Mô hình sản xuất Just In Time chính là một mô hình sản xuất tập trung vào việc loại trừ những hao phí trong quá trình sản xuất bằng việc chỉ sản xuất đúng với số lượng và kết hợp các thành phần tại đúng chỗ và vào đúng thời điểm.
Hệ thống JIT chính là một hệ thống sản xuất trong đó có các luồng nguyên vật liệu và hàng hóa cũng như sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất cũng như phân phối để được lập thành một kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo đó có thể được thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt.
Nội dung
NGUỒN GỐC CỦA MÔ HÌNH JUST IN TIME
Mô hình Just In Time này được bắt nguồn từ những năm 1930 có liên quan đến xá dây chuyền lắp rap của hãng Ford. Khi mà họ nhận thấy trong sản xuất hay dịch vụ thì mỗi công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đứng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ. Tức là hệ thống chỉ sản xuất ra cái mà khách hàng muốn.
Mô hình này được phát triên và hoàn thiện bởi Ohno Taiichi của Toyota, người mà bây giờ được xem như cha đẻ của JIT. Taiichi Ohno phát triển những triết học này như một phương tiện nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng với thời gian nhanh nhất. Như vậy, trước đây JIT được sử dụng không chỉ để giảm bớt hao phí trong sản xuất mà còn chủ yếu để sản xuất hàng hóa sao cho hàng hóa đến tay khách hàng chính xác khi họ cần đến.
VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH JUST IN TIME (JIT) TRONG SẢN XUẤT
Mô hình sản xuất Just In Time được các nhà nghiên cứu sáng tạo với mong muốn cắt giảm được các lãng phí trong quy trình sản xuất và mang lại sự chủ động cho doanh nghiệp của bạn.
Như đã nói ở bên trên thì mô hình JIT được hiểu đơn thuần sẽ là sản xuất đúng sản phẩm với đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm. Mô hình hoạt động dựa trên hệ thống Kanban – có sử dụng thẻ màu, bảng hiểu để giúp xác định số lượng hàng cần được thay thế – dựa vào đó mà có thể đồng bộ hóa mọi hoạt động của kho hàng và giúp nâng cao được hiệu quả của quy trình sản xuất.
ƯU ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH JUST IN TIME
Sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số ưu điểm của mô hình Just In Time để bạn có thể hiểu hơn:
- Giảm tối đa phế liệu và sản phẩm bị lỗi
- Giảm diện tích kho bãi so với trước khi áp dụng
- Gia tăng năng suất lao động nhờ cắt giảm thời gian chờ đợi.
- Gia tăng chất lượng sản phẩm trong dài hạn
- Linh hoạt trong việc thay đổi qui trình sản xuất
- Giúp người lao động có thể tham gia sâu hơn vào việc cải tiến quy trình và gia tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
NHƯỢC ĐIỂM CỦA JUST IN TIME
Với nhiều ưu điểm như trên thì mô hình Just In Time được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Thêm vào đó qua quá trình vận hành theo mô hình này nhiều doanh nghiệp cũng phản hồi một số bất lợi của hệ thống JIT như chúng không thể hoạt động một cách độc lập mà cần bạn cung cấp nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định để kịp thời đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra một nhược điểm thêm nữa là chi phí thực hiện cũng khá cao. Một đơn vị sản xuất chẳng thể nào xây dựng lại hệ thống JIT cho thích hợp với quy trình sản xuất mà yêu cầu họ phải xây dựng lại quy tình cho phù hợp với JIT.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG JUST IN TIME
- Một số điều kiện áp dụng thành công hệ thống Just In Time trong doanh nghiệp như sau:
- Mô hình JIT tỏ ra làm việc khá hiệu quả với những doanh nghiệp sản xuất có tính chất lặp đi lặp lại.
- Mô hình Just In Time đặc trưng với các lô hàng nhỏ với qui mô gần như nhau nên việc tiếp nhận vật tư trong quá trình sản xuất tốt hơn là việc sản xuất những lô hàng lớn rồi để tồn kho.
- Luồng “hàng hóa” lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập chi tiết cho từng bước sao cho công đoạn tiếp theo thực hiện được ngay sau khi công đoạn trước hoàn thành. Không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi sản phẩm đầu vào.
- Mỗi công đoạn chỉ làm một số lượng sản phẩm / bán thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới.
- Người công nhân ở qui trình tiếp theo chính là khách hàng của qui trình trước đó.
Có thể nói muốn cho hệ thống Just In Time hoạt động thành công thì doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều phương pháp lại với nhau.
Just in time tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Không sản xuất trừ khi khách hàng đã đặt hàng.
- Trung bình hóa yêu cầu của khách hàng và như vậy mọi nguồn lực trở nên trung bình hóa và ổn định trong toàn bộ nhà máy.
- Tất cả các công đoạn phải được thông tin nối với nhau bằng một công cụ quản lý bằng trực quan đơn giản – Kanba
- Tối đa tính linh động về nguồn lực và máy móc.
NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG JUST IN TIME
Với những gì mà mô hình sản xuất này mang lại đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất và mang lại nhiều lợi ích đi theo đó như:
- JIT giúp giảm thiểu tối đa lượng hàng tồn kho gây ứ động vốn không cần thiết.
- Giải phóng được diện tích kho bãi hoặc có thể nói là sử dụng tối ưu được diện tích kho bãi.
- Chất lượng sản phẩm được nâng cao nhờ không còn hàng tồn gây ảnh hưởng đến chất lượng ( không có hàng quá date)
- Mô hình JIT giúp gia tăng được năng suất nhờ cắt giảm được thời gian chờ đợi.
- Có thể linh hoạt hơn trong việc thay đổi quy trình sản xuất và mẫu mã sản phẩm mà không ảnh hưởng lớn đến nguyên vật liệu.
- Giảm tải áp lực cho phía khách hàng.
- Công nhân được tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.