Khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế

0
SHARES
134
VIEWS

Từ thế kỉ thứ nhất khi bắt đầu các hoạt động kinh tế liên quan đến tiền tệ tín dụng thì thuật ngữ khủng hoảng kinh tế đã được xuất hiện. Hiện tượng này chỉ kết quả tiêu cực của các hoạt động kinh tế mâu thuẫn với các tầng lớp xã hội. Vây tình trạng khủng hoảng kinh tế là gì ? Nguyên nhân nào dẫ đến khủng hoảng kinh tế và các biện pháp phòng ngừa. Bài viết này diendaniso.com sẽ cho bạn biết một cách cụ thể.

khủng hoảng kinh tế là gì


KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LÀ GÌ ?

Có khá nhiều cách hiểu về khủng hoảng kinh tế (Depression). Theo học thuyết Kinh tế – Chính trị của Mác Lê-nin định nghĩa thì cuộc khủng hoảng kinh tế là tình trạng suy thoái đột ngột của nền kinh tế. Hiện tượng này có xu hướng kéo dài và khiến các chỉ số như GDP – Tổng sản phẩm quốc nội có xu hướng giảm. Đồng thời thị trường chứng khoán, bất động sản giảm sâu và các khoản thanh toán rơi vào cạn kiện.

Khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự rối loạn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc này dẫn đến rối loạn đời sống, kinh tế và gây ra tình trạng thất nghiệp kéo theo sự bất ổn về chính trị.

Phạm vi các cuộc khủng hoảng thường xảy ra ở một vài quốc gia hay một khu vực. Nhưng với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, các cuộc khủng hoảng kinh tế dần mở rộng ra phạm vi lớn hơn và dễ lan rộng ra phạm vi toàn cầu.

khủng hoảng kinh tế


ĐẶC TRƯNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 

Khi một quốc gia lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế thì sẽ khiến cho nền kinh tế bị ngưng trệ. Những đặc điểm được thể hiện rõ nét khi khủng hoảng kinh tế xảy ra như:

  • Phá sản
  • Thất nghiệp tăng đáng kể
  • Tín dụng giảm
  • Sản lượng giảm
  • Sụt giảm giao dịch và thương mại
  • Giá trị tiền tệ biến động mạnh và liên tục
  • Chính phủ mất khả năng thanh toán các khoản nợ mà họ đứng tên

khủng hoảng kinh tế là gì


KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ SUY THOÁI KINH TẾ

Hai thuật ngữ này đã trở nên khá quen thuộc khi đi đôi với nhau thể hiện những mặt khác nhau của một nền kinh tế.

Tình trạng suy thoái kinh tế chính là một hiện tượng có tính chất chu kì kinh doanh. Thường xảy ra khi GDP bị suy giảm một cách liên tiếp trong ít nhất hai quý. Còn về tình trạng khủng khoảng chính là một sự suy sụp một cách nghiêm trọng các hoạt động kinh tế kéo dài trong nhiều năm thay vì chỉ diễn ra trong hai quý.

Có khá nhiều quan điểm trái chiều về thời gian khủng hoảng kéo dài này. Một số người tin rằng một cuộc khủng hoảng chỉ bao gồm có thời kì bị ảnh hưởng bởi những hoạt động kinh tế bị suy giảm. Trong khi đó một số quan điểm khác lại cho rằng việc khủng hoảng tiếp diễn cho đến khi hầu hết các hoạt động kinh tế đã trở lại một cách bình thường.


NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Có thể nói tình trạng khủng hoảng kinh tế xảy ra do các tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh và sản xuất cùng các nhân tố khác gây ra mất cân bằng kinh tế và khiến quốc gia bị khủng hoảng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế có nhiều tuy nhiên nổi lên 5 nguyên nhân chính như sau:

  • Khủng hoảng tài chính

Có thể nói hầu hết các trường hợp khủng hoảng kinh tế thường đến từ phần nhiều do khủng hoảng tài chính tạo nên. Lúc này khả năng thanh khoản bị giảm sút, giá chứng khoán cùng bds bị giảm mạnh và giá trị của các tài sản đó bị sụt giảm kéo theo sự mất khả năng thanh toán của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Các vụ khủng hoảng tài chính khiến hệ thống ngân hàng b8j chao đảo và sụp đổ. Điều này khiến nền kinh tế bị chịu tổn thất nặng nề. Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 diễn ra khiến nước Mỹ chao đảo và 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam.

khủng hoảng tài chính

  • Bong bóng kinh tế

Tình trạng bong bóng kinh tế hay bong bóng đầu cơ xuất hiện khiến giá trị hàng hóa và tài sản tăng đột biến một cách vô lý và không ổn định. Trong một thời gian ngắn sau đó bong bóng bị vỡ và giá trị hàng hóa tài sản bị rơi một cách tự do xuống đáy khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, người dân thất nghiệp và doanh nghiệp bị phá sản

Tại Việt Nam mới đây đã diễn ra cuộc khủng hoảng Lan đột biến. Khi mà những chậu lan đã bị độn giá lên cực kì cao một cách bất thường khiến mọi người đổ xô vào mua bán lan. Sau một thời gian ngắn thì giá bị xuống đáy và những người đổ tiền mua lan đành ngậm trái đắng. Nhiều người đã tán gia bại sản để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Có thể thấy được khi mức giá bị đẩy lên quá cao và vô lý không phản ánh đúng mức tiêu thụ của người tiêu dùng về sản phẩm. Chúng khiến cho bong bóng hình thành và vỡ là kết quản của hiện tượng phản ứng thuận khi các chủ thể nền kinh tế có phản ứng đồng nhất.

  • Tình trạng lạm phát

Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế có thể thấy được chính là tình trạng lạm phát. Đây là một tình trạng tăng giá liên tục của hàng hóa và thị trường. Chúng khiến cho sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ.

Tình trạng lạm phát thường xảy ra chậm và kéo dài trong nhiều năm khiến cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Trong trường hợp tăng trưởng kinh tế ở mức thấp mà tỷ lệ lạm phát cao thì sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.

  • Giảm phát

Bên cạnh tình trạng lạm phát thì đi theo chiều ngược lại chính là tình trạng giảm phát. Chúng là tình trạng sụt giảm chung về mức giá cả dịch vụ hàng hóa. Chúng thường liên quan đến sự giảm cung tiền tệ và tín dụng của nền kinh tế. Trong thời kì giảm phát thì sức mua của tiền tệ sẽ tăng lên theo thời gian.

Mặc dù giảm phát có vẻ là một điều tốt nhưng nó có thể báo hiệu một cuộc suy thoái sắp xảy ra và thời kỳ kinh tế khó khăn. Khi mọi người cảm thấy giá đang giảm, họ sẽ trì hoãn việc mua hàng hóa với hi vọng sẽ mua được với mức giá thấp hơn và ngày sau đó.

khủng hoảng kinh tế

  • Giảm chi tiêu

Nguyên nhân thứ 5 đến từ yếu tố tâm lý của người tiêu dùng và các nhà đầu tư. Khi họ lo lắng về những biến động và bất ổn của thị trường thì họ sẽ cắt giảm chi tiêu và giữ lại nhiều nhất có thể. Có thể nói sự cắt giảm này có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và chúng khiến cho tốc độ phát triển nền kinh tế bị thụt lùi.

Lãi suất cao cũng khiến cho các doanh nghiệp đối mặt với khó khăn, phải cắt giảm kế hoạch chi tiêu vì chi phí tài chính quá cao. Do vậy, việc giảm chi tiêu làm chững lại nền tăng trưởng kinh tế GDP của quốc gia, là yếu tố GDP phần tạo nên khủng hoảng kinh tế.

>> Xem thêm: Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trong nền kinh tế


NHỮNG ẢNH HƯỞNG ỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Trong mỗi quốc gia trên thế giới thì khi xuất hiện tình trạng khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến hầu hết mọi đối tượng trong quốc gia. Tình trạng này có thể diễn biến với mức độ nhẹ hay nặng và để lại nhiều hậu quả mà chúng mang lại. Những ảnh hưởng đó đến từ một số biểu hiện như sau:

  • Tình trạng bất ổn trong và ngoài khu vực

Khi khủng hoảng diễn ra thì nhiều tổ chức, doanh nghiệp rơi vào trạng thái nợ nần phá sản. Điều này bắt nguồn từ việc sản xuất bị đình trệ, lợi nhuận doanh thu không đủ bù đắp cho chi phí. Hiện tượng khủng hoảng kinh tế còn gây ra hiện tượng lạm phát phi mã khiến nền kinh tế chao đảo trong vòng nhiều năm

  • Khủng hoảng toàn cầu

Việc khủng hoảng kinh tế hiện nay sẽ ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn lan sang cả các quốc gia khác có làm ăn buôn bán với nhau. Đó là nền kinh tế tuần hoàn. Một khi các cường quốc như Mỹ Trung Quốc hay Châu Âu bị khủng hoảng thì sẽ kéo theo các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng theo những mức độ khác nhau.

cuộc khủng hoảng kinh tế

  • Các vấn đề đời sống của người dân

Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì sẽ kéo theo đời sống của người dân bị ảnh hưởng. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng do các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí. Điều này kéo theo đời sống vật chất và tinh thần không được đảm bảo và các nhu cầu cơ bản bị ảnh hưởng nặng nề.

Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ trẻ em không được đi học tỷ lệ thuận một cách tiêu cực trong thời kỳ khủng hoảng. Tỷ lệ bạo lực và tệ nạn xã hội cũng gia tăng khi chất lượng cuộc sống suy giảm.


BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Hiện nay có khá nhiều cách để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế. Để có thể dựa vào những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát mà có những biện pháp để khắc phục. Các giải pháp để doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế việt Nam nói chung có thể đứng vững trong quá trình khủng hoảng kinh tế. Theo đó:

  • Các doanh nghiệp, tổ chức cần có kế hoạch sản xuất đa dạng hàng hóa cùng với việc mở rộng hơn nữa thị trường nhập khẩu để tránh bị ảnh hưởng nếu khủng hoảng xảy ra.
  • Nhà nước cần đưa ra những chính sách để giám sát, quản lý các thị trường: Thị trường ngoại tệ, thị trường kinh doanh địa ốc, thị trường vàng, thị trường chứng khoán – đây đều là những thị trường được các nhà đầu tư quan tâm;

khủng hoảng kinh tế

>> Xem thêm: Quản trị khủng hoảng là gì? Lập kế hoạch quản trị khủng hoảng tối ưu


Kết luận

Có thể nói khủng hoảng kinh tế là một trong những vấn đề nóng toàn cầu ảnh hưởng không chỉ riêng ai. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp cho bạn hiểu hơn về tình trạng khủng hoảng kinh tế là gì ? Ảnh hưởng của chúng đến đời sống của người tiêu dùng và từ đó có các biện pháp phòng tránh khủng hoảng kinh tế một cách hiệu quả nhất.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!