Mô hình SWOT là gì ? Cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả

0
SHARES
255
VIEWS

Trong hoạt động kinh doanh hay marketing thương hiệu thì việc hiểu được bản thân doanh nghiệp mình với những thế mạnh và yếu điểm gì là điều cần thiết. Để thể hiện những điều này một cách cụ thể và hiệu quả thì mô hình SWOT chính là một công cụ vàng giúp bạn xác lập mục tiêu, chiến lược và lên kế hoạch kinh doanh một cách hoàn hảo. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về mô hình SWOT và cách xây dựng mô hình SWOT một cách chi tiết cho bạn vận dụng vào thực tế.

mô hình swot là gì

TÌM HIỂU MÔ HÌNH SWOT LÀ GÌ ?

Để tìm hiểu sâu sắc về mô hình SWOT này thì bạn nên đi tuần tự từng khái niệm của chúng.

SWOT LÀ GÌ ?

SWOT là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích kinh doanh cho doanh nghiệp. Bản chất cụm từ SWOT cũng là tập hợp của những chữ cái đầu tiên của những từ tiếng anh là

  • Strengths: Điểm mạnh
  • Weaknesses: Điểm yếu
  • Opportunities: Cơ hội
  • Threats: Thách thức

Trong 4 yếu tố này thì điểm mạnh và điểm yếu là hai yếu tố cơ bả nội tại trong doanh nghiệp. Chúng thường liên quan đến đặc điểm ngành nghề và hoạt động riêng của công ty. Đây là điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp. Ngoài ra cơ hội và thách thức chính là các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp tác động vào. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ cạnh tranh, chính là các yếu tố có thể xảy ra bên ngoài doanh nghiệp.

mô hình swot là gì

Mô hình SWOT được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau tuy nhiên nhiều nhất vẫn là lĩnh vực kinh doanh. Chúng giúp cho việc phân tích tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra chúng còn giúp mỗi cá nhân cũng có thể tự nhìn nhận bản thân và từ đó lập kế hoạch cho bản thân mình.

PHÂN TÍCH SWOT LÀ GÌ ?

Việc phân tích SWOT được nhiều cá nhân và tổ chức áp dụng để phân tích và lập kế hoạch kinh doanh. Họ phân tích những yếu tố cơ bản có tác động tích cực và tiêu cực để doanh nghiệp của bạn có thể đưa ra những chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra.

Việc phân tích SWOT chính là đi phân tích 4 yếu tố như chúng ta nói ở trên để xác định được khả năng của doanh nghiệp đang ở mức nào và hướng đi cùng chọn lựa mục tiêu sao cho phù hợp nhất.

  • S – Strengths: Doanh nghiệp của bạn có những điểm mạnh gì khi phân tích SWOT ? Việc này nhằm tìm ra những thế mạnh, lợi thế mà doanh nghiệp đang có để giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành được mục tiêu đề ra. Strengths là đặc điểm nổi bật chỉ có ở doanh nghiệp bạn, là lợi thế mà bạn đang chiếm ưu thế hơn so với đối thủ.
  • W – Weaknesses: Là những điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Điểm yếu cũng xuất phát từ bên trong doanh nghiệp.

Điểm yếu chính là những gì bạn không có hoặc bị mất lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Điều này cũng xuất phát từ nội tại bản thân doanh nghiệp của bạn mà bạn hoàn toàn có thể phân tích được ra rõ ràng.

  • O – Opportunities: Yếu tố cơ hội này thuộc về vấn đề bên ngoài môi trường tác động một cách tích đến doanh nghiệp của bạn. Những yếu tố này giúp doanh nghiệp bạn chủ động hoàn thành mục tiêu nhanh hơn dự kiến.
  • T – Threats: Một yếu tố bên ngoài nữa mà doanh nghiệp cần phân tích đúng đắn đó chính là thách thức. Đây là những yếu tố tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của bạn và chính là những rào cản khiến doanh nghiệp đi đến mục tiêu lâu hơn dự kiến.

NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA MÔ HÌNH SWOT

Được ra đời vào những năm 1960-1970 và được phát triển bởi một dự án nghiên cứu của đại học Stanford với người đúng đầu là Albert Humphrey. Với tên gọi ban đầu là mô hình SOFT: Satisfactory – Thỏa mãn, Opportunity – Cơ hội, Fault – Lỗi hay điều xấu trong hiện tại, Threat – Nguy cơ hay điều xấu trong tương lai. Tuy nhiên sau đó thì mô hình này được đổi thành SWOT và được ứng dụng trong nhiều doanh nghiệp cho đến tận bây giờ.

LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG MA TRẬN SWOT

Mô hình SWOT từ khi ra đời đã mang lại cho bạn và doanh nghiệp nhiều lợi ích trong việc phân tích chiến lược kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thì mô hình SWOT giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hiện tại của nguồn lực, lợi thế trong kinh doanh và những điểm hạn chế doanh nghiệp của bạn cần thiết phải cải thiện. Ngoài ra mô hình SWOT cũng giúp đánh giá được các nguy cơ, yếu tố bên ngoài ánh hưởng đến doanh nghiệp của mình từ đó có hướng phát triển trong tương lai.


ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH SWOT

Ưu điểm của mô hình SWOT

  • Việc phân tích mô hình SWOT không tốn bất kì chi phí nào. Việc của bạn chỉ là bỏ thời gian và chất xám ra để phân tích càng các yếu tố có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình.
  • Mang đến kết quả quan trọng: Kết quả thu được từ việc phân tích mô hình SWOT là rất quan trọng và có thể giúp ích được cho hầu hết các đối tượng muốn nắm bắt một cách tổng quát về những yếu tố: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức. Kết quả đó chính là tiền đề cho các kế hoạch được triển khai thành công trong tương lai.
  • Mang đến những yếu tưởng mới: Việc phân tích rõ càng và thành công mô hình SWOT sẽ có thể mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp mới mang tính đột phá và đôi khi là mới lạ và sáng tạo.

Nhược điểm của mô hình SWOT

Do là mô hình phân tích chỉ xác định thông qua 4 yếu tố nên chúng khá đơn giản và không đưa ra được các ý tưởng phản biện. Nhiều trường hợp việc phân tích này là chưa đầy đủ và đôi khi không hiệu quả mà cần kết hợp thêm những phân tích khác.

Một nhược điểm của mô hình SWOT này thường theo ý kiến chủ quan của người lập mô hình và thiếu sự kết hợp của các yếu tố khách quan khác nhau. Đôi khi với kiến thức và trình độ của người lập mô hình này thường sẽ phân vân và không chắc chắn với những yếu tố mình đã đưa ra vì không biết chúng có thật sự đúng hay không.

Mô hình SWOT này không đưa ra được cho người phân tích những hành động cụ thể nên chưa thể hiện được giải pháp của vấn đề đặt ra. Chính vì thế cần thực hiện song song với đó là những nghiên cứu và phân tích khác đi kèm.

PHÂN TÍCH SWOT HIỆU QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP

Việc phân tích mô hình SWOT là việc làm đầu tiên và là bước cơ bản nhất của việc phân tích và lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Với những yếu tố chính là: Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức. Dù muốn hay không thì những yếu tố này đều sẽ tồn tại song song với doanh nghiệp. Việc cần làm lúc này là doanh nghiệp nhìn nhận chúng một cách sâu sắc để đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp đi kèm với những thay đổi tích cực giúp doanh nghiệp hoạt động có lợi ích trong tương lai.

mô hình swot là gì

PHÂN TÍCH SWOT NHƯ NÀO CHO HIỆU QUẢ ?

Để có được một kết quả khách quan và chính xác nhất thì bạn cần chú yé đến các tiêu chí như sau:

Việc thực hiện với cùng một nhóm những người có ảnh hưởng và kiến thức kinh doanh trong doanh nghiệp như quản lý, bán hàng, dịch vụ khách hàng và thậm chí là để có được cái nhìn đa chiều nhất về tình hình tổng thể.

Phân tích SWOT sẽ được tiến hành với 4 ô vuông có đối xứng nhau. 4 khía cạnh của chiến lược SWOT giúp thảo luận với mọi người nhằm xác định một cách chính xác nhất về 4 yếu tố của chiến lược SWOT  là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức có ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn trong hiện tại và tương lai.

Sau đó bạn tiến hành xắp xếp lại các tiêu chí thứ tự thực hiện ưu tiên và đặc biệt quan trọng ở dòng đầu tiên và các phần kém quan trọng hơn ở phía sau cùng. Theo kinh nghiệm thì việc làm việc với nhóm các thành viên trong doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về chiến lược SWOT.


NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG KHI PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT

Với một số những câu hỏi mà chúng tôi có thể áp dụng được ở đây giúp kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bạn được tốt hơn thông qua mô hình SWOT.

Điểm mạnh: Đây là những thuộc tính tích cực của doanh nghiệp. Bao gồm các nguồn lực vô hình và hữu hình mà nội bộ doanh nghiệp đang có và kiểm soát được. Chúng thường liên quan đến những tài nguyên của doanh nghiệp có gì, nhân sự năng lực giỏi ra sao, danh tiếng và tài sản như thế nào. Doanh Nghiệp có những lợi thế gì hơn so với đối thủ ? vv.

Điểm yếu: Phần này là những điểm tiêu cực mà doanh nghiệp đang gặp phải. Chính vì thế cần phân tích càng kĩ càng tốt. Những câu hỏi thường đặt ra lúc này có thể kể đến như: Những lĩnh vực mà bạn cần phải cải thiện là gì ? doanh nghiệp bạn đang bị thiếu sót những thứ gì ? doanh nghiệp của bạn đang gặp những hạn chế và khó khăn về vấn đề gì ?

Cơ hội: Đây là những yếu tố về bên ngoài này sẽ có tác động tích cực đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát triển một cách thịnh vượng. Có thể kể đến là những tồn tại của thị trường giúp mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp ? Sự thay đổi của các xu hướng đến thị trường như đổi mới công nghệ, xu hướng toàn cầu và các chính sách vv.

Thách thức: Các mối đe dọa bao gồm các yếu tố bên ngoài ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có thể đặt chiến lược kinh doanh vào tình thế bất lợi hoặc rủi ro.

Tận dụng hết mọi nguồn lực của doanh nghiệp là cách để doanh nghiệp chiến thắng đối thủ

và vượt qua các mối đe dọa một cách tốt nhất, một khi đã xác định rõ ràng các kết quả phân tích SWOT, doanh nghiệp có thể sử dụng chúng để áp dụng vào kế hoạch kinh doanh – phát triển các chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp của mình,

MỞ RỘNG SWOT

Việc tận dụng được 4 yếu tố trong mô hình SWOT đã được phân tích trước đó để có những hành động thích hợp, chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp của bạn. Cùng tham khảo ngay những chiến lược cơ bản để tham khảo:

  • Chiến lược S – O (Điểm mạnh – Cơ hội): theo đuổi những cơ hội
    phù hợp với điểm mạnh của công ty.
  • Chiến lược W – O (Điểm yếu – Cơ hội): vượt qua điểm yếu để
    tận dụng tốt cơ hội.
  • Chiến lược S – T (Điểm mạnh – Đe dọa): xác định cách sử dụng
    lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài
    gây ra.
  • Chiến lược W- T (Điểm yếu – Đe dọa): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

Xác định được chính xác các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp có một bản phân tích chiến lược SWOT hoàn hảo và áp dụng được vào thực tế cho tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, việc lập kế hoạch kinh doanh cũng trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn.


Có thể nói việc phân tích ra những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cũng như thách thức ở hiện tại và trong tương lai. Ma trận SWOT có thể hỗ trợ được một cách hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Hy vọng với bài viết này của chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp của bạn làm chủ được SWOT để có chiến lược phát triển tốt hơn trong tương lai.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!