Chi phí ngầm là gì? ảnh hưởng của chi phí ngầm đến hiệu quả kinh doanh

0
SHARES
257
VIEWS

Trong kinh doanh việc thống kê dự toán chi phí là việc cực kì quan trọng. Ngoài những loại chi phí dễ nhận thấy được giúp phát triển kinh doanh thì có những loại chi phí phát sinh không thể lường trước được. Loại chi phí này được gọi là chi phí chìm và khiến cho dự án đầu tư kinh doanh bị đội vốn và khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây là loại chi phí mà mọi chủ doanh nghiệp hay chủ dự án đều không muốn phát sinh tuy nhiên trên thực tế chúng vẫn tồn tại ngầm. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn biết về chi phí ngầm, cách xác định các chi phí ngầm và ảnh hưởng của chúng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

chi phí ngầm là gì


CHI PHÍ CHÌM LÀ GÌ ?

Chi phí chìm có tên tiếng anh là sinking cost hay Sunk Cost. Đây chính là khoản tiền chi ra và gần như không thể thu hồi được do những quyết định sai lầm của chủ đầu tư/ doanh nghiệp trong quá khứ. Đây là một thuật ngữ khá phổ biến trong giới đầu tư từ khá lâu. Tuy nhiên việc xác định các loại chi phí ngầm này khá khó và vẫn thường xuất hiện ở hầu hết các dự án đầu tư ít hay nhiều.

Một ví dụ khi được nhắc đến chi phí chìm có thể kể đến một ví dụ đơn giản như khi bạn mua đồ qua mạng. Bạn dự định chọn mua một chiếc áo da với giá 3 triệu. Khi nhận được bạn lại không vừa khi thử tuy nhiên nhà bán hàng không có chính sách đổi trả hàng nên dù bạn có mặc hay không thì loại chi phí bỏ ra gần như là sẽ không thể thu hồi lại được.

chi phí ngầm là gì


ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI CHI PHÍ CHÌM

Với việc là một nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp thì việc phân biệt và phát hiện được các loại chi phí chìm là điều quan trọng trong đầu tư. Loại chi phí này khá khó thấy và xuất hiện trực tiếp khi bạn làm kinh doanh tuy nhiên lại ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh doanh của bạn. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một số đặc điểm của các loại chi phí chìm này để bạn biết:

  • Không được cân nhắc khi ra quyết định
  • Đã được thanh toán và không thể phục hồi
  • Chi phí rủi ro đều có thể trở thành chi phí chìm
  • Không thể tránh được, luôn tồn tại trong bất kỳ phương án nào
  • Không kiểm soát được

BẪY CHI PHÍ CHÌM LÀ GÌ ?

Các chi phí chìm không phải là một yếu tố bắt buộc phải xem xét khi doanh nghiệp cân nhắc và đưa ra quyết định đầu tư cho dự án kinh doanh. Tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn cần xem xét đến các loại chi phí này trong khoản mục đầu tư của mình để dự trù chi phí cho dự án của mình.

Mặc dù các chủ đầu tư thường khá e ngại đến những khoản chi phí này tuy nhiên vẫn bất chấp đeo đuổi mục tiêu đầu tư dự án đó một cách bất chấp và nhiều khi là phi lý. Đây được coi là những bẫy chi phí chìm.

Bẫy chi phí chìm thường là những loại chi phí không dự tính được và biến động lên xuống theo từng chu kì. Một số dự án đầu tư mạo hiểm như chứng khoán, tiền điện tử trong doanh nghiệp là một loại hình đầu tư thường tồn tại bẫy chi phí lớn.

chi phí ngầm là gì


NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BẪY CHI PHÍ CHÌM

Những chi phí chìm thường xuất hiện nhiều trong hầu hết các doanh nghiệp và các dự án đầu tư. Tuy nhiên tùy vào chủ đầu tư doanh nghiệp và cách quản lý và định hướng mà sẽ có ảnh hưởng đến các nguồn chi phí và trong đó có chi phí ngầm kéo theo đó mà sẽ xuất hiện. Một số nguyên nhân chủ quan và khách quan của các loại bẫy chi phí chìm có thể xảy ra như sau:

Nguyên nhân đầu tiên khiến đến các loại bẫy chi phí xảy ra chính là đến từ sự tiếc nuối công sức mà bạn bỏ ra trong quá khứ và muốn kiên trì với dự án đó mặc dù vẫn đang thua lỗ. Việc này khiến cho bạn có thể vẫn bị thua lỗ hoặc có thể kiếm được cơ hội trong kinh doanh khi thị trường bị xuống dốc.

Nguyên nhân khiến ảnh hưởng cao đến bẫy chi phí ngầm có thể kể đến đó chính là nhà đầu tư kì vọng quá mức vào lợi nhuận và kết quả của chúng mang lại. Để hợp lý hóa hành động đó thì họ vẫn duy trì hoạt động vào đầu tư bất chấp những thiệt hại về tiền bạc và cơ hội.

Nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến đến từ tâm lý không từ bỏ khiến cho nhà đầu tư tin tưởng vào sự kiên trì của bản thân. Đây là quan điểm cố hữu của các chủ doanh nghiệp kiên định với suy nghĩ của mình.

chi phí chìm


PHÂN BIỆT GIỮA CHI PHÍ CHÌM VỚI CHI PHÍ CƠ HỘI

Trong kinh doanh thì thường các nhà đầu tư dự án/ chủ doanh nghiệp sẽ thường quan tâm đến những chi phí cơ hội hơn là nhìn nhận chi phí chìm trong dự án đó.

Chi phí cơ hội là một loại chi phí lợi ích mà bạn có thể bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. Mỗi những quyết định đầu tư sẽ có những loại chi phí cơ hội khác nhau. Với việc đánh giá những chi phí cơ hội cho phương án đầu tư sẽ giúp tạo ra một cảm giác dễ buông bỏ hơn những quyết định đã không còn phù hợp được.

Tiêu chí Chi phí chìm Chi phí cơ hội

Định nghĩa

Là loại chi phí đã phát sinh không thể thu hội được bằng bất kì phương tiện nào. Loại chi phí cơ hội chính là loại chi phí có thể hiện được lợi nhuận bị bỏ qua của các cơ hội thay thế chúng trong tương lai
Tính chất

Chi phí chìm có thể tính được và chúng là kết quả của những dòng tiền thực tế bị mất đi không thể thu hồi lại được.

Chi phí cơ hội là loại chi phí tiềm ẩn và khó xác định được cụ thể được.

Ước tính chi phí

Loại chi phí chìm này có thể ước tính được chính xác vì có giá trị thực tế phát sinh.

Có thể nói chi phí cơ hội đó khó được ước tính hơn và thường không có giá trị vì chúng mang tính chủ quan hơn.

Báo cáo

Chi phí chìm đã được thanh toán và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.

Chi phí cơ hội không được thể hiện trên báo cáo tài chính, mặc dù chúng có thể được đưa vào báo cáo quản lý.

Vai trò trong việc ra quyết định

Chi phí chìm không phù hợp với những quyết định kinh doanh trong tương lai.

Chi phí cơ hội này khá quan trọng với việc ra quyết định kinh doanh trong tương lai do cơ hội của doanh nghiệp tiềm năng bị bỏ lỡ khi chọn lựa phương án thay thế khác.

Ví dụ về sự khác biệt: Mua 2.000 cổ phiếu của công ty A với giá 20 đô la một cổ phiếu, tương ứng với chi phí chìm là 40.000 đô la. Đây là số tiền được trả để đầu tư và việc nhận lại số tiền đó yêu cầu thanh lý cổ phiếu bằng hoặc cao hơn giá mua. Nhưng thay vào đó, chi phí cơ hội đặt ra câu hỏi có thể đưa 40.000 đô la đó vào đâu để sử dụng tốt hơn.


MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRÁNH BÃY CHI PHÍ CHÌM

Để giúp các chủ doanh nghiệp chủ động trong việc đầu tư và kinh doanh hiệu quả nhất thì để tránh dính bẫy chi phí chìm thì chủ đầu tư và doanh nghiệp cần lưu ý những nguyên tắc như sau:

  • Xác định được điểm cắt lỗ của dự án

Với mỗi dự án được hình thành chủ dự án cần phải lập kế hoạch một cách bài bản và cần xác định được một cách rõ ràng và cụ thể những tỷ suất sinh lợi mục tiêu và điểm cắt lỗi tối đa có thể gánh được để tránh việc chìm sâu quá vào các loại bẫy chi phí chìm khiến dự án đó bị ảnh hưởng.Một khi xác định được rõ ràng những số liệu này khi thực hiện dự án. Những khoản cắt lỗ an toàn và tối thiểu hóa được những thiệt hại khi đã phát sinh ra được những rủi ro cần thiết trong mỗi dự án mà bạn tham gia đầu tư.

chi phí ngầm là gì

  • Tính toán được chi phí cơ hội

Việc xác định rõ được những chi phí cơ hội một cách rõ ràng có thể đạt được có thể khiến cho dự án của bạn đi đến thành công. Từ đó tỷ lệ thành công cao hơn có thể giúp giảm tối đa chi phí chìm một cách hiệu quả nhất. Ở mỗi quyết định đầu tư, chắc chắn sẽ có những chi phí cơ hội khác nhau, việc đánh giá chi phí cơ hội cho các phương án đầu tư sẽ tạo cảm giác dễ buông bỏ hơn cho những quyết định của nhà đầu tư, mà họ cho rằng không còn phù hợp với thời điểm hiện tại của dự án.

  • Tạo ra được những phương án thay thế mới cho phương án hiện tại

Để giúp gia tăng được sự thành công của dự án thì bạn cần phải có những kế hoạch, phương án khác thay thế kế hoạch để phòng ngừa những trường hợp kế hoạch ban đầu bị phá sản.

Những kế hoạch thay thế đó sẽ giúp bạn chủ động hơn và quyết định chọn lựa những quyết định có hại gây ra sự thiên vị và bị lệch hẳn về một bên khi có thể đưa ra những quyết định đầu tư ban đầu một cách hiệu quả nhất.

  • Rút ra bài học từ những sai lầm

Việc đánh giá, nhìn nhận lại những kế hoạch đầu tư từ những thất bại và sai lầm mắc phải trong quá khứ sẽ là viêc làm tốt nhất để bạn có thể có những chiến lược, kế hoạch trong tương lai tốt hơn. Chính vì vật sau mỗi dự án bạn cần phải có những đánh giá và rút kinh nghiệm và bài học động lực cho những dự án tiếp theo để cho nhà đầu tư không bị gục ngã.


Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp cho bạn có được một hiểu biết nhất định về chi phí ngầm và cách nhận diện cũng như giảm thiểu rủi ro phát sinh loại phí này trong kinh doanh dự án. Đón đọc thêm những bài viết của chúng tôi bạn sẽ có thể có được những kiến thức kinh tế hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!