PQC là gì? Mô tả công việc Nhân viên PQC

0
SHARES
357
VIEWS

Trong phòng quản lý chất lượng ngoài các vị trí công việc QA QC thường được nghe thì vị trí PQC lại nghe khá lạ lẫm. Bạn đang tự hỏi đây là vị trí gì và công việc của một nhân viên PQC như thế nào ? Trong bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu vị trí này trong bài viết ngày hôm nay.

PQC là gì


KHÁI NIỆM PQC LÀ GÌ ?

Cụm từ PQC được viết tắt bởi cụm từ Processing Quality Control. Nghĩa tiếng việt được hiểu như là nhân viên kiểm soát chất lượng, giám sát quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vị trí đặc biệt này giúp kiểm soát đảm bảo chất lượng của quá trình sản xuất sản phẩm và tạo thành bộ 3 quá trình IQC, OQC, PQC toàn diện trong nhà máy.

Với vị trí là một nhân viên PQC bạn có thể làm việc trong nhiều nhà máy với nhiều ngành nghề khác nhau như: may mặc, thực phẩm, thủy sản, cơ khí, lắp ráp chế tạo vv.

Khi làm việc với vị trí nhân viên PQC bạn sẽ được sử dụng các dụng cụ đo đạc, phân tích như đồng hồ, thước, thiết bị đo điện tử, máy đo tọa độ vv. Nhân viên PQC sẽ tập hợp thông tin và ghi chép lại các kết quả của họ thông qua các báo cáo thử nghiệm. Ngoài ra nhân viên PQC sẽ rà soát kiểm tra lỗi và thông báo cho cấp trên của bạn để kịp thời khắc phục sự cố.

nhân viên PQC là gì


MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN PQC

Công việc của một nhân viên PQC sẽ bao gồm khá nhiều việc và nhiệm vụ. Tuy nhiên nổi bật lên với 3 nhiệm vụ chính đó là:

  • Xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.
  • Thực hiện kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Thực hiện việc giải quyết cũng như đánh giá giám sát khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm chế tạo ra.

Cụ thể của 3 đầu mục công việc này sẽ được thể hiện như sau:

1: Xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

  • Do tính chất công việc trực tiếp kiểm soát chất lượng nên nhân viên PQC sẽ am hiểu khá rõ về quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Do đó nên là người trong nhóm trực tiếp xây dựng nên quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng theo những yêu cầu của tiêu chuẩn chung của công ty.
  • Bên cạnh đó cần phải phối hợp với các bộ phận có liên quan nhằm đưa ra được những điều chỉnh cho quy trình đã được thống nhất và ban hành trước đó nhằm đưa việc kiểm soát chất lượng vào thành một công việc hàng ngày duy trì đều đặn.

PQC được viết tắt bởi cụm từ Processing Quality Control

2: Thực hiện kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm

Có thể nói đây là công việc quan trọng nhất của một nhân viên PQC và cũng là công việc chính của họ. Một số nhiệm vụ mà PQC cần phải làm chính là:

  • Tham gia vào các khâu của quá trình sản xuất và giám sát công nhân hàng ngày nhằm đảm bảo sản phẩm được làm ra ở từng khâu đều được xử lý theo đúng tiêu chuẩn.
  • Thực hiện việc kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm và nguyên vật liệu đầu vào cả về chất lượng lẫn số lượng. Nếu có bất kì vấn đề gì cần báo ngay cho nhân viên IQC để có hướng xử lý sớm nhất.
  • Kiểm tra, phân loại những sản phẩm không đạt chất lượng ở từng khâu ra những khu vực riêng để nhân viên có thể sửa lỗi và đổi thành những sản phẩm chất lượng nhất.

3: Giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng

Với nhiều quy trình và công đoạn sản xuất nên sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro sai hỏng sản phẩm, lỗi và những vấn đề về khiếu nại sẽ bắt đầu. Chính việc này cần nhân viên PQC giải quyết được hết các yêu cầu và khiếu nại đó. Ngoài ra còn cần

  • Phối hợp với các bộ phận khác để kiểm tra lại lỗi sản phẩm nằm ở khâu nào để khắc phục ngay vấn đề.
  • Phối hợp với các nhân viên QC khác để đề xuất những phương án giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả.

4: Các công việc khác

Bên cạnh 3 mảng công việc chính thì nhân viên PQC tùy vào từng ngành nghề mà sẽ có thể kiêm nhiệm thêm những công việc như:

  • Tiến hành đào tạo nghiệm vụ cho nhân viên mới, phối hợp mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên phòng quản lý chất lượng định kì
  • Đề xuất những ý nghiến,ý tưởng cải tiến sản xuất sản phẩm cho ban giám đốc.
  • Quản lý tài liệu, hồ sơ, báo cáo, quy trình của phòng và dịnh kì báo cáo quá trình kiểm soát chất lượng cho ban giám đốc và cấp trên.

CÁC KỸ NĂNG ĐỂ TRỞ THÀNH NHÂN VIÊN PQC

Để trở thành một nhân viên PQC giỏi và có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn thì một nhân viên cần phải có những kĩ năng quan trọng như sau:

  • Kỹ năng quản lý:

Một nhân viên PQC sẽ phải làm việc với nhiều công nhân trong doanh nghiệp tại nhiều khâu khác nhau. Việc bạn có kỹ năng quản lý tốt để giúp giải quyết công việc kiểm soát của mình và vừa đảm bảo quy trình sản xuất chung của toàn bộ doanh nghiệp sản xuất một cách hiệu quả. Quản lý không phải là ra lệnh mà là đôn đốc, xắp xếp công việc, chỉ đạo hướng dẫn nhân viên cấp dưới, công nhân làm theo đúng hướng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm được cải thiện tốt hơn.

PQC la gi

  • Kỹ năng giám sát

Đây cũng là một kĩ năng cần có của một nhân viên PQC. Họ cần kiểm soát, giám sát chất lượng trong quá trình sản xuất và kinh doanh vì vậy kỹ năng này trở thành một trong những kĩ năng không thể thiếu được đối với những người làm vị trí PQC. Với óc quan sát tốt người PQC giỏi sẽ có thể nhanh chóng phát hiện ra lỗi kỹ thuật của quy trình sản xuất để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Kỹ năng xử lý tình huống

Với khối lượng công việc lớn nên có thể khó tránh khỏi được những sai sót và sự cố phát sinh không thể lường trước được. Người có kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ có thể nắm bắt một cách nhanh chóng và giải quyết được vấn đề để không gây ảnh hưởng đến tiến trình và hiệu quả của sản xuất.

  • Kỹ năng làm việc nhóm

Có thể thấy việc quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ diễn ra tại một khâu mà chúng đòi hỏi các bộ phận cần kiểm soát tốt chất lượng ngay từ khâu của mình. Do đó một nhân viên PQC cần có kỹ năng làm việc nhóm để kết hợp với các nhân viên QC khác như IQC, OQC, FOC để liên kết và phối hợp nhịp nhàng trong quá trình làm việc.

Sử dụng được các phần mềm, ứng dụng phục vụ cho công việc. Sử dụng thành thạo các phần mềm kiểm soát quá trình như Six Sigma, SPC trong phân tích, thu thập dữ liệu và trình bày sẽ giúp bạn giảm thiểu các lỗi trong quá trình sản xuất.


MỨC LƯƠNG CỦA NHÂN VIÊN PQC BAO NHIÊU ?

Có thể nói đây là một vị trí khá quan trọng trong doanh nghiệp nên cơ hội nghề nghiệp của nhân viên PQC hiện nay khá lớn. Các doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao cho các nhân viên có kinh nghiệm và giỏi.

Tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm và năng lực thực tế của mình mà mức lương của họ cũng sẽ cao. Với nhân viên mới ra trưởng thì mức lương khởi điểm sẽ thường là 5-6,3 triệu đồng/ tháng và trung bình từ 7,8 – 9,2 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt với những nhân viên có kinh nghiệm sẽ có mức lương lên đến 20 triệu/ tháng. Ngoài lương và chế độ phúc lợi thì nhân viên PQC còn có cơ hội thăng tiến lên vị trí giám sát, giám đốc sản xuất với mức lương từ 70 đến 90 triệu/ tháng.


Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ cho bạn trên đây sẽ giúp bạn có được những hiểu biết rõ về vị trí nhân viên PQC. Một vị trí khá quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất. Nếu như bạn có mong muốn trở thành một nhân viên PQC xa hơn là trưởng phòng hoặc giám đốc quản lý sản xuất thì ngay từ bây giờ hãy trao dồi kiến thức và kĩ năng để có thể chạm được tới ước mơ của mình càng sớm càng tốt. Chúc bạn thành công !

>> Xem thêm: OQC là gì? Công việc của nhân viên OQC là gì ?

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!