnh trước khi mổ không phải là thịt Halal.
  • Thịt sau khi mổ phải được treo ngược lên để máu chảy ra hết. Thịt halal là thịt không dính máu.
  • Động vật phải được cho ăn ở chế độ tự nhiên, không chứa các sản phẩm làm tự động vật khác.
  • Hành động giết mổ sẽ cắt đứt khí quản, thực quản và các động mạch và tĩnh mạch chính của vùng cổ.
  • Tủy sống không được cắt.
  • Động vật phải được đối xử tốt trước khi bị giết.
  • Động vật không được nhìn thấy động vật khác bị giết.
  • Dao không được mài khi có động vật.
  • Lưỡi dao phải không có tì vết có thể làm rách vết thương.
  • Con vật không được ở trong tư thế khó chịu.

Đồ Uống

  • Vấn đề lớn nhất trong việc đồ uống của người đạo Hồi là việc sử dụng cồn. Có đến 6 mục trong các yêu cầu sử dụng cồn. Dù vậy, có thể nói phần lớn trường hợp, các thức uống có sử dụng cồn không được chập nhận theo yêu cầu của HALAL

Vấn đề đóng gói, chế biến và vận chuyển bảo quản.

  • Trong tiêu chuẩn Halal có quy định tất cả thực phẩm phải được chuẩn bị, chế biến, đóng gói, vận chuyển và bảo quản theo cách tuân thủ các Yêu cầu Halal ở trên và Nguyên tắc Chung của Codex về Vệ sinh Thực phẩm và các Tiêu chuẩn Codex có liên quan khác.
  • Việc giết mổ động vật đã qua chế biến phải được thực hiện theo các quy tắc Kinh Qur’an
  • Sản phẩm không được chứa bất kỳ dạng thịt lợn nào (theo các quy tắc ăn kiêng, việc sử dụng thịt lợn ở bất kỳ bước nào của quá trình chế biến thực phẩm halal đều bị cấm)
  • Trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng cồn (ngay cả khi làm chất tẩy rửa) cũng có vấn đề.

Hồi giáo không chỉ là một tôn giáo mà nó còn là một lối sống với các giao thức, quy tắc và cách cư xử chi phối mọi khía cạnh của cuộc sống. Vì thực phẩm là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày nên các quy luật về thực phẩm mang một ý nghĩa đặc biệt. Người Hồi giáo được cho là ăn để tồn tại, để duy trì sức khỏe tốt chứ không phải sống để ăn. Trong Hồi giáo, ăn uống được coi là vấn đề thờ phượng Chúa như cầu nguyện, ăn chay, bố thí và các hoạt động tôn giáo khác.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!