OQC là gì? Công việc của nhân viên OQC là gì ?

0
SHARES
200
VIEWS

Nhân viên OQC – nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra là một vị trí công việc đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất sản phẩm tại các nhà máy. Vậy bạn có biết OQC là gì và những công việc họ đảm nhiệm như thế nào ? Cùng đọc bài viết của diendaniso.com sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn khách quan về vị trí OQC.


nhân viên OQC là gì

NHÂN VIÊN OQC LÀ GÌ ?

Theo khái niệm thì cụm từ OQC hay Output Quality Control có nghĩa là kiểm soát chất lượng đầu ra. Trong các nhà máy sản xuất hiện nay thì nhân viên OQC chính là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đầu ra của một sản phẩm. Đây là một vị trí không thể thiếu được được trong phòng kiểm soát chất lượng và được nhiều bạn trẻ mong muốn trở thành nhân viên OQC.

Vai trò của một nhân viên OQC được khá nhiều người xem trọng vì đây là vị trí kiểm soát xác định được chất lượng sản phẩm sau cùng trước khi vận chuyển giao cho khách hàng. Nhờ đó mà có thể cung cấp sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng và luôn đạt mức độ ổn định.

xem thêm: Tìm hiểu khái niệm IQC, OQC, PQC, FQC là gì?


NHÂN VIÊN OQC LÀM NHỮNG GÌ ?

Trong một doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất thì một nhân viên OQC cần phải đảm bảo 4 nhiệm vụ chính như sau:

  • Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm.
  • Kiểm soát chất lượng thành phẩm
  • Xử lý yêu cầu khiếu nại của khách hàng
  • Các công việc khác

công việc của nhân viên OQC

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm:

Nhân viên OQC là người sẽ tiến hành tham gia cùng phòng QC xây dựng nên tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm theo đúng quy trình ISO doanh nghiệp đang áp dụng.

Kiểm tra và giám sát chất lượng thành phẩm.

Một nhân viên OQC một ngày sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng thành phẩm và đới với những sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp.

Ngoài ra nhân viên OQC cần phải chịu trách nhiệm để phân loại những sản phẩm bị lỗi hoặc có những sai sót về tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra theo dõi và đề xuất những chỉnh sửa thay đổi về kết cấu thiết kế sản phẩm.

Xử lý yêu cầu và khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Một nhân OQC cần phải trực tiếp làm việc với khách hàng để xem xét và đánh giá lại hàng hóa xem có những khiếu nại về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra còn cần phối hợp với các bên liên quan để tìm ra được nguyên nhân chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.


BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN OQC

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm
  • Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm theo quy trình ISO mà doanh nghiệp áp dụng.
  • Phối hợp với bộ phận điều chỉnh các tiêu chuẩn sao cho hợp lý khi có sự đổi mới về quy trình đánh giá chất lượng thành phẩm.
Kiểm soát chất lượng thành phẩm
  • Hàng ngày trực tiếp kiểm tra chất lượng thành phẩm.
  • Xác nhận “PASS” cho những thành phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp.
  • Phân loại những thành phẩm lỗi, sai sót về tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu tổ trưởng chuyền sản xuất theo dõi việc xử lý, sửa chữa của công nhân.
  • Được quyền đình chỉ xuất hàng khi phát hiện sai sót hàng loạt và nhanh chóng báo cáo cấp trên xử lý.
Xử lý yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm
  • Trực tiếp làm việc với khách hàng, xem xét, đánh giá lại hàng hóa khi có những yêu cầu, khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
  • Phối hợp với các bên liên quan tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan nào đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Kịp thời đề xuất phương án xử lý khiếu nại, yêu cầu của khách nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.
Các công việc khác
  • Triển khai thực hiện các kế hoạch công việc của bộ phận.
  • Phối hợp làm việc với các nhân viên khác trong bộ phận, đảm bảo quy trình sản xuất được kiểm soát tốt về chất lượng, tiến độ sản xuất.
  • Tham gia vào quy trình lên ý tưởng, phát triển sản phẩm mới, sản xuất hàng mẫu.
  • Chủ động đưa ra những đề xuất nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên OQC.
  • Tích cực tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ OQC do doanh nghiệp, các hiệp hội tổ chức.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban, họp khẩn của bộ phận
  • Quản lý cẩn thận hàng mẫu, hồ sơ, tài liệu được giao phụ trách.
  • Làm các báo cáo công việc định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của doanh nghiệp.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được quản lý cấp trên yêu cầu.

KỸ NĂNG CỦA MỘT NHÂN VIÊN OQC

Để theo đuổi trở thành nhân viên OQC trong tương lai thì bên cạnh việc hiểu mô tả công việc của họ thì bạn cần tìm hiểu thêm những kỹ năng quan trọng mà OQC cần có. Một số những kĩ năng quan trọng của một OQC dành cho bạn.

1: Kỹ năng kiểm tra giám sát.

Kỹ năng giám sát giám sát sẽ giúp bạn phát hiện được những điểm chưa được hoàn thiện sai sót của sản phẩm. Ngoài ra việc kiểm soát giám sát mà công việc của bạn sẽ giúp kiểm soát được tốt hơn và hiệu suất công việc cao hơn nhiều.

nhân viên OQC

2: Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý.

Đây là một kĩ năng khá quan trọng và cần có của một nhân viên OQC. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn chủ động trong công việc và điều hành nắm bắt tốt nhất những công việc đang diễn ra trong bộ phận đó.

3: Kĩ năng xử lý tình huống

Trong quá trình quản lý và kiểm soát chất lượng sẽ gặp phải khá nhiều rủi ro và vấn đề phát sinh ngoài dự kiến. Những vấn đề phát sinh này cần đến kĩ năng xử lý tình huống tốt hơn sẽ giúp bạn khắc phục sự cố một cách kịp thời và nhanh chóng. Từ đó quá trình sản xuất sẽ không bị gián đoạn gây thiệt hại nghiêm trọng.


MỨC LƯƠNG CỦA OQC LÀ BAO NHIÊU ?

Theo tham khảo trên nhiều web tuyển dụng thì một nhân viê OQC mới sẽ có mức lương từ 6-10 triệu/tháng. Với người có nhiều kinh nghiệm và trình độ thì mức lương sẽ có thể cao hơn. Đặc biệt nếu bạn làm trong doanh nghiệp nước ngoài mà thành thạo tin học và tiếng anh thì sẽ có mức lương từ 10 triệu trở lên. Ngoài lương ra thì các chế đôn phúc lợi như bảo hiểm, phụ cấp, thưởng lễ tết vv.

Cơ hội thăng tiến của nhân viên OQC là rất rộng mở. Bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn như nhóm trưởng, tổ trưởng và cấp quản lý vv. Với các vị trí cao hơn mức lương sẽ cao hơn giao động từ 15 đến 33 triệu/tháng cho nhân viên có 3 đến 6 năm kinh nghiệm.


Trên đây là những kiến thức về nhân viên OQC và những kỹ năng cần có của một nhân viên OQC trong phòng quản lý chất lượng. Nếu như bạn đang muốn theo đuổi con đường trở thành một nhân viên quản lý chất lượng nói chung và nhân viên OQC nói riêng thì đây là những kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!