Con người ta sống trên đời này thường bị chi phối bởi ngoại cảnh tác động đén tâm lý khiến họ hành động theo các cách khác nhau. Việc này dẫn đến những kết quả khác nhau có liên quan mật thiết đến các hiệu ứng tâm lý. Bài viết này diendaniso.com Sẽ chia sẻ cho bạn về những hiệu ứng tâm lý kinh điển của nhân loại mà khoa học đã ghi nhận và nghiên cứu được.
-
Nội dung
Hiệu ứng Flywheel (Hiệu ứng bánh đà)
Hiệu ứng bánh đà hay Flywheel được nhắc đến nhiều sau khi kì nghỉ bạn quay lại làm việc. Lúc này bạn sẽ xuất hiện một cảm giác khó khăn đối với công việc và luôn luôn trọng tình trạng mệt mỏi thậm chí stress.
Lý thuyết Flywheel hay lý thuyết bánh đà cho chúng ta thấy được rằng khi khởi đầu bánh đà sẽ không ngừng chuyển động và ngay từ khi bắt đầu chúng ta sẽ phải dùng rất nhiều sức lực. Với một vòng rồi lặp lại. Khi bạn đạt đến được một cảnh giới nào đó thì chính trọng lực và động lực cũng sẽ khiến tạo thành động lực tăng tốc và không ngừng chuyển động. Một khi mắt xích đã đủ chống đỡ được cho nhau vậy thì động tác của nó sẽ ngày càng dễ dàng.
Giống như nhà khoa học Benjamin Franklin từng nói : “ nếu có việc gì cần ngày mai làm thì tốt nhất thực hiện luôn ngay bây giờ.”
Với hiệu ứng bánh đà Flywheel này thì thời gian khởi đầu sẽ có vất vả và khổ cực tuy nhiên nếu vượt qua được giai đoạn này thì sẽ bạn sẽ trở nên thành công hơn.
-
Hiệu ứng Mushroom (hiệu ứng cây nấm)
Hiệu ứng cây nấm này có đưa ra những ví dụ thực tế về cây nấm. Trong thời gian bắt đầu phát triển và sinh trưởng chúng được đem vào nơi u tối. Qúa trình sinh trưởng của cây nấm cần phải trả qua tiến trình đó đến khi vươn cao lên phát triển mạnh mẽ mới được người khác chú ý.
Cũng giống như quá trình sinh trưởng của con người cũng trải qua những thời kì như vậy. Việc trải qua sự giậm chân tại chỗ kéo dài và kéo theo thời gian sinh trưởng của nấm. Chỉ khi hội tụ đủ những phẩm chất, kiến thức và thái độ thì thành công mới đến và được người khác thừa nhận.
Sự giậm chân tại chỗ và nỗi lo lắng của bản thân sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của “nấm”. rồi đến một ngày, bởi vì sự thường nhật lười biếng của bản thân mà bỏ lỡ cơ hội này đến cơ hội khác , không có cách nào vãn hồi được nữa.
-
Hiệu ứng Birdcage (Hiệu ứng lồng chim)
Như một bài trước đó diendaniso.com đã chia sẻ khá kĩ về hiệu ứng lồng chim này.
Theo đó thì hiệu ứng này kể về việc hai nhà tâm lý học nghỉ hưu đồng thời là bạn của nhau đã nổ ra một cuộc tranh luận:
- James nói: “tôi có một cách, chắc chắn không lâu nữa sẽ làm ông mua một con chim về nuôi.”
- Carlson không tin: “ không thể nào, tôi xưa nay chưa bao giờ muốn nuôi chim.”
Vì vậy mà James tặng cho Carlson một cái lồng chim xinh đẹp. Từ ngày hôm đó, những vị khách đến chơi nhà Carlson sau khi nhìn thấy chiếc lồng chim trống không đều hỏi han “Con chim của ông đi đâu rồi?”
Carlson mỗi lần đều giải thích chỉ để giúp khách đến đây không thấy mệt mỏi nữa, lâu ngày, Carlson chịu không nổi nữa liền mua một con chim về. Ông ấy bị “hiệu ứng lồng chim” của James khống chế hoàn toàn, ý thức của bản thân không giữ được, kết quả bị người khác điều khiển. Sau cùng ông ý đã mua một con chim để làm bạn với lồng chim đó.
Ý nghĩa của hiệu ứng này có thể kể như là Mọi người thường hay nói bản thân “lỡ tay” mà không ngừng mua những vật dụng không cần thiết. vì để mua quần áo mà tốn không biết bao tiền của và sức lực, vì để tương xứng mà làm phức tạp mọi việc.
-
Hiệu ứng “Kết cục của ngựa hoang”
Kiểm soát cảm xúc chính là nắm bắt được sự khởi đầu của nhân sinh.
Người biết điều khiển cảm xúc của bản thân đã đi trước một bước lớn so với những người dễ mất kiểm soát cảm xúc rồi.
Hiệu ứng này được nhắc đến với câu chuyện trên thảo nguyên có một loài dơi hút máu. Chúng thường hay nhắm vào chân ngựa hoang và hút máu. Những con dơi hút máu này sẽ thường chỉ âm thầm bỏ đi khi loài dơi hút máu no nê và không ít con ngựa hoang đã bị hành hạ cho đến chết.
Các nhà động vật học có nói, lượng máu mà loài dơi hút vô cùng ít, không thể dẫn đến tử vong được, mà chân tướng cái chết của đám ngựa hoang này là do nổi xung thiên lên và chạy lồng lộn đi. Phản ứng kịch liệt của loài này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết, mà loài dơi hút máu chỉ là một loại thử thách vượt ngoài tầm kiểm soát mà thôi.
Việc này có nói đến khi chỉ có một việc nhỏ nhặt nhất mà gào thét chửi bới như sấm động và nổi cơn tam bành. Những người như vậy khó trở thành nghiệp lớn và làm lên đại sự.
Mọi người thường lấy sai lầm của người khác mà tự trừng phạt bản thân, dẫn đến kết cục tự làm tổn thương bản thân giống như đàn ngựa hoang.
Hiệu ứng này có nói lên được cách kiểm soát cảm xúc của bản thân nếu như không nắm bắt được thì nhân sinh khó mà có thể nắm bắt được trong tầm tay. Khi phát hiện mọi chuyện đều không như ý, trước tiên nên xem xét lại bản thân có đúng là đang sa vào sự bế tắc của cảm xúc.
-
Hiệu ứng Veblen
Trong cuộc sống, tuy rằng thông thường những hàng hóa càng đắt thì người mua càng ít nhưng nhà kinh tế học của Mỹ Thorstein Veblen từng đề xuất: Giá cả hàng hóa càng cao thì doanh thu càng lớn.
Hiệu ứng Veblen chỉ ra việc cùng một sản phẩm thì việc đặt chúng ở những vị trí khác nhau, hoàn cảnh khác nhau sẽ có thể có được mức giá trị khác nhau. Theo sự giải thích của nhiều nhà kinh tế khác nhau có chỉ ra rằng Giá cả hàng hóa càng cao thì doanh thu càng lớn. Do kinh tế phát triển thì quan niệm chi tiêu chúng ta càng dễ chi nhiều tiền và thanh toán hơn phục vụ sự hưởng thụ của mình.
Thực ra, lập luận này ở trên thương trường có thể nhìn ra được. Nếu như muốn có được “giá tốt”, thì phải suy nghĩ xem làm sao có thể khiến cho bản thân càng có “giá trị”, đặt ở địa điểm phù hợp thì sẽ được giá cao.
Gía trị càng cao của bản thân sẽ có lúc không phải do vật chất bên ngoài ban tặng và đê cao bản chất thật của bản thân. Chúng thường dựa vào việc tu dưỡng bên trong mà có được.
-
Hiệu ứng Gió Nam
Trong một câu chuyện ngụ ngôn được truyền lại ở nước Pháp như sau: Gió Nam và gió Bắc thi xem ai thổi rơi áo khoác của người đi đường. Trong khi gió Bắc thổi những luồng gió lạnh đến thấu xương khiến mọi người đi đường càng giữ chặt áo vì lạnh. Ngược lại gió Nam thổi nhẹ nhàng khiến cho mọi người cảm thấy âm áp và cởi áo gió ra. Đây chính là nguồn gốc của hiệu ứng gió Nam.
Ý nghĩa của chúng muốn nói rằng quan hệ giữa người với người một khi đã dùng sai phương pháp sẽ làm phản tác dụng. Trong quan hệ xã giao thì với những người khác nhau họ sẽ có những cách đối xử khác nhau. Thực ra không chỉ trong mối quan hệ con người mà trong công việc cũng như vậy. “Sự đời thấu hiểu chuyện học vấn, tình người luyện thành áng văn chương”.
Những người khéo léo thông minh thường nhất định phải có sự khéo léo trong giao tiếp uyển chuyển. Sống tình cảm khéo léo sẽ tốt hơn là sống một cách máy móc và rập khuôn. Có thể do đó người khác vượt trội hơn bản thân, đấy là phép tắc cư xử thông minh. Bởi vì tốn rất nhiều sức lực vào những việc tranh đấu đến sứt đầu mẻ chán, tất yếu sẽ khiến cho công việc không được thuận lợi và sự nghiệp phát triển trì trệ.
-
Hiệu ứng bầy đàn ( Caterpillar )
Hiệu ứng đàn sâu róm hay Caterpillar chính là một hiệu ứng bày đàn khá nổi tiếng từ lâu. Theo đó thì nhà tâm lý học người Pháp Jean Fabre đã làm một thí nghiệm: giữ đầu và đuôi của đàn sâu đóm gặp nhau và vây tròn xung quanh chậu hoa, ở một nơi không xa thả một ít lá cây tùng làm thức ăn cho nó. Sâu róm lao đến ăn hết và cứ thế chúng cứ chạy quanh chậu hoa đó và cuối cùng kiệt sức lực mà chết.
Ý nghĩa của hiệu ứng này nhằm ám chỉ sự mù quáng của con người cứ vùi đầu vào làm mà không tự dừng lại suy nghĩ xem liệu cách làm như thế có hiệu quả không ? . Trước khi tiếp xúc một công việc mới, mỗi người đều tự tìm cho mình bước đột phá, nếu như cảm thấy công việc đình trệ, đừng có tiếp tục miệt mài làm khổ gì cho cam, mà thử ngẩng đầu lên, xem xem cảnh vật và tầm nhìn xung quanh càng rộng lớn hơn đúng không.
Nhà sáng lập, nhà tâm lí học Alfred từng nói : “mọi phiền não và đau khổ của chúng ta đều không phải do sự vật và bản chất mà là do chúng ta bổ sung thêm những quan niệm vào sự vật đó.”