Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trong nền kinh tế

0
SHARES
48
VIEWS

Trong khi lạm phát phản ánh sự giảm giá trị của một loại tiền tệ trong nền kinh tế thì lãi suất lại là chính sách tiền tệ quan trọng được ngân hàng nhà nước quy định. Đây là hai nhân tố chính trong nền kinh tế thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi bạn hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất sẽ giúp đưa ra được các quyết định giao dịch thông minh hơn. Cùng diendaniso.com đi tìm hiểu về mối quan hệ của hai thuật ngữ này trong nền kinh tế.

mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát


TỔNG QUAN LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT 

Có thể nói lạm phát là một trong những vấn đề quan tâm với mọi quốc gia. Tình trạng lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và nền kinh tế rất lớn. Chính vì thế mà việc kiềm chế lạm phát sẽ là công cuộc của các quốc gia nhằm cân đối giữa phát triển kinh tế và lạm phát. Trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của chính phủ thì việc điều chỉnh lãi suất sẽ có tác động không nhỏ đến tình hình lạm phát của một quốc gia.

Để tìm hiểu được mối liên quan giữa 2 thuật ngữ này chúng ta cùng xem qua định nghĩa về lạm phát và lãi suất:

Lãi suất:

Lãi suất là khoản tiền theo tỷ lệ mà người vay phải trả cho người cho vay dựa trên khoản tiền vay đã cam kết ban đầu. Nói cách khác thì lãi suất chính là % tiền gốc phải trả trong một khoảng thời gian đã được xác định từ trước theo kì hạn thông thường là hàng tháng hoặc năm.

mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

Về phương diện cá nhân thì đây là khoản tiền lời mà người cho vay sau khi nhận được của người đi vay nên có lợi cho họ. Tuy nhiên nhìn theo cách rộng ra thì công cụ lãi suất này cực kì quan trọng trong chính sách tiền tệ hiện hành. Nó cũng là chỉ số để tính đến biến số lạm phát, đầu tư hoặc thất nghiệp.

Một số loại lãi suất như sau:

  • Lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
  • Lãi suất cho vay.
  • Lãi suất thả nổi.
  • Lãi suất tín dụng.
  • Lãi suất chiết khấu ngân hàng.
  • Lãi suất cơ bản.
  • Lãi suất liên ngân hàng.

Lạm phát:

Theo nhiều định nghĩa có nêu thì lạm phát chính là tình trạng gia tăng một cách liên tục mức giá chung của hàng hóa trong một ênnf kinh tế. Chúng có nghĩa mức giá trung bình tăng lên không kể giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên với tỷ lệ nhất định thì sẽ xuất hiện lạm phát.

Việc xuất hiện lạm phát cho thấy sự suy yếu của đồng tiền nội tệ của một quốc gia. Hoặc so sánh lạm phát giữa các quốc gia khác để xác định giá trị tiền tệ với nhau.

Lạm phát có 3 loại chính, cụ thể đó là:

  • Lạm phát vừa phải – lạm phát ở mức 1 con số.
  • Lạm phát phi mã – lạm phát ở mức 2 đến 3 con số.
  • Siêu lạm phát – lạm phát tăng với tốc độ vượt xa lạm phát phi mã.

mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

>> Xem thêm: Siêu lạm phát là gì ? Ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế


MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT

Xét về cá nhân bạn sẽ chẳng quan tâm đến mối quan hệ của lạm phát và lãi suất. Tuy nhiên nếu xét về tổng thể nền kinh tế thì hai chỉ số này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau khá nhiều. Chúng có mối quan hệ qua lại như sau:

Khi nhà nước muốn tăng tiêu dùng trong dân thì sẽ điều chỉnh nới lỏng tiền tệ bằng cách giảm lãi suất cơ bản. Việc này sẽ khiến lãi suất cho vay giảm theo và khiến dân quan tâm hơn đến các khoản vay này. Từ đó lượng tiền lưu thông trên thị trường sẽ tăng lên và cung tiền với giá rẻ làm giá trị đồng tiền sẽ thấp hơn so với ngoại tệ. Việc này có thể khiến cho tỷ lệ lạm phát tăng lên.

mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

Khi nhà nước muốn thắt chặt tiền tệ họ sẽ thực hiện tăng lãi suất cơ bản và do đó các khoản vay cũng sẽ tăng hơn. Thay vì đi vay hay dùng tiền thì người dân sẽ ư thích gửi tiền vào ngân hàng để được hưởng mức lãi suất cao hơn. Điều này làm giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa dịch vụ và giảm lạm phát.

Mối quan hệ đó còn được thể hiện qua quy luật như sau:

  • Chỉ số lạm phát phải < lãi suất tiền gửi.
  • Lãi suất tiền gửi phải < lãi suất cho vay.

Có thể nói mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Chúng có tác động qua lại với nhau đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Chính phủ thường sẽ kiềm chế lạm phát bằng những công cụ tài chính của mình trong số đó có việc sử dụng nâng giảm lãi suất như một chiến lược hiệu quả để kiềm chế lạm phát và phát triển kinh tế.


ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG GIẢM LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT

Việc quy định mức lãi suất sẽ có sự khác nhau giữa mỗi quốc gia và còn do một số những cơ quan quản lý tài chính quyền lực như Ngân hàng Trung ương Châu Âu tại Liên minh Châu Âu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Nhờ công cụ này mà các quốc gia sẽ tiến hành tăng và giảm lãi suất theo từng thời kì nhằm kiềm chế lạm phát và kích thích kinh tế. Trên thực tế hầu hết các quốc gia tình trạng làm phát đều có tuy nhiên ở những mức khác nhau tùy theo giá trị nội tại của đồng tiền quốc gia đó.

Việc cắt giảm lãi suất sẽ khiến cho người dân có động thái tăng tiêu dùng hoặc thắt chặt chi tiêu từ đó sẽ khiến cho tỷ lệ lạm phát gia tăng hoặc giảm đi trông thấy.

mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

Chính vì thế mà có thể nói sự tăng giảm lãi suất và lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua hàng hóa của người tiêu dùng và khả năng chi tiêu của người dân. Giá cả sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng trực tiếp khi hai biến tài chính này tăng giảm theo từng thời kì.


LẠM PHÁT VÀ LÃI SUẤT NÊN ĐƯỢC DUY TRÌ NHƯ THẾ NÀO ?

Như đã nói ở trên thì nếu như tỷ lệ lạm phát cao hơn so với mức lãi suất thì việc gửi tiền vào các ngân hàng của bạn sẽ trở nên vô ích. Do đồng tiền bị mất giá nhanh chóng vượt qua tiền lãi suất bạn nhận được. Chính vì thế mà người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua hàng hóa và thanh toán dịch vụ khiến tác động xấu đến nền kinh tế nói chung.

Nếu mức lãi suất và tỷ lệ lạm phát tương đương nhau, tình hình cũng sẽ có những diễn biến tương tự nhưng ở tốc độ chậm hơn.

mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

Lời khuyên của nhiều chuyên gia chính là mức lãi suất luôn luôn phải cao hơn so với tỷ lệ lạm phát. Việc này sẽ khiến lạm phát ổn định và tỷ lệ tăng trưởng tăng với nhau.


KHI LẠM PHÁT XẢY RA NÊN ĐẦU TƯ GÌ CHO LỜI

Khi tình trạng lạm phát xảy ra ám chỉ sự mất giá của đồng tiền. Lúc này một tâm lý của nhà đầu tư cá nhân chính là họ sẽ có xu hướng gửi tiết kiệm hoặc trú ẩn vào vàng thay vì mang đi đầu tư để bảo toàn tài sản của họ.

Trái phiếu doanh nghiệp:

Trái phiếu doanh nghiệp được biết đến là một loại chứng khoán nợ được doanh nghiệp phát hành; nhằm huy động vốn với mục đích đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ trả cả gốc và lãi cho người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu là công cụ đơn giản, gần gũi, dễ kiểm soát. Ở đây, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất chính là trái phiếu có lãi suất điều chỉnh theo biến động mất giá của đồng tiền.

Nhìn chung, trái phiếu cũng là một kênh đầu tư tài chính chống lạm phát cực kỳ hiệu quả.


Có thể nói lãi suất và lạm phát là hai chỉ tiêu tài chính quan trọng trong sự phát triển của mọi nền kinh tế của các quốc gia khác nhau. Để có thể giúp cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả thì việc kìm hãm lạm phát bằng việc sử dụng công cụ lãi suất sẽ giúp nhà nước điều tiết nền kinh tế phát triển theo hướng có lợi cho nhân dân và người tiêu dùng.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!