Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất

0
SHARES
3k
VIEWS

Trong mọi doanh nghiệp sản xuất thì phòng sản xuất là quan trọng nhất có ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh doanh của cả doanh nghiệp. Bộ phận này có nhiệm vụ chính đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra thông suốt và hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn nhiệm vụ và chức năng của phòng sản xuất

chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất


PHÒNG SẢN XUẤT LÀ GÌ ?

Là một phòng ban quan trọng nhất nhì của doanh nghiệp sản xuất. Phòng sản xuất chính là nơi cho ra đời các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Chúng bao gồm việc lên kế hoạch thiết kế. Phân tích tính năng và đưa vào chế tạo thử và sản xuất đồng loạt sản phẩm. Có thể nói phòng sản xuất là bộ phận không thể thiếu được trong việc cải tiến sản phẩm và thành phẩm cho doanh nghiệp.

CƠ CẤU NHÂN VIÊN PHÒNG SẢN XUẤT

Phòng sản xuất gồm những bộ phận nào ? Đây là câu hỏi hay gặp khi muốn tìm hiểu phòng sản xuất gồm những gì. Trong phòng sản xuất sẽ có khá nhiều vị trí công việc khâc nhau. Tùy theo từng quy mô và tính chất ngành nghề mà sẽ có những vị trí khavs nhau tuu nhiên về cơ bản sẽ có một số vị trí như sau:

  • Trưởng phòng sản xuất

Đây là vị trí quan trọng trong phòng sản xuất. Là người đứng đầu phòng bạn sẽ chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất ra và quản lý nhân viên cấp dưới có liên quan đến nhân sự trong phòng sản xuất.

chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất

Chức năng nhiệm vụ của quản lý sản xuất và cụ thể của một trưởng phòng sản xuất sẽ thường thiên về quản lý giám sát điều động và lập kế hoạch sản xuất đảm bảo quá trình được thực hiện theo đúng kế hoạch. Giám sát kế hoạch và đưa ra những đề xuất kịp thời cho ban lãnh đạo về cải tiến sản phẩm sản xuất

>> Xem thêm: Mô tả công việc của trưởng phòng sản xuất

  • Nhân viên quản lý sản xuất

Bên dưới trưởng phòng quản lý sản xuất sẽ là những nhân viên trong bộ phận quản lý sản xuất. Họ là những người tiến hành các công việc đảm bảo tiến độ sản xuất tại nhà máy luôn được hoạt động thông suốt. Về số lượng cũng như chất lượng cũng sẽ được các nhân viên phòng quản lý sản xuất đảm bảo tuân theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra trước đó.

Theo từng quy mô khác nhau của doanh nghiệp mà công việc của các nhân viên quản lý sản xuất sẽ có thể khác nhau đôi chút. Với những doanh nghiệp nhỏ thì nhân viên quản lý sản xuất có thể kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác nhau. Khi quy mô lớn sẽ phân ra những người chuyên biệt và giúp đảm bảo công việc sản xuất nhà máy luôn được vận hành tốt ở mọi khâu.

nhân viên quản lý sản xuất

Tại những doanh nghiệp đặc thù thì nhân viên quản lý sản xuất sẽ có thể đảm nhiệm các công việc khác như:

• Nhận đơn hàng từ bộ phận kinh doanh, lên kế hoạch và lịch trình sản xuất sao cho hợp lý.

• Phân tích số liệu, ngân sách và đảm bảo việc sản xuất hàng hóa theo đúng thời gian và khoảng ngân sách đã định. Với những doanh nghiệp áp dụng mô hình Just In Time thì người quản lý sản xuất cũng phải cân đối sao cho lượng hàng hóa tồn kho là ít nhất.
• Lập báo cáo theo dõi, thống kê sản xuất.
• Quản lý sản xuất, phát hiện, đánh giá, khắc phục các lỗi sản phẩm hàng hóa.


  • Công nhân sản xuất

Những công nhân là người sẽ trực tiếp làm việc trong dây chuyền sản xuất của nhà máy. Họ cũng thuộc phòng sản xuất và chịu sự chỉ đạo của cấp trên và đặc biệt là trưởng phòng sản xuất. Công nhân sản xuất sẽ tiến hành vận hành thiết bị, máy móc, làm việc trên dây chuyền lắp ráp. Ngoài ra sẽ kiểm tra trực tiếp sản phẩm xem có lỗi sai hỏng và báo trực tiếp cho cấp trên để giải quyết.

Chức năng, nhiệm vụ của công nhân sản xuất có thể kể đến là:

• Thực hiện công đoạn theo sự phân công của nhân viên quản lý sản xuất.
• Thực hiện theo sự hướng dẫn về kỹ thuật của kỹ thuật chuyền.
• Lập kế hoạch bảo dưỡng, vệ sinh máy định kì.
• Thường xuyên kiểm tra dầu trong máy/ngày.
• Kiểm tra dụng cụ bảo hộ lao động như dây curoa, bảo hiểm kim.
• Trong khi sử dụng máy, tuyệt đối chấp hành theo sự hướng dẫn của tổ bảo trì, tổ trưởng và nhân viên Kỹ thuật.

>>> Xem thêm: Tổ trưởng tổ sản xuất là gì ?


Có thể nói phòng quản lý sản xuất là phòng chủ lực và là phòng đi đầu trong sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hoạt động tốt và phát triển lớn mạnh nhờ rất nhiều vào phòng sản xuất. Hy vọng qua bài viết này diendaniso.com đã cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất. Đón đọc thêm nhiều bài viết của chúng tôi để tích lũy thêm kiến thức

>> Xem thêm: Những công cụ sản xuất tinh gọn trong LEAN

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!