Tổ trưởng sản xuất là gì ? Chức năng và nhiệm vụ của họ trong doanh nghiệp

0
SHARES
742
VIEWS

Trong doanh nghiệp hiện nay bộ phận sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Trong số tổ trưởng sản xuất lại đóng một vai trò quan trọng dẫn dắt đội nhóm của mình hoạt động tốt để mang lại hiệu quả trong doanh nghiệp. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn biết về tổ trưởng là gì ? Chức năng và nhiệm vụ cũng như quyền hạn của tổ trưởng sản xuất trong các doanh nghiệp hiện nay.

tổ trưởng sản xuất


TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT LÀ GÌ ?

Tổ trưởng sản xuất là một chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp. Họ là người đứng đầu của một tổ sản xuất khi phụ trách các công việc từ chuyên môn cho đến quản lý và giám sát các thành viên trong tổ đội của chính mình.

Việc đảm nhận vai trò đầu tàu và dẫn dắt tổ sản xuất của doanh nghiệp nên mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tổ trưởng sản xuất sẽ chịu trách nhiệm đứng đầu khi báo cáo với ban lãnh đạo cấp cao hơn. Có thể nói tổ trưởng sản xuất cũng được coi như trưởng phòng cả một phòng ban chịu trách nhiệm giám sát, quản lý hoạt động sản xuất cho hiệu quả nhất. Vị trí này thường xuất hiện trong các doanh nghiệp sản xuất, việc làm tại các xí nghiệp nhà máy trong hầu hết các ngành nghề hiện nay.

tổ trưởng tổ sản xuất


CÔNG VIỆC VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT

Tổ trưởng sản xuất trên thực tế là người đầu tàu của tổ sản xuất đó. Với kiến thức kinh nghiệm của mình sẽ tiến hành quản lý đội nhóm của mình đảm bảo hoạt động tốt và thúc đẩy kinh doanh trong doanh nghiệp. Để có thể đạt được các kế hoạch và mục tiêu thì công việc của tổ trưởng sản xuất sẽ thường bao gồm những đầu mục công việc chính như sau:

Điều hành và quản lý sản xuất

Để có thể nói đây chính là một trong những nhiệm vụ chính trọng tâm của tổ trưởng sản xuất. Để có thể quản lý và điều hành sản xuất một cách hiệu quả nhất bạn cần thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

  • Nắm bắt được các quy định cũng như chính sách của cấp trên và doanh nghiệp để có thể điều hành tổ đội sản xuất của bạn được hiệu quả nhất.
  • Phổ biến được những nội quy cũng như quy định đến từng thành viên trong tổ chức nhằm đảm bảo được tính kỉ luật của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo được tính an toàn và giám sát công nhân làm việc tránh được những sai sót và thất thoát có thể xảy ra được giữa các phòng ban với nhau.
  • Định kì Báo cáo nhật ký hoạt động của tổ đội với cấp trên theo ngày, tuần, tháng,…

tổ trưởng sản xuất

Tuyển dụng và đào tạo

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp sản xuất và quy mô mà mỗi doanh nghiệp sẽ có thể phân ra được nhiều tổ nhóm sản xuất khác nhau. Theo đó số lượng nhân sự sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu ra của doanh nghiệp bạn. Chính vì thế mà là tổ trưởng tổ sản xuất bạn cũng sẽ cần nắm được khả năng đào tạo và tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp của bạn theo số lượng, trình độ dể có thể xắp xếp đúng người đúng việc một cách hiệu quả nhất.

Giải quyết những sự cố phát sinh

Môi trường sản xuất luôn luôn tồn tại những sự cố và rủi ro khác nhau. Chính vì thế là một tổ trưởng sản xuất bạn cần phải có trách nhiệm kiểm tra trang thiết bị, vật liệu và tổ sản xuất nhằm kịp thời phát hiện những sai sót và sự cố tiềm tàng để đảm bảo an toàn cho nhân viên của bạn. Những công việc cần thiết phải làm có thể kể đến như:

  • Đảm bảo công nhân thực hiện tốt những quy định an toàn trước khi làm việc.
  • Giải quyết, xử lý các mâu thuẫn phát sinh của người trong tổ sản xuất mình quản lý.
  • Báo cáo cấp trên trực tiếp ngay khi có các sự cố vượt ngoài quyền hạn của mình.

>> Xem thêm: Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất


tổ trưởng sản xuất

CHỨC NĂNG CỦA TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT

Tổ trưởng sản xuất là thủ lĩnh trong một nhóm, tổ chuyên sản xuất sản phẩm. Nhiệm vụ chức năng của họ là trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất và giải quyết những phát sinh trong phạm vi quyền hạn của tổ mình. Chúng được thể hiện qua một số những yếu tố như sau:

  • Chịu trách nhiệm vận hành, đảm nhiệm quá trình sản xuất tại phân xưởng và nhà máy theo đúng quy định và quy chuẩn của doanh nghiệp.
  • Ổn định số lượng hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Ổn định số lượng nhân sự trong tổ và nâng cao chất lượng công việc
  • Cung ứng kịp thời và đầy đủ đơn hàng theo yêu cầu của cấp trên hoặc khách hàng
  • Theo dõi, giám sát, kiểm tra và kịp thời phát hiện, giải quyết những tình huống phát sinh trong tổ trong phạm vi quyền hạn.

NHỮNG KĨ NĂNG CẦN CÓ CỦA TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT

Để trở thành một tổ trưởng sản xuất bạn sẽ cần nắm chắc kiến thức chuyên môn, hiểu biết về các công việc của công nhân và kĩ năng quản lý khác. Có khá nhiều tổ trưởng sản xuất đi lên từ công nhân họ thấu hiểu được công việc và khó khăn của công nhân. Tuy nhiên về kĩ năng quản lý và chuyên môn lại hơi yếu. Để hoàn thành tốt công việc của một tổ trưởng sản xuất bạn cần trang bị thêm những kĩ năng như sau:

  • Kĩ năng giao tiếp tốt giúp truyền tải thông tin trên dây chuyền sản xuất.
  • Phân công công việc và triển khai công việc cho công nhân một cách hợp lý cho toàn bộ công nhân.
  • Kĩ năng giám sát hiện trường tốt để sao sát với công nhân làm việc giúp đạt các yêu cầu.
  • Quản lý chất lượng sản xuất của toàn bộ tổ sản xuất.
  • Quản lý năng suất làm việc của từng cá nhân cho đến từng tổ đội đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra
  • Giúp xử lý sự cố và các vấn đề nảy sinh có liên quan đến đơn hàng và mâu thuẫn của các tổ viên hay những bất đồng quan điểm trong tổ đội.

tổ trưởng tổ sản xuất


QUYỀN HẠN CỦA MỘT TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT

Khi trở thành tổ trưởng sản xuất bạn sẽ là người đứng đầu tổ đội sản xuất nên sẽ có những quyền hạn cụ thể như sau:

  • Được hưởng mọi chế độ phúc lợi của công ty và theo đúng quy định của pháp luật nhà nước.
  • Có quyền điều hành và quản lý nhân sự trong tổ
  • Có quyền từ chối sản xuất khi chưa có lệnh sản xuất
  • Có quyền từ chối nhận người lao động khi người đó không đạt yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn và các yêu cầu khác
  • Có quyền hạn xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tuyển dụng và thiết kế các phương án thi công và biện pháp an toàn.
  • Được tham gia nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng các vật tư, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,… đạt yêu cầu thuộc phạm vi được phân cấp.

MỨC LƯƠNG CỦA TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT

Do là vị trí chủ chốt trong các nhà máy và doanh nghiệp nên chế độ đãi ngộ lương thưởng của tổ trưởng sản xuất là khá cao. Việc này cũng đến từ kinh nghiệm và trình độ của họ đáp ứng được với yêu cầu của doanh nghiệp mà tạo nên.

Với những người có kinh nghiệm từ trên 3 năm làm việc ở vị trí tương đương sẽ có mức lương dao động vào khoảng từ 10 đến 15 triệu/ tháng. Mức lương còn tùy vào quy mô của doanh nghiệp và mức độ phức tạp của công việc mà tạo nên.

>>> Xem thêm: Mô tả công việc của trưởng phòng sản xuất


Có thể nói tổ trưởng sản xuất là một vị trí quan trọng bao quát mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Là một người đứng đầu tổ sản xuất bạn sẽ là người vừa có nhiều quyền hạn vừa có trách nhiệm giúp cho hoạt động sản xuất được triển khai tốt nhất. Hy vọng với những kiến thức của chúng tôi chia sẻ cho bạn bạn có thể có được những cái nhìn rõ ràng hơn về nghề tổ trưởng sản xuất.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!