Six Sigma là gì ? Những nguyên tắc của 6 sigma trong sản xuất

0
SHARES
557
VIEWS

Bất kì một doanh nghiệp nào cũng mong muốn hoạt động hiệu quả gia tăng lợi nhuận và làm hài lòng khách hàng của mình. Phương pháp 6 Sigma chính là một công cụ giúp giảm sai lỗi sản phẩm, giảm thiểu chi phí sản xuất và làm tăng sự hài lòng của khách hàng từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức về six sigma và các công cụ áp dụng trong 6 Sigma và lợi ích khi áp dụng vào doanh nghiệp mình.

Six Sigma là gì

KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH 6 SIGMA

Theo nhiều chuyên gia thì mô hình 6 Sigma có nhiều định nghĩ khác nhau. Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) có định nghĩa “6 Sigma là một phương pháp tiếp cận cải tiến hoạt động kinh doanh dựa trên thống kê nhằm tìm kiếm và loại bỏ các khuyết tật và nguyên nhân của chúng từ các quá trình của một tổ chức, tập trung vào kết quả đầu ra quan trọng cho khách hàng”.

Thuật ngữ sigma bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp, trong đó đề cập đến độ lệch chuẩn trong dân số tập dữ liệu. Việc kết hợp lý thuyết thống kê thì mô hình 6 Sigma trong một quy trình bối cảnh liên quan đến khái niệm rằng sáu độ lệch chuẩn giữa giá trị trung bình của quy trình và giới hạn thông số kỹ thuật gần nhất sẽ chỉ mang lại 3,4 lỗi trên một triệu cơ hội. Nói cách khác, quy trình sẽ thực hiện khiếm khuyết 99.99966 phần trăm thời gian.

6 Sigma khác hơn so với hệ thống quản lý chất lượng ISO khác. Từ việc thay vì xử lý các sản phẩm lỗi thì đầu tư vào việc cải thiện quy trình nhằm ngăn ngừa sai lỗi đã xảy ra và tạo lập nên một sự ổn định hoàn hảo trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh.


NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA 6 SIGMA

Phương pháp 6 Sigma được xuất hiện và nhen nhóm từ những năm 1980. Mối liên hệ với tập đoàn Motorola khi họ chịu sự đe dọa bởi các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản. Khi này quan điểm của họ là muốn có sản phẩm chất lượng cao thì cần phải tốn nhiều chi phí. Motorola cũng có cùng quan điểm như vậy, do đó họ đã không có bất kỳ một chương trình chất lượng nào mà chỉ có một vài hoạt động chất lượng mang tính đơn lẻ. Khi quan điểm của nhà khoa học Bill Smith chỉ ra rằng “Việc cải tiến cần phải chú trọng vào việc phòng ngừa các sản phẩm có khuyết tật”.  Ông đưa ra quan điểm: chất lượng sản phẩm có được là do phòng ngừa sai lỗi ngay từ đầu thông qua thiết kế sản phẩm, kiểm soát quá trình sản xuất và hơn nữa có sự liên hệ giữa chất lượng cao hơn và chi phí thấp hơn. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của 6 Sigma.

Chương trình 6 Sigma thực sự bắt đầu năm 1986. Chỉ hai năm sau khi phát động thực hiện 6 Sigma, Motorola đã giành Giải thưởng chất lượng quốc gia Malcolm Baldrige. Sau khoảng 10 năm áp dụng, vào năm 1997, các kết quả thực hiện 6 Sigma đạt được là:

Một loạt các công ty hàng đầu thuộc các ngành khác nhau từ dịch vụ tài chính đến chuyển giao công nghệ cao cũng đã tương đối thành công trong việc thực hiện 6 Sigma như: Federal Express, Johnson& 11 Johnson, Sony, Toshiba, Dupont, Asea Brown Boveri, Black&Decker, Bombardier, Dow Chemical, Navistar, Polaroid, Seagate Technologies, Siebe Appliance Controls hay như Kodak với các khoản tiết kiệm tính đến trước năm 2000 là 85 tỷ đô la và rất nhiều công ty khác nữa


PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRONG SIX SIGMA

Trong Six sigma có sử dụng đến phương pháp thống kê đếm số lỗi phát sinh trong một quá trình. Sau đó đưa ra hướng khắc phục nhằm giúp giảm thiểu tối đa lượng sai lỗi trên 1 triệu sản phẩm. Thông thường mức tiêu chuẩn của six sigma là một quy trình không có tồn tại 3,4 lỗi hay khuyết tật.

6 CẤP ĐỘ TƯƠNG ỨNG VỚI CAC ĐỘ LỆCH CHUẨN

Đây là bảng chuyển đổi cấp độ sigma. Bảng này thể hiện tỷ lệ khiếm khuyết tương ứng với từng cấp sigma và DPMO tính trên 1 triệu sản phẩm.  Theo bảng này chúng ta có thể thấy được theo độ tăng dần của từng cấp độ sigma thì tỷ lệ lỗi và DPMO càng thấp.

Ví dụ:

1 sigma thì có tỷ lệ lỗi là 69,76% và DPMO là 697,612

6 sigma thì tỷ lệ khiếm khuyết sẽ chỉ còn là 0,00034% và DPMO là 3,4


CÔNG THỨC TÍNH ĐỘ SIGMA 

Cơ sở của 6 Sigma trình này:

+ y là kết quả cuối cùng. Y là biến phụ thuộc và nó phụ thuộc vào biến x

+ x đề cập đến các đầu vào ban đầu của bạn, mà bạn chuyển đổi hoặc thao tác khác để biến thành sản phẩm hoàn chỉnh. (có thể có nhiều hơn một x trong quy trình của mình.)

+ Hàm f () là quá trình biến đổi.

Sau đây là các đặc điểm của cả hai loại biến:

Y X
Biến phụ thuộc Biến động lập
Đầu ra của quá trình Đầu vào của quá trình
Ảnh hưởng Nguyên nhân
Biển hiện Vấn đề
Biến được theo dõi Biến được kiểm soát

Điều quan trọng cần biết là biến hoặc yếu tố mà bạn muốn cải thiện là Y hoặc X. Nếu biến được kiểm soát là biến Y thì chúng ta nên xác định các biến X hoặc các biến độc lập ảnh hưởng đến biến Y và chúng ta nên tập trung vào cải thiện các biến X và kéo theo cải thiện được biến Y. Có thể có thêm một biến X ảnh hưởng đến Y và chúng ta nên cố gắng xác định càng nhiều biến X càng tốt và sau đó thực hiện phân tích qua biểu đồ Pareto hoặc các công cụ ưu tiên khác để xác định các biến X tác động đến biến Y như thế nào.


5 BƯỚC TRONG CỦA CHU TRÌNH DMAIC TRONG 6 SIGMA 

Mô hình cải tiến 6 sigma được cải tiến dựa theo 5 bước ứng với chu trình DMAIC là: Define (xác định), Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Improve (Cải tiến) và cuối cùng là Control (Kiểm soát). Mô hình này cũng được dựa vào chu trình PDCA và được mô tả cụ thể như sau:

Six Sigma là gì 2

  • Bước 1: Xác định – Define: Đây là bước đầu và là bước khá quan trọng của quá trình cải tiến 6 sigma. Cần xác định được các yếu tố mà công ty bạn đang mong muốn đạt được. Thông thường là khách hàng mục tiêu của bạn là ai ? Những yêu cầu cơ bản của khách hàng của bạn là gì ? Họ cần gì ở chúng ta vv. Tổ chức của bạn mong muốn cải thiện được chỉ số nào (năng suất, chất lượng, phạm vi). Những mục tiêu này thường liên quan đến các nguồn lực cần thiết để đạt được chúng.
  • Bước 2: Đo lường – Measure: Đây là một bước bạn tiến hành đánh giá lại các vấn đề trên cơ sở lượng hóa năng lực hoạt động của quá trình. Dựa tren cơ sở thu thập và phân tích dữ liệu hoạt động thì bạn sẽ tiến hành đánh giá được các năng lực của quá trình. Trong toàn bộ dây chuyền sản xuất năng lực của từng khâu như thế nào? Trong quá trình đo lường này chúng ta cần nhận dạng và tính toán các giá trị trung bình của chỉ tiêu chất lượng và các biến động có thể tác động vào quá trình hoạt động.
  • Bước 3: Phân tích – Analyze: Tại bước này bạn tiến hành đánh giá các nguyên nhân chủ yếu có tác động vào quá trình của bạn đang tìm cách cải tiến. Những loại biến động ảnh hưởng đến quá trình này sẽ cần được phân tích một cách cụ thể để tìm ra được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nó đến quá trình. Các giải pháp loại trừ các biến động chủ yếu cần được xác định.
  • Bước 4: Cải tiến – Improve: Tại bước này bạn đến giai đoạn thiết kế và triển khai các giải pháp nhằm cải tiến và loại trừ các biến động và những bất hợp lý tại các khu vực trọng yếu tại bước trên.
  • Tại bước này bạn cần thiết phải tiến hành một số thực nghiệm giúp đánh giá các kết quả cải thiện đạt được nhằm mang theo mục tiêu đã định trước ở bước trước đó.
  • Bước 5: Kiểm soát- Control: là bước phổ biến, triển khai các cải tiến áp dụng vào quá trình, đánh giá kết quả, chuẩn hoá các cải tiến vào các văn bản qui trình và theo dõi hiệu quả hoạt động.

NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP SIX SIGMA

Luôn hướng tới khách hàng

Việc luôn luôn hướng vào khách hàng customers’ voice – tiếng nói của khách hàng chính là điểm giúp cho việc cải tiến chất lượng được hiệu quả. Mọi nhu cầu sửa đổi, cải tiến chất lượng sản phẩm cần dựa trên nhu cầu của khách hàng và các kỳ vọng của khách hàng.

Đề cao dữ liệu và dữ kiện

Mọi thông tin về việc cải tiến sẽ cần dựa trên số liệu chưa không phải dựa trên sự phán đoán mơ hồ và sẽ đều cần được đo lường một cách chính xác. Doanh nghiệp của bạn nên đặt ra được một số câu hỏi như sau:

  • Những dữ liệu/dữ kiện nào thực sự cần thiết?
  • Áp dụng chúng vào Six Sigma như thế nào cho hiệu quả?

Quản trị chủ động

Việc chủ động tìm kiếm khiếm khuyết để ngăn ngừa đã nêu lên được việc chủ động quản lý rủi ro thay vì chờ các khiếm khuyết tự hình thành rồi mới đi giải quyết.

Hướng tới sự hoàn thiện nhưng vẫn cho phép mắc sai lầm

Tiêu chuẩn của Six Sigma là 3,4 lỗi trên một triệu khả năng, nghĩa là chưa phải 100% chính xác. Bởi vậy, doanh nghiệp không thể nóng vội ngay từ đầu hòng có được sự hoàn hảo tuyệt đối. Các phương án cải tiến quy trình đều được phép thất bại, miễn là hậu quả được giới hạn và bạn rút ra được bài học sau đó.


CÁC ĐAI 6 SIGMA 

5 Đai lưng 6 Sigma đã được sắp xếp từ cơ bản nhất là Đai trắng, Đai vàng, Đai xanh, Đai đen và Đai đen Master. Về mặt khái niệm, các đai 6 Sigma này về nguyên tắc tương tự như trong võ thuật, nơi khả năng kỹ thuật, đào tạo và kinh nghiệm của một người được chứng nhận theo một tiêu chuẩn (màu sắc) cụ thể.

Năm hình thức đào tạo chứng nhận Six Sigma là:

  • Đai Trắng Six Sigma.
  • Đai Vàng Six Sigma.
  • Đai Xanh Six Sigma.
  • Đai Đen Six Sigma.
  • Đai Đen Six Sigma Master.

LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG 6 SIGMA

Minh chứng về việc áp dụng thành công hệ thống 6 sigma đã giúp cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Motorola, GE, Honeywell đến Citigroup, Starwood Hotels, DuPont,Dow Chemical, American Standard, Kodak, Sony mang lại nhiều lợi ích thay đổi hoạt động kinh doanh của họ. Chúng tôi xin được điểm ra một số lợi ích nổi bật của doanh nghiệp khi áp dụng 6 sigma.

  • Giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp:

Với việc doanh nhiệp của bạn liên tục giảm thiểu tối đa tỷ lệ khuyết tật sản phẩm lỗi mà doanh nghiệp của bạn có thể tối ưu được mặt chi phí nguyên vật liệu và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn. Điều này cũng sẽ giúp vbanj giảm bớt được hết chi phí bán hàng trên từng đơn vị sản phẩm để từ đó gia tăng được hơn về mặt lợi nhuận.

Mô hình 6 sigma

  • Giảm tối đa chi phí quản lý:

Việc giảm chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp có được thời gian để làm các hoạt động khác giá trị cao hơn. Chi phí quản lý cũng sẽ được giảm khi không phải phân bổ người quản lý kiểm tra lỗi sản phẩm.

  • Gia tăng sự hài lòng của khách hàng:

Thông qua việc doanh nghiệp giảm thiểu tối đa lãng phí do giảm thiểu tỷ lệ lỗi. Doanh nghiệp của bạn sẽ cung cấp được sản phẩm có chất lượng đồng đều hơn từ đó khách hàng sẽ hài lòng hơn và giảm tối đa số lượng khiếu nại về chất lượng sản phẩm.

  • Giảm thời gian chờ và giao hàng đúng hẹn:

Việc áp dụng hệ thống 6 sigma đã giúp bạn có được kế hoạch sản xuất tối ưu và từ đó thời gian giao hàng được nhanh hơn và giảm thời gian chờ đợi. Những dao động bất ổn sinh ra vấn đề này có thể được loại trừ trong 6 Sigma. Do vậy, 6 Sigma được vận dụng để giúp đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn và đều đặn.

  • Giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất dễ dàng hơn:

Với việc áp dụng hiệp quả mô hình 6 sigma giúp vận hành doanh nghiệp theo hướng tốt hơn và cải tiến nhiều hơn. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận cao và khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai là rất lớn. Vì vậy, các vấn đề ít có khả năng xảy ra khi công ty mở rộng sản xuất và nếu có xảy ra thì cũng sẽ nhanh chóng được giải quyết.


Kết luận

Có thể nói mô hình Six Sigma chính là một hệ thống cải tiến quy trình kinh doanh hiệu quả mà nhiều chủ doanh nghiệp mong muốn. Chúng giúp mang lại hàng trăm triệu đô la lợi ích tổ chức cho cả các tổ chức sản xuất và dịch vụ trên toàn cầu. Việc chủ động phòng ngừa sai lỗi, đi đúng vào trọng tâm để cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng theo Ford, Six Sigma là công cụ cải tiến quy trình hiệu quả cao gấp 2,5 lần so với ISO 9000 và gấp năm lần hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Trước đây, Six Sigma thường được áp dụng để giảm khuyết tật, tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất, nhưng giờ đây nó cũng được các doanh nghiệp ứng dụng vào khâu dịch vụ nhằm tiết kiệm chi phí và tăng chất lượng phục vụ khách hàng.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!