Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing là một trong những phương pháp quản trị hiện đại mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới. Với mục tiêu tinh gọn hóa sản xuất đồng thời giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp từ đó giúp gia tâng hiệu quả kinh doanh. Trong bài viết hôm nay diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về lean mnuafacturing là gì và tại sao doanh nghiệp của bạn nên áp dụng mô hình Lean vào trong sản xuất.
Nội dung
- 1 HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN LÀ GÌ
- 2 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA LEAN MANUFACTURING
- 3 MỤC TIÊU CỦA LEAN MANUFACTURING
- 4 NGUYÊN TẮC CỦA LEAN MANUFACTURING
- 5 NHỮNG LOẠI LÃNG PHÍ TRONG LEAN MANUFACTURING
- 6 CÁC LOẠI BỎ CÁC LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT
- 7 NHỮNG CÔNG CỤ CẢI TIẾN SỬ DỤNG TRONG LEAN MANUFACTURING
- 8 LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG SẢN XUẤT TINH GỌN – LEAN MANUFACTURING
HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN LÀ GÌ
Lean Manufacturing – Sản xuất tinh gọn hay Lean Production chính là phương pháp quẩn trị sản xuất được bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất của Toyota (TPS). Trong tiếng anh thì Lean có nghĩa là làm cho tinh gọn hơn bằng việc loại bỏ những gì không làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc kiểm soát được 7 loại lãng phí thường có trong sản xuất và biến chúng thành lợi nhuận chính là mục tiêu khi áp dụng Lean manufacturing.
LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA LEAN MANUFACTURING
Như đã đề cập ở trên thì khái niệm sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing được b Lean Manufacturing bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota (TPS) nổi tiếng từ những năm 1950. Phương pháp này đã thay đổi toàn diện hệ thống sản xuất của Nhật Bản và lan rộng ra trên toàn thế giới cho đến tận ngày nay.
Hiện nay Lean được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng rộng rãi tại các công ty sản xuất hàng đầu trên thế giới đặc biệt là trong ngành công nghiệp oto. Bên cạnh đó LEAN còn vượt qua ranh giới các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống để mở rộng ra các lĩnh vực cung cấp dịch vụ khác như du lịch, ngân hàng, văn phòng, bệnh viện và cơ quan hành chính.
MỤC TIÊU CỦA LEAN MANUFACTURING
Chúng tôi xin được liệt kê ra những mục tiêu chính của hệ thống sản xuất Lean Manufacturing cho bạn nắm được như sau:
- Giảm lãng phí và phế phẩm: Đây là mục tiêu cốt lõi của Hệ thống Lean Manufacturing. Việc giảm thiểu tất cả các lãng phí không cần thiết và sử dụng vượt định mức các NVL đầu vào và phế phẩm đều có thể được ngăn ngừa và giảm thiểu khi áp dụng đúng Lean Manufacturing.
- Chu kỳ sản xuất được giảm: Việc cắt giảm thời gian cũng như quy trình sản xuất là một mục tiêu thứ 2 cũng khá quan trọng. Lean Manufacturing giúp giảm thời gian chờ đợi giữa các công đoạn cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã sản phẩm.
- Giảm tồn kho: Việc giảm thiểu lãng phí cũng chính là giảm thiểu tối đa lượng hàng tồn kho. Việc này giúp tối ưu chi phí kho bãi và nhân viên trông coi cũng như có yêu cầu vốn lưu động ít hơn.
- Tăng năng suất lao động: Việc áp dụng hiệu quả Lean Manufacturing sẽ giúp cải thiện đáng kể thời gian chờ và nhàn rỗi của người lao động từ đó giúp gia tăng năng suất cho họ.
- Sản lượng gia tăng hơn: Việc giảm thiểu thời gian chờ đợi, gia tăng năng suất lao động và giảm tồn kho sẽ trực tiếp giúp sản lượng gia tăng trong dài hạn. Với việc sản lượng gia tăng hơn nữa với ít thời gian sản xuất mô hình chung sẽ giúp cho nhà sản xuất giảm được giá thành sản phẩm và dẫn đến cả người tiêu dùng cũng sẽ được lợi hơn.
NGUYÊN TẮC CỦA LEAN MANUFACTURING
Lean Manufacturing có đưa ra những nguyên tắc chính như sau:
- Nhận thức về sự lãng phí
Đây là bước đầu tiên về nhận thức những gì không làm tăng thêm giá trị. Theo quan điểm từ khác hàng thì những quy trình, tính năng nào không tạo thêm giá trị sẽ được xem là thừa và cần thiết bị loại bỏ.
- Chuẩn hoá quy trình
Bằng việc triển khai các quy trình chi tiết cho quá trình sản xuất bao gồm nội dung, thời gian, mục tiêu, kế hoạch và kết quả cho từng phòng ban, bộ phạn thực hiện. Việc này giúp mang lại sự chuyên nghiệp và loại bỏ sự khác biệt trong các công nhân thực hiện công việc.
- Quy trình liên tục
Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.
- Sản xuất kéo “Pull Production”
Khái niệm Pull Production – sản xuất kéo có nghĩa là chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc thật cần thiết. Công việc sản xuất được diễn ra dưới những tác động của các công đoạn nên mỗi phân xưởng sẽ chỉ sản xuất theo những yêu cầu của công đoạn kế tiếp theo đó.
- Chất lượng từ gốc
Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất.
- Liên tục cải tiến
Mục tiêu cải tiến liên tục cũng là một trong những nguyên tắc mà Lean Manufacturing theo đuổi. Bằng cách loại bỏ đi các lãng phí khi phát hiện ra chúng. Việc này cần sự chung tay và áp dụng của nhiều nhân viên.
NHỮNG LOẠI LÃNG PHÍ TRONG LEAN MANUFACTURING
Bên cạnh 7 lãng phí cơ bản bạn thường hay nghe thì nguồn lãng phí thứ 8 được Taiichi Ohno (Giám đốc điều hành tập đoàn Toyota, 1912-1990) đưa ra do doanh nghiệp không phát huy được tài năng và sự sáng tạo của nhân viên. Cụ thể như sau:
- Lãng phí do sản xuất dư thừa (Over production);
- Lãng phí do tồn kho (Inventory waste);
- Lãng phí vận chuyển (Conveyone waste);
- Lãng phí do khuyết tật sản phẩm (Defect waste);
- Lãng phí quá trình (Processing waste);
- Lãng phí trong hoạt động (Operation waste);
- Lãng phí về thời gian vô ích (Idle time);
- Lãng phí nguồn nhân lực (Non Utilized People)
CÁC LOẠI BỎ CÁC LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT
Để đưa ra các cách loại bỏ lãng phí trong sản xuất hợp lý – hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần xác định các loại lãng phí mà đơn vị mình đang gặp phải và chấm điểm mức độ nghiêm trọng. Tiếp theo, phân định trách nhiệm và tính toán các chi phí liên quan đến lãng phí. Khi có đầy đủ thông tin, doanh nghiệp sẽ cân nhắc sử dụng các công cụ cải tiến năng suất phù hợp và các công nghệ 4.0 để linh hoạt giải quyết các vấn đề lãng phí đang tồn đọng trong cơ sở sản xuất của mình.
Ví dụ về biểu mẫu dưới đây có thể giúp dễ dàng nhận dạng và đánh giá lãng phí:
Nhận diện loại lãng phí | Mô tả nguyên nhân | Chấm điểm lãng phí | Cách loại bỏ |
Điểm số giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của lãng phí, thông thường cho từ 0 – 3.
- Điểm 0: Không có lãng phí
- Điểm 1: Có rất ít lãng phí
- Điểm 2: Lãng phí nghiêm trọng
- Điểm 3: Lãng phí đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại & phát triển của doanh nghiệp.
NHỮNG CÔNG CỤ CẢI TIẾN SỬ DỤNG TRONG LEAN MANUFACTURING
Mô hình Lean Manufacturing được sử dụng bao gồm nhiều hệ thống công cụ tiên tiến nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. Một số công cụ hỗ trợ trong Lean Manufacturing được các nhà sản xuất thường sử dụng như sau:
- Phân tích lãng phí Muda;
- Phương thức quản lý Kanban;
- Phương pháp Kaizen 5S – 5 Nguyên tắc cơ bản;
- Sản xuất tinh giản qua Sơ đồ chuỗi giá trị – Value Stream Mapping (VSM);
- Phương pháp Tập trung quy trình PDCA– Focus PDCA;
- Mô hình sản xuất Cell;
- Phương pháp Six sigma;
- Duy trì năng suất tổng thể (Total Productive Maintenance –TPM)
- Công việc tiêu chuẩn (Standardized Work – SW)
Bên cạnh đó việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong thời đại 4.0 như hiện nay chính là một giải pháp được đa số các doanh nghiệp lựa chọn. Việc ứng dụng đó có thể kể đến như phần mềm quản lý sản xuất hay hệ thống thực thi sản xuất.
>>> xem thêm: Tìm hiểu về Muda, Mura và Muri là gì và mối quan hệ của chúng
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG SẢN XUẤT TINH GỌN – LEAN MANUFACTURING
Hệ thống sản xuất tinh gọn được coi như là một trong những chiến lược hữu hiệu khi áp dụng của hệ thống sản xuất Toyota (TPS). Mô hình sản xuất này đòi hỏi toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp cần tham gia vào các cải tiến nho nhỏ nhằm loại bỏ những hao phí và giúp gia tăng hơn nữa chất lượng và nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất. Một số lợi ích khi áp dụng thành công hệ thống Lean Manufacturing được liệt kê bên dưới đây.
Giúp gia tăng năng suất
Việc thành phẩm được sản xuất ra sẽ được công nhân di chuyển ngay thay vì chờ đợi và chuyển từng lô một. Việc này giúp gia tăng được năng suất và tính linh hoạt trong quy trình sản xuất. Bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được thời gian sản xuất để có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu cao hơn nữa của khách hàng.
Loại bỏ hao phí
Loại bỏ những hao phí không đáng có chính là mục đích cốt lõi của hệ thống Lean Manufacturing. Những hao phí dưới mọi hình thức như chuyển động thừa, hàng tồn kho và thời gian chờ. Những dây chuyền sản xuất được xây dựng để giảm thiểu đi số lượng di chuyển thừa giữa các quá trình và dây chuyền di chuyển đến từng bộ phận giúp giảm thời gian chờ đợi trong quá trình sản xuất kế tiếp.
Cải thiện chất lượng
Việc quy trình được áp dụng một cách hiệu quả khiến thời gian chờ dường như không còn và giúp sản phẩm làm ra đạt được chất lượng cao hơn. Dây chuyền di chuyển của từng bộ phận cho phép các công nhân có thể chủ động tìm ra được bộ phận hay linh kiện bị lỗi.
Việc các công nhân được trực tiếp tham gia vào quá trình này sẽ giúp khắc phục kịp thời các lỗi phát sinh ra trong quá trình sản xuất. Phương pháp sản xuất tinh gọn này đưa ra quy trình Work Cell có nghĩa là hoàn thành tất cả các hoạt động sản xuất một sản phẩm trong một khu vực.
Giảm chi phí tồn kho
Với việc các doanh nghiệp hiện nay sử dụng LEAN Manufacturng sẽ giúp giảm thiếu tối đa chi phí về hàng tồn kho, hàng lưu bao gồm thành phẩm và bán thành phẩm. Cộng với đó là việc sử dụng đúng thời điểm, đúng lô hàng theo đúng yêu cầu (Just In Time) sẽ giúp doanh nghiệp chu động hơn nữa trong sản xuất và phân phối thành phẩm.
Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và mặt bằng
Với việc thông qua các công cụ bên cạnh Lean Manufacturing như bố trí sản xuất theo dạng Work Cell hay công cụ TPM – Duy trì năng suất tổng thể sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho việc bố trí và sử dụng mặt bằng cũng như thiết bị.
Một số kết quả đạt được trên thực tế như sau:
- Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy trung bình giảm 45%;
- Phế phẩm có thể giảm đến 90%
- Chu kỳ sản xuất giảm từ 16 tuần xuống còn khoảng 5 – 6 ngày.
- Thời gian giao hàng giảm từ 4-20 tuần xuống còn 1-4 tuần.
Có thể nói lean manufacturing là một trong những phương pháp nổi tiếng mang lại sự thay đổi lớn cho các doanh nghiệp áp dụng. Chúng giúp đảm bảo chất lượng tích hợp cũng như tận dụng được tối đa những nguồn lực một cách liên tục trong cả hệ thống. Đón đọc thê những bài viết tiếp theo của chúng tôi để hiểu thêm nhiều điều bổ ích và lý thú bạn nhé !