Biểu đồ phân tán (Scatter diagram) là gì?

0
SHARES
1.6k
VIEWS

Một loại biểu đồ khá đặc biệt khi được hiển thị chỉ bằng những dấu chấm lo ti trên hai trục tung và hoành. Nhìn qua bạn có thể sẽ khá khó hiểu tuy nhiên khi được giải thích thì lại khá dễ dàng xác định được mục đích của sự hiển thị này. Được biết biểu đồ phân tán – Scatter diagram là một trong 7 công cụ kiểm soát chất lượng 7 QC Tool được các nhà quản lý sử dụng khá nhiều trong thực tế. Bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu biểu đồ phân tán là gì và các bước lập biểu đồ phân tán hiệu quả nhất

biểu đồ phân tán


KHÁI NIỆM BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN

Biểu đồ phân tán tiếng anh có tên là Scatter diagram. Đây là một dạng biểu đồ được thực hiện nhằm biểu thị một mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.

Biểu đồ phân tán được dựng bởi các điểm theo tọa độ toán học nhằm xác định các mối tương quan khác nhau giữa hai biến cũng như hai bộ dữ liệu được vẽ trên đồ thị.

  • Trục Y được sử dụng cho biến được dự đoán – biến phụ thuộc
  • Trục X được sử dụng cho việc đưa ra dự đoán – Biến độc lập.

Sau khi đã xác định được mối tương quan này thì bạn có thể dự đoán được kết quả của biến phụ thuộc dựa trên số đo của biến độc lập.

biểu đồ phân tán Scatter diagram


ĐẶC ĐIỂM CỦA BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN 

Một chỉ tiêu chất lượng được tạo ra nhờ sự kết hợp và tác động của nhiều yếu tố. Giữa chất lượng và các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ.

Để đánh giá tình hình chất lượng người ta có thể dùng hai hoặc nhiều dữ liệu cùng một lúc thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố trên đồ thị.

Thông qua đó có thể xác định được khuynh hướng tác động của nguyên nhân đang xem xét tới kết quả cụ thể đạt được.


BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN SỬ DỤNG KHI NÀO ?

Thông thường trước khi tiến hành phân tích tương quan hoặc phân tích quy hồi thì bạn cần phải kiểm tra dữ liệu với biểu đồ phân tán. Đây là biểu đồ có thể cung cấp các thông tin một cách hữu ích về việc phát hiện mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến và phát hiện các điểm ngoại lệ. Đồng thời biểu đồ phân tán còn giúp bạn cung cấp một vài mô tả ban đầu về mối quan hệ giữa hai biến.

biểu đồ phân tán là gì


CÁC BƯỚC LẬP BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN

Để lập được một biểu đồ phân tán một cách hiệu quả và chính xác thì chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những bước cơ bản như sau:

1. Bước đầu tiên bạn cần thu thập các cặp biến số. Chú ý nên chọn các cặp biến số từ 30 trở nên.

2. Trục tung biểu thị một biến số nhất định và trục hoành là biến số thứ 2

3. Khi biểu thị dữ liệu lên trên đồ thị bạn cần tiến hành xác định các vị trí giữa các dữ liệu trên đồ thị với các điểm thể hiện các mối tương quan giữa hai biến số với nhau. Nếu có trường hợp bị trùng nhau thì bạn cần dùng các kí hiệu riêng để phân biệt.

biểu đồ phân tán là gì

4. Sau khi các hệ số được thể hiện trên đồ thị lúc này bạn cần tiến hành hai biến số theo hệ số tương quan với nhau. Mối tương quan này được thể hiện dưới dạng sau:

– Tương quan dương: Là mối tương quan trong đó sự gia tăng của biến số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của biến số kết quả.

Ví dụ: Như mối tương quan giữa kích thước và trọng lượng của vật gia công.

– Tương quan âm: Là mối tương quan trong đó sự gia tăng của biến số nguyên nhân sẽ làm giảm kết quả.

Ví dụ: Tương quan giữa nhiệt độ sấy và thời gian sấy hoặc nhiệt độ và độ cứng của cao su.

– Không có tương quan: Giữa hai biến số không có mối tương quan nào với nhau. Trường hợp này cho thấy vấn đề chất lượng do các nguyên nhân khác gây ra.


LÝ DO NÊN SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN

Trong việc phân tích và sử dụng các dữ liệu với nhau thường chúng ta chỉ dựa trên các dữ liệu sử dụng bảng biểu để đưa kết luận. Những điều này thường thiếu chính xác và không bao quát hết được.

Việc thể hiện được các mối tương quan với nhau, sự liên hệ giữa 2 biến số sẽ rất khó khăn trước đó. Nhờ có biểu đồ phân tán mà chúng ta sẽ có thể thể hiện được mối quan hệ giữa hai biến số với nhau.

biểu đồ phân tán là gì

Thông thường trong những trường hợp như vậy, chúng ta sẽ muốn tìm hiểu xem, nếu chúng ta được yêu cầu dự đoán giá trị của biến số ở trục tung (biến phụ thuộc) khi được đưa một giá trị bất kỳ của biến số trên trục hoành (biến độc lập). Và mối tương quan của chúng ta có thể được diễn tả theo nhiều cách như: mối quan hệ tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch, có ảnh hưởng nhiều đến nhau hay không, và xu hướng của toàn bộ biểu đồ là đường thẳng hay dạng đường biểu diễn của chúng ta là dạng khác,

>> Xem thêm: Biểu đồ tần xuất (histogram) là gì ? Cách vẽ biểu đồ histogram

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!