Hoạch định chiến lược là gì ? Quy trình hoạch định chiến lược bài bản

0
SHARES
121
VIEWS

Bất kì một kế hoạch nào đều cần có chiến lược cụ thể rõ ràng. Và việc hoạch định chiến lược là một việc quan trọng giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Việc hoạch định chiến lược là gì ? Quy trình hoạch định chiến lược một cách chi tiết nhất bao gồm những gì ? Cùng đọc bài viết này diendaniso.com sẽ cho bạn biết được câu trả lời.

hoạch định chiến lược là gì


HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ ?

Có thể nói hoạch định chiến lược chính là một trong những cấu phần của chức năng quản trị doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược (Strategic planning) bao gồm những công việc cụ thể như phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài nhằm xác định các ưu tiên để tập trung nguồn lực và đảm bảo vận hành tốt có hiệu quả kế hoạch đề ra. Với mục tiêu chung và đạt được sự thống nhất về các kết quả dự kiến cũng như đáp ứng với môi trường kinh doanh bên ngoài.

Việc hoạch định chiến lược chính là một nỗ lực của tổ chức giúp đưa ra các quyết định và hành động cơ bản giúp định hướng tổ chức mong muốn đạt được những gì trong tương lai. Điều này giúp đo lường mức độ thành công của doanh nghiệp trong tương lai.

hoạch định chiến lược là gì


NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Hoạt động hoạch định chiến lược thường bao gồm khá nhiều hoạt động. Mỗi hoạt động đều có ảnh hưởng và có liên quan đến những chiến lược cụ thể của doanh nghiệp như bán hàng, marketing, nhân sự vv. Chúng được thể hiện cụ thể như sau:

  • Hoạch định chiến lược bán hàng

Đầu tiên trong hoạch định chiến lược đó chính là chiến lược bán hàng.. Đây là một trong những hoạt động quan trọng quyêt định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có được một chiến lược bán hàng tối ưu đều có thể giúp cho các nhà quản trị giải quyết tốt được bài toán về sản phẩm của mình. Cải tiến hình thức sản phẩm, tối ưu sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và các kênh phân phối bán hàng.

  • Hoạch định chiến lược Marketing

Mảng marketing là mảng quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Nhất là khi thời đại như hiện nay việc truyền thông marketing chiếm vai trò quan trọng sống còn cho mỗi doanh nghiệp. Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp tạo ra được một lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ khi muốn thâm nhập vào thị trường. Thông qua hoạt động marketing thì doanh nghiệp có thể xác định được các phương pháp tập trung nhất vào từng thị trường mục tiêu giúp gia tăng khả năng cạnh tranh và thương hiệu được tốt nhất.

hoạch định chiến lược là gì

  • Hoạch định chiến lược nhân sự

Việc quản trị con người là điều khó nhất trong mọi doanh nghiệp. Để có thể khiến mọi nhân viên hài lòng và gắn bó với tổ chức thì các doanh nghiệp của bạn cần có chiến lược nhân sự đúng đắn. Bằng việc xây dựng các chính sách, kế hoạch sử dụng nhân sự cho các công việc cụ thể để giúp đảm bảo các mức công việc đạt được một kết quả tốt nhất sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn vận hành tốt hơn.

  • Hoạch định chiến lược kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cần có những chiến lược cụ thể cho từng thời kì. Để giúp phát triển bền vững và lâu dài thì các tổ chức cần thông qua được hoạt động này để có thể xác định được các mục tiêu cũng như những phương pháp triển khai nhằm đánh giá được hiệu suất và tiến độ công việc của nhân viên kinh doanh.


QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KHOA HỌC BÀI BẢN

Để có được hoạch định chiến lược một cách khoa học nhất thì doanh nghiệp cần có kế hoạch để áp dụng một cách khoa học nhất. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn các bước trong quy trình hoạch định chiến lược khoa học.

  • 1 Phân tích và đánh giá ban đầu

Đầu tiên người quản trị chiến lược cần phân tích và đánh giá đúng hiện trạng và sức khỏe của doanh nghiệp. Vấn đề được phân tích ở đây có thể là tình hình tài chính, xác chính sách, định hướng, tầm nhìn của doanh nghiệp theo từng thời điểm một. Việc định hướng phân tích và đánh giá sẽ giúp các nhà hoạch định đưa ra được các quyết định đúng đắn và phù hợp với tổ chức của bạn.

hoạch định chiến lược là gì

Sau bước phân tích trên lúc này cần làm là phân tích hiện trạng của doanh nghiệp với điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ xác định đúng vị thế hiện tại của mình trên thị trường.

  • 3 Xây dựng chiến lược

Tại bước này doanh nghiệp của bạn cần làm chính là xây dựng mục tiêu chiến lược trung và dài hạn. Những mục tiêu này sẽ là căn cứ để các nhà quản trị chọn lựa ra các chiến lược một cách cụ thể nhất. Các chiến lược sẽ được lựa chọn ở 2 cấp độ chính là cấp độ chiến lược kinh doanh và cấp độ chiến lược công ty.

Để xây dựng chiến lược mục tiêu cụ thể lúc này bạn có thể áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu OKRs. Phương pháp OKRs cho phép bạn xây dựng và quản trị mục tiêu đầy tham vọng và truyền cảm hứng thông qua các Kết quả then chốt (KRs) rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn mục tiêu SMART.

>> Xem thêm: Cách xây dựng OKR trong doanh nghiệp

  • 4 Triển khai chiến lược

Bước này là bước triển khai chiến lược đã được xác định và xây dựng. Chiến lược triển khai sẽ thường gồm các bước như sau:

• Đặt mục tiêu hàng năm cho các lĩnh vực chức năng cụ thể.
• Sửa đổi các chính sách hiện có để đạt được mục tiêu.
• Phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng.
• Thay đổi sơ đồ tổ chức nhằm triển khai chiến lược mới.
• Quản lý các lực cản đối với sự thay đổi.
• Đưa ra các chính sách khen thưởng mới cho các kết quả đạt được.

  • 5 Giám sát chiến lược

Để đạt được các chiến lược hiệu quả giúp đạt được mục tiêu trung và dài hạn. Cần có sự giám sát và kiểm tra cũng như giám sát thực hiện chiến lược đó một cách hiệu quả nhất. Các nhà hoạch định chiến lược cần nắm bắt sự thay đổi của các điều kiện này rồi từ đó thay đổi các mục tiêu cho phù hợp.

hoạch định chiến lược là gì

MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Khi thực hiện hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp thì thực tế mỗi doanh nghiệp đều có những khó khăn và hạn chế riêng. Chúng thường đến ở việc hạn chế về nguồn lực. Các nhà chiến lược buộc sẽ cần phải lựa chọn xem chiến lược nào sẽ đem lại những lợi ích to lớn nhất cho doanh nghiệp.

Các chiến lược chỉ ra những lợi thế trong cạnh tranh dài hạn. Nó cũng có mục tiêu kéo dài những ảnh hưởng tốt cho công ty.

Những nhà chiến lược hiểu rõ nhất viễn cảnh về tương lai của công ty, vì thế họ có thể hiểu được những quyết định phân tích trong quá trình hoạch định, và họ được ủy quyền trong việc điều chuyển những nguồn lực cần thiết trong quá trình thực thi.


NHỮNG LƯU Ý KHI HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP

Để có thể có được một hoạch định chiến lược tốt giúp doanh nghiệp phát triển thì các doanh nghiệp cần lưu ý đến một số chú ý sau:

  • Để có được một chiến lược tốt hơn bạn nên áp dụng các hệ thống phần mềm quản lý trong công việc để hỗ trợ một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Để chiến lược hiệu quả hơn cần có kế hoạch phân bổ ngân sách một cách hợp lý và cụ thẻ. Ngân sách sẽ bao gồm các vấn đề cụ thể như: Nhân sự, nguyên vật liệu, sản phẩm, pr marketing vv.
  • Cần lên phương án dự phòng cho các hoạch định chiến lược và nguồn vốn dự phòng. Điều này sẽ giúp kế hoạch được thay đổi kịp thời khi có sự cố xảy ra.
  • Cần phân bổ tốt các nguồn lực, thực trạng và xu hướng của thị trường trong từng hoạch định của mình. Luôn đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt với những định hướng khoa học trong quá trình thực hiện.

>> Xem thêm: Quản trị chiến lược là gì? Ý nghĩa và Vai trò của Quản trị chiến lược trong doanh nghiệp


Có thể nói việc hoạch định chiến lược là một trong những công tác quan trọng đóng vai trò then chốt trong doanh nghiệp. Có được một chiến lược cụ thể và hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ bền vững. Hy vọng với những kiến thức của chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp cho bạn và doanh nghiệp hiểu hơn về hoạch định chiến lược và quy trình hoạch định chiến lược bài bản.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!