Quản trị chiến lược là gì? Ý nghĩa và Vai trò của Quản trị chiến lược trong doanh nghiệp

0
SHARES
166
VIEWS

Quản trị chiến lược có vai trò quan trọng đặc biệt trong hầu hết mọi tổ chức hiện nay. Việc Quản trị chiến lược giúp tổ chức thiết lập, quản lý và đánh giá các quyết định của tổ chức giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Vậy quản trị chiến lược là gì? Vì sao doanh nghiệp cần quản trị chiến lược. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chúng

Quản trị chiến lược hiệu quả


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ ?

Để tìm hiểu khái niệm Quản trị chiến lược là gì đầu tiên chúng ta cùng tim hiểu khái niệm chiến lược. Đó chính là một hoạt động đặt ra định hướng chung cho tổ chức/doanh nghiệp và các bộ phận khác cùng đạt được một mục đích mong muốn nào đó trong tương lai.

Quản trị chiến lược hay tiếng anh (strategic management) là hệ thống các biện pháp, phương pháp được tổ chức/ doanh nghiệp thực hiện một cách bài bản, có sử dụng những công cụ hiện đại nhằm phân tích mang tính xác thực, tạo ra những chiến lược khả thi, hiện thực và điều chỉnh phù hợp các hệ thống hỗ trợ giúp triển khai chiến lược thành công.

Theo các chuyên gia kinh doanh, thì khái niệm này được định nghĩa như sau.

  • Theo Fred R. David: Quản trị chiến lược chính là việc doanh nghiệp tập trung vào việc kết nối tất cả các hoạt động quản trị, sản xuất, tiếp thị và thực hiện các quyết định để nhằm đạt hiệu quả cao trong việc chinh phục mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Theo Gary D.Smith: Quản trị chiến lược được định nghĩa là quá trình mà chúng ta nghiên cứu môi trường hiện tại và tương lai để hoạch định mục tiêu cho tổ chức, thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra ở cả môi trường hiện tại lẫn tương tai.

Quản trị chiến lược hiệu quả

Có thể nói thì Quản trị chiến lược chính là việc tổ chức/ doanh nghiệp gắn kết giữa chiến lược kinh doanh, hoạt động và chuỗi cung ứng với hệ thống thông tin và hệ thống quản trị sự thay đổi. Đi đầu vẫn là chiến lược kinh doanh của tổ chức


QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Để có thể giúp quản trị chiến lược được thực hiện một cách có hiệu quả thì tổ chức/ doanh nghiệp của bạn cần phải triển khai theo 4 bước chính như sau:

1: Phân tích tình hình: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Bạn cần tiến hành phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong của tổ chức/ doanh ngiệp một cách toàn diện như: Chính trị, môi trường, luật pháp, khoa học công nghệ vv.

Những yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược mà bạn đưa ra. Do đó, việc phân tích tình hình này sẽ giúp nhà quản trị hoạch định được những chiến lược sao cho khắc phục được những điểm yếu, phát huy điểm mạnh để đem lại hiệu quả cao nhất.

2: Xây dựng chiến lược: Tổ chức/ doanh nghiệp của bạn cần đưa ra được các kế hoạch xây dựng Chiến lược theo mốc thời gian cố định. Những chiến lược này cần dựa theo sứ mệnh, tầm nhìn của công ty, doanh nghiệp. Chiến lược cũng cần bám sát vào xu hướng và tính thực tế của môi trường kinh doanh.

Quản trị chiến lược hiệu quả

3: Triển khai thực hiện chiến lược: Bao gồm các chương trình hành động, ngân sách, quy trình.

4: Đánh giá và kiểm soát: bao gồm việc đánh giá kết quả và đưa ra những hiệu chỉnh cần thiết.


VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Dưới đây chúng tôi xin được đưa ra cho các bạn một số vai trò chủ đạo trong việc Quản trị chiến lược.

  • Giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược và mục tiêu của mình:

Để Quản trị chiến lược được hiệu quả thì các tổ chức cần có hệ thống thông tin môi trường kinh doanh. Căn cứ vào đó, các nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng biến động của môi trường kinh doanh và xác định định hướng mục tiêu cần phải làm để phát triển tổ chức của mình.

  • Giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường:

Do các chiến lược tổng quá và mang tính định hướng nên sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu một cách dài hạn hơn. Chiến lược được hình thành dựa vào các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và được lựa chọn theo một tiến trình mang tính khoa học.

Quản trị chiến lược hiệu quả

  • Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định:

Do môi trường luôn biến đổi nên cần các doanh nghiệp có khả năng nắm bắt kịp thời và đưa ra những kế hoạch cụ thể nhằm hạn chế được rủi ro và các tác động của môi trường bên ngoài đồng thời phát huy hết các điểm mạnh và giảm đi các yếu điểm.

  • Giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với không quản trị:

Các công trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào vận dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các kết quả mà họ đạt được trước đó và các kết quả của các doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược.


CÁC CẤP QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC

Trong tổ chức/ doanh nghiệp có chia ra các cấp quản lý chiến lược khác nhau. Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn 3 cấp quản lý chiến lược thường có trong doanh nghiệp.

  • QUẢN TRỊ CẤP CÔNG TY

Đây là cấp quản trị cao nhất trong doanh nghiệp. Cấp quản trị này thường bao gồm Tổng giám đốc các nhà quản trị cấp cao khác, ban giám đốc và các nhân sự cấp công ty.

Người thuyền trưởng CEO hay Tổng giám đốc có vai trò giám sát sự phát triển của chiến lược, bao gồm các hoạt động: xác định sứ mệnh, tầm nhìn, phân bổ nguồn lực, chỉ đạo thực hiện,… Sau đó phổ biến, ban hành cho cấp dưới để đưa vào áp dụng cho toàn công ty.

  • QUẢN TRỊ CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH

Ở cấp dưới cấp công ty là cấp đơn vị kinh doanh. Thông thường sẽ bao gồm có các trưởng bộ phận của đơn vị. Việc Quản trị chiến lược chính ở cấp này là trưởng các đơn vị. Nhiệm vụ của họ là triển khai các mục tiêu lớn từ cấp quản trị công ty thành chiến lược cụ thể của từng đơn vị kinh doanh.

Quản trị chiến lược hiệu quả

  • QUẢN TRỊ CẤP CHỨC NĂNG

Nhiệm vụ của nhà quản trị cấp chức năng là chịu trách nhiệm cho các hoạt động cụ thể trong một đơn vị kinh doanh như: bộ phận nhân sự, vận hàng, marketing,… Ở cấp này, nhà quản trị thực thi các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược mà nhà quản trị cấp công ty và cấp đơn vị kinh doanh đề ra


CÁC CÔNG CỤ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ

Có thể nói Quản trị chiến lược là một môn nghệ thuật kết hợp với khoa học. Việc phân tích, xác định mục tiêu chiến lược và chọn lựa giải pháp phù hợp chính là dựa vào các công cụ hoạch định như: BCG, SWOT, BSC. Một số công cụ đó chúng tôi sẽ điểm mặt bên dưới đây:

  • Mô hình SWOT

Việc phân tích SWOT được nhiều cá nhân và tổ chức áp dụng để phân tích và lập kế hoạch kinh doanh. Họ phân tích những yếu tố cơ bản có tác động tích cực và tiêu cực để doanh nghiệp của bạn có thể đưa ra những chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra.

Việc phân tích SWOT chính là đi phân tích 4 yếu tố như chúng ta nói ở trên để xác định được khả năng của doanh nghiệp đang ở mức nào và hướng đi cùng chọn lựa mục tiêu sao cho phù hợp nhất.

  • S – Strengths: Doanh nghiệp của bạn có những điểm mạnh gì khi phân tích SWOT ? Việc này nhằm tìm ra những thế mạnh, lợi thế mà doanh nghiệp đang có để giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành được mục tiêu đề ra. Strengths là đặc điểm nổi bật chỉ có ở doanh nghiệp bạn, là lợi thế mà bạn đang chiếm ưu thế hơn so với đối thủ.
  • W – Weaknesses: Là những điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Điểm yếu cũng xuất phát từ bên trong doanh nghiệp.

Điểm yếu chính là những gì bạn không có hoặc bị mất lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Điều này cũng xuất phát từ nội tại bản thân doanh nghiệp của bạn mà bạn hoàn toàn có thể phân tích được ra rõ ràng.

  • O – Opportunities: Yếu tố cơ hội này thuộc về vấn đề bên ngoài môi trường tác động một cách tích đến doanh nghiệp của bạn. Những yếu tố này giúp doanh nghiệp bạn chủ động hoàn thành mục tiêu nhanh hơn dự kiến.
  • T – Threats: Một yếu tố bên ngoài nữa mà doanh nghiệp cần phân tích đúng đắn đó chính là thách thức. Đây là những yếu tố tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của bạn và chính là những rào cản khiến doanh nghiệp đi đến mục tiêu lâu hơn dự kiến.

  • Mô hình BCG

Ma trận BCG được viết tắt bởi cụm từ Boston Consulting Group hay còn được gọi với tên ma trận tăng trưởng. BCG giúp cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp một khuôn khổ để phân tích sản phẩm theo tăng trưởng và thị phần.

Ma trận BCG được cấu tạo và chia thành 4 phần cụ thể giúp phân tích về tăng trưởng thị trường cùng với thị phần tương ứng. Được thể hiện trực quan bằng sơ đồ sau:

  1. Con chó: Đây là những sản phẩm có mức tăng trưởng thấp hoặc thị phần.
  2. Dấu hỏi: Các sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng cao với thị phần thấp.
  3. Ngôi sao: Sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng cao với thị phần cao.
  4. Bò sữa: Sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng thấp với thị phần cao.

ma trận bcg

Thông qua ma trận BCG này doanh nghiệp sẽ phân tích được các khía cạnh của ma trận tương ứng với trục tung và trục hoành đó.:

  • Thị phần (Market Share): Thị phần của sản phẩm trên thị trường là thấp hay cao.
  • Triển vọng phát triển (Market Growth): Khách hàng tiềm năng trong thị trường có triển vọng phát triển hay không.

  • Mô hình BSC

Theo đó BSC được viết tắt từ Balanced Scorecard – thẻ điểm cân bằng. Đây là một hệ thống Quản lý Chiến lược được dựa vào kết quả đo lường cũng như đánh giá, được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức. Nói một cách khác, BSC chính là phương pháp chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược thành mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá và hoạt động cụ thể.

Thẻ điểm cân bằng BSC thường được các nhà quản lý chiến lược sử dụng để hoạch định chiến lược nhằm đảm bảo các nỗ lực của công ty được liên kết với chiến lược và tầm nhìn tổng thể.

Từ khi ra đời cho đến nay với những lợi ích to lớn của BSC đã giúp nó nhanh chóng được hàng ngàn các doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận khắp nơi trên thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam. Trong kết quả khảo sát toàn cầu về các công cụ quản lý năm 2011, do hãng tư vấn Bain công bố, BSC đã lọt vào top 10 công cụ quản lý được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới (vị trí thứ 6).

>> Xem chi tiết: Thẻ điểm cân bằng BSC là gì ? Ứng dụng của BSC trong Doanh Nghiệp


Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi xin chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn một cách cụ thể nhất và sâu sắc trong Quản trị chiến lược. Một hoạt động quan trọng cốt lõi giúp phát triển tổ chức/ doanh nghiệp theo định hướng và tầm nhìn của ban lãnh đạo.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!