Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong công ty

0
SHARES
945
VIEWS

Trong mỗi doanh nghiệp đều có những phòng ban riêng biệt. Tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô mà sẽ có số lượng phòng ban khác nhau bao gồm chức năng và vai trò riêng biệt. Nếu bạn là người chuẩn bị đi làm hãy cùng với diendaniso.com đi tìm hiểu về thông tin về các phòng ban trong công ty và chức năng của từng phòng ban đó trong bài viết này.

Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC PHÒNG BAN TRONG CÔNG TY

Mỗi công ty là một chủ thể riêng biệt trong nền kinh tế thị trường. Bản thân bên trong mỗi đơn vị này cũng có những phòng ban khác nhau. Đây là một mô hình cơ cấu tổ chức riêng biệt của mỗi doanh nghiệp. Trong phòng ban này thì mọi người (nhân viên) sẽ được phân công một nhiệm vụ cụ thể và tiến hành thực hiện công việc đó.

Nếu coi như mỗi doanh nghiệp là một cá thể riêng biệt thì những phòng ban sẽ chính là những mảnh ghép bên trong đó. Số lượng các phòng ban trong công ty sẽ khác nhau và tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp và chiến lược của từng ban lãnh đạo doanh nghiệp đó.


CÁC PHÒNG BAN THƯỜNG CÓ TRONG CÔNG TY

Như đã nói ở trên thì với mỗi một doanh nghiệp khác nhau tùy thuộc vào từng phòng ban và ngành nghề mà sẽ có sự phân chia khác nhau. Độ chuyên sâu và số lượng nhân sự trong phòng ban đó cũng sẽ tùy vào độ phức tạp mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ có số lượng phòng ban chuyên môn hóa sâu, số lượng nhiều. Nhưng cũng có các công ty chỉ có một số phòng ban chức năng đơn giản. Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn về các phòng ban thường có trong công ty cho bạn hiểu rõ hơn.

1: Ban quản lý:

Ban quản lý trong nhiều doanh nghiệp sẽ có tên gọi là ban giám đốc. Đây là phòng đầu não của doanh nghiệp nơi đưa ra những quyết định chiến lược dài hạn và ngắn hạn cho công ty. Trong ban quản lý thường sẽ bao gồm người đứng đầu doanh nghiệp và các giám đốc nếu có. Những người này phải có kiến thức sâu rộng và phong cách lãnh đạo cùng sự nhạy bén trong kinh doanh.

PHÒNG LÃNH ĐẠO

Do được coi là bộ phận trung tâm của doanh nghiệp mà ban quản lý sẽ có quyền triệu tập các cuộc họp thường niên hoặc cấp bách nhằm cập nhật tình hình của các phòng ban khác dưới quyền. Từ đó, ban quản lý sẽ đưa ra các giải quyết phù hợp và kịp thời nhất.

2: Ban sản xuất

Ban sản xuất hay bộ phận sản xuất sẽ là người tạo ra các sản phẩm cho công ty. Chúng bao gồm có nhiều bộ phận nhỏ khác nhau như: phòng kho vận, phòng kcs, phòng thiết kế, phòng sản xuất.

Đây là một phòng ban quan trọng chỉ dưới ban lãnh đạo tuy nhiên lại là phòng ban có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Phòng sản xuất cần đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và chất lượng của dây chuyền sản xuất diễn ra đúng hạn và hiệu quả. Không chỉ vậy phòng sản xuất còn có vai trò đánh giá chất lượng thành phẩm, quản lý tồn kho và xuất hàng.

>>> Xem thêm: Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất

3: Phòng nhân sự:

Phòng ban thứ 3 chính là phòng nhân sự. Đây là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động nhân sự của cả công ty. Không những thế bộ phận nhân sự có liên quan đến việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên, giải quyết các chế độ phúc lợi, ốm đau và nghỉ việc vv…

Tại nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thì phòng nhân sự có thể kiêm nhiệm thêm cả việc xây dựng văn hóa nội bộ của doanh nghiệp. Việc này rất quan trọng giúp cho đội ngũ của công ty vững mạnh và đoàn kết hơn.

4: Phòng tài chính kế toán

Mọi thứ liên quan đến tài chính và tiền đều sẽ phải thông qua phòng tài chính kế toán. Đây là một bộ phận chuyên quản lý sổ sách và tiền bạc của công ty. Bộ phận này được các ban lãnh đạo quan tâm nhiều nhất vì quản lý tiền là nguồn sống của công ty. Bộ phận kế toán tài chính sẽ có nhiệm vụ cân đối thu chi hợp lý và đảm bảo nguồn tài chính thông suốt trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

 Phòng tài chính kế toán

Nhân sự trong phòng kế toán tài chính cũng sẽ bao gồm khá nhiều vị trí như bộ phận thuế, công nợ, bán hàng vv. Mỗi nhiệm vụ sẽ bao gồm nhân sự am hiểu về kiến thức chuyên môn và sự cẩn thận, tỷ mỉ với các con số. Ngoài ra họ còn cần phải trung thực và rõ ràng minh bạch với mọi số liệu.

5: Phòng Marketing

Một phòng ban mà ngày càng được coi trọng nhất là thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Đó chính là phòng marketing. Với việc dần dần chuyển từ marketing offline truyền thống dần dần sang marketing online bằng công nghệ thông tin và các nền tảng số. Marketing đã thực sự giúp công ty giới thiệu, quảng bá được bộ mặt của mình đến với khách hàng mục tiêu và thúc đẩy doanh số bán hàng được tăng cao.

phòng marketing

Marketing hiện nay sẽ thương bao gồm việc giao tiếp với khách hàng qua các kênh online như wesite, facebook, zalo vv. Chúng cho phép doanh nghiệp của bạn có thể kết nối được với nhau và mang đến ảnh hưởng tích cực đến thương hiệu của doanh nghiệp tới khách hàng.


MỘT SỐ PHÒNG BAN KHÁC TRONG DOANH NGHIỆP

Bên cạnh các phòng ban chung thường có trong doanh nghiệp. Tùy vào đặc thù riêng từng lĩnh vực sẽ có thể có thêm những phòng ban khác. Chúng ta sẽ cùng điểm danh những phòng ban này.

1: Phòng kỹ thuật và công nghệ

Một số doanh nghiệp như xây dựng, môi trường hay công nghệ thông tin thường xuất hiện phòng kỹ thuật – công nghệ. Đây là phòng ban có chức năng quản lý và hỗ trợ về kỹ thuật trong doanh nghiệp. Ví dụ như bộ phận kỹ thuật điện nước trong tòa nhà, hay an toàn phòng cháy chữa cháy…

Bộ phận công nghệ thông tin sẽ có vai trò quản trị toàn bộ hệ thống và đảm bảo hệ thống được tình trạng thông suốt ổn định và an toàn. Thêm vào đó, họ cũng có vai trò cải tiến về công nghệ thông tin cho các phòng ban trong công tin

phòng kĩ thuật

2: Phòng quan hệ quốc tế

Đây là phòng ban thường được thấy trong các doanh nghiệp liên doanh hoặc có nguồn vốn từ nước ngoài. Phòng quan hệ quốc tế này có nhiệm vụ là cầu nối quan hệ quốc tế với doanh nghiệp. Bộ phận này cần nhân sự phải có khả năng ngoại ngữ cùng khả năng am hiểu văn hóa, doanh nghiệp nước ngoài.

Khi quan hệ quốc tế được thúc đẩy và phát triển thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh và vươn ra tầm cỡ quốc tế. Đây là một trong những cơ hội quan trọng được các doanh nghiệp Việt Nam vươn xa ra ngoài thị trường rộng lớn. Do đó ngày càng nhiều các doanh nghiệp hiện nay đang chú trọng phát triển vào phòng quan hệ quốc tế này.

3: Phòng nghiên cứu và phát triển

Với những doanh nghiệp lớn, tập đoàn thì sẽ thường xuyên xuất hiện phòng nghiên cứu và phát triển. Nghe có vẻ hơi trừu tượng nhưng thực ra đây cũng sẽ là phòng ban quan trọng có tương lai cho doanh nghiệp. Họ bao gồm các nhân sự có nhiệm vụ tập trung nghiên cứu các dòng sản phẩm của công ty sao cho thật phù hợp với thị trường. Những nhiệm vụ này cần có sự điều tra thu thập thông tin thị trường để có những cải tiến trong sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất.

phòng nghiên cứu phát triển

Với việc cải tiến đổi mới sản phẩm để thu hút thị hiếu khách hàng hơn tránh bị lỗi mốt và bị người tiêu dùng lãng quên. Vị trí này trong phòng nghiên cứu và phát triển sẽ bao gồm những người có óc sáng tạo, đổi mới, tư duy và chiến lược nhìn xa.


Có thể nói mỗi phòng ban khác nhau chính là mảnh ghép cần có để hình thành nên một bộ máy doanh nghiệp vững mạnh. Một bộ phận phòng ban yếu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việc xây dựng và đào tạo nhân sự cho các phòng ban này là điều cực kì quan trọng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hình dung ra được những chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!