Siêu lạm phát là gì ? Ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế

0
SHARES
137
VIEWS

Trong mọi nền kinh tế trên thế giới khi có sự rối loạn trong nền kinh tế và chính trị dâng cao có thể dẫn đến giá cả gia tăng nhanh chóng không thể kiểm soát được. Đó chính là tình trạng siêu lạm phát và trở thành nỗi ám ảnh của hầu hết mọi quốc gia hiện nay. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu siêu lạm phát là gì ? Ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế và các biện pháp khắc phục tình trạng siêu lạm phát này.

siêu lạm phát là gì


SIÊU LẠM PHÁT LÀ GÌ ?

Tình trạng lạm phát trở thành nỗi sợ của hầu hết mọi doanh nghiệp hiện nay. Để tìm hiểu về tình trạng siêu lạm phát trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu lạm phát là gì ? Theo như định nghĩa thì trong nền kinh tế vĩ mô lạm phát chính là chỉ sự tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian khiến giảm mạnh sức mua của một loại tiền tệ nào đó. Biểu hiện bằng việc với một đơn vị tiền tệ nào đó bạn sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Khi so sánh với các nước khác thì tình trạng lạm phát chính là sự giảm giá của giá trị tiền tệ một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

Từ đó siêu lạm phát trong tiếng anh có nghĩa là hyperinflation chỉ tình trạng lạm phát cao không thể kiểm soát nổi. Chúng khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng và làm mất giá trị của tiền và gây ra sự bất ổn về kinh tế. Thông thường, tốc độ tăng giá chung ở mức 3 chữ số hàng năm thì gọi là siêu lạm phát. Khi có siêu lạm phát, tiền mất giá nghiêm trọng, và lượng cầu về tiền tệ giảm đi đáng kể.

siêu lạm phát là gì

Theo nhiều nền kinh tế thì siêu lạm phát cho rằng:

  • Lạm phát trên 1.000% là siêu lạm phát
  • Lạm phát trên 100% đến dưới 1.000% là lạm phát phi mã
  • Lạm phát từ 10% đến dưới 100% là lạm phát cao

Trong cuốn sách của mình, Cagan định nghĩa rằng siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng lên 50% hoặc hơn, và kết thúc khi xuống dưới 50% (với điều kiện là nó phải duy trì trong vòng ít nhất một năm).


NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SIÊU LẠM PHÁT

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng siêu lạm phát. Chúng không phải là một sự kiện bất ngờ xảy ra mà từ cả một quá trình vận động của nền kinh tế do những yếu tố khách quan và chủ quan khiến tỷ lệ lạm phát đẩy lên cao khiến siêu lạm phát xảy ra. Một số nguyên nhân nổi bật như:

  • Lượng cung tiền gia tăng quá cao:

Tình trạng siêu lạm phát xảy ra trong thời kì suy thoái và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Khi ngân hàng trung ương khuyến khích ngân hàng cho vay để tạo ra chi tiêu và đầu tư. Tuy nhiên lượng cung tiền gia tăng không được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế sẽ có thể dẫn đến siêu lạm phát. Khi nền kinh tế xấu đi, các công ty lại tăng giá, người tiêu dùng trả nhiều tiền hơn, ngân hàng trung ương thêm tiền, dẫn đến một vòng luẩn quẩn và siêu lạm phát.

siêu lạm phát là gì

  • Sự mất niềm tin:

Tình trạng siêu lạm phát có thể do sự suy yếu về niềm tin của đồng tiền nội địa của một quốc gia. Khi họ thiếu tin tưởng vào đồng tiền nội tại họ sẽ dần nắm giữ ít tiền và chuyển sang các dạng dự trữ khác như vàng, hàng hóa khiến đồng tiền ngày một yếu đi. Lúc này chính phủ sẽ cần in thêm tiền để cố gắng ổn định giá cả và gia tăng thanh khoản tuy nhiên điều này sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề và siêu lạm phát có thể sẽ diễn ra.

ĐẶC ĐIỂM CỦA SIÊU LẠM PHÁT

Tình trạng siêu lạm phát là một vấn đề nghiêm trọng khiến mọi quốc gia cường quốc đều run sợ. Chúng có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế chính trị xã hội của cả một quốc gia đó. Một số đặc điểm thường thấy khi tình trạng siêu lạm phát này xảy ra:

  • Tốc độ gia tăng của giá trị hàng hóa ngày càng tăng nhanh. Người mua sẽ cần chi ra số tiền nhiều hơn để ma được một lượng hàng hóa nào đó.
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá buôn bán (WPI) là những chỉ số đo lường thường dùng để phân tích tình hình lạm phát của một nền kinh tế.
  • Những người dự trữ nhiều tiền mặt sẽ gặp rủi ro lớn vì siêu lạm phát sẽ khiến giá trị của đồng tiền bị giảm và tiền mặt sẽ trở thành vô giá trị đều siêu lạm phát đạt đỉnh.
  • Theo sự gia tăng chỉ số siêu lạm phát sẽ khiến gia tăng giá trị của tài sản của những người tích trữ tài sản hàng hóa thay gì sở hữu tiền mặt.

Ở một mức độ nào đó mà siêu lạm phát có thể thúc đẩy người dân chi tiêu nhiều hơn thay vì tiết kiệm từ đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

siêu lạm phát


TÁC HẠI CỦA TÌNH TRẠNG SIÊU LẠM PHÁT

Có thể nói khi một quốc gia gặp phải tình trạng siêu lạm phát thì người dân và cả nền kinh tế đều bị ảnh hưởng nặng nề. Tình trạng này khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn và gây ra nhiều bất ổn cho cả tình hình chính trị và kinh tế xã hội. Một số tác hại của tình trạng siêu lạm phát chúng ta có thể điểm mặt như sau:

  • Giảm giá trị đồng tiền

Một khi tình trạng siêu lạm phát xảy ra sẽ khiến cho giá cả hàng hóa, dịch vụ bị gia tăng và khiến cho giá trị đồng tiền trở nên mất giá trị. Những người tích trữ nhiều tiền mặt có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng về giá trị tài sản của họ. Nhiều trường hợp trong lịch sử siêu lạm phát khiến cho đống tiền của bạn trở thành vô giá trị.

  • Giảm mức sống một cách nghiêm trọng

Sự gia tăng siêu lạm phát kéo theo sự mất giá trị của đồng tiền sẽ khiến tiền lương của người lao động sẽ không thể đủ để họ chi tiêu do hàng hóa giá cao hơn khiến sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mọi người sẽ có xu hướng dự trữ hàng hóa nhiều hơn và nhu cầu này khiến bất ổn về khan hiếm hàng hóa và mất an ninh lương thực trầm trọng.

siêu lạm phát

  • Ảnh hưởng đến tài chính Quốc gia

Một khi đồng tiền mất gia người dân sẽ giảm giao dịch tại các định chế tài chính như ngân hàng, tổ chức tài chính, chứng khoán vv. Tiền thu xung vào công quỹ hàng năm sẽ giảm nghiêm trọng vì người dân và doanh nghiệp không còn chi trả nổi nữa. Ngân sách chính phủ thâm hụt dẫn đến ảnh hưởng các dịch vụ công.

  • Ảnh hưởng đến nền kinh tế

Siêu lạm phát khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Chúng bóp méo nền kinh tế chỉ chú trọng vào việc tích trữ tài sản hữu hình. Các cơ sở tiền tệ sẽ tháo chạy khỏi nền kinh tế siêu lạm phát này, kinh tế sẽ suy thoái nghiêm trọng cho dù nội tệ hay ngoại tệ có mạnh đến đâu.

Điều này đã được thấy tại Zimbabwe vào cuối thập niên 2000. Thời kỳ siêu lạm phát đồng đôla của nước này, do bị mất giá nghiêm trọng. Và đồng tiền này đã được thay thế bằng đồng đôla Mỹ và rand Nam Phi.


VÍ DỤ VỀ TÌNH TRẠNG SIÊU LẠM PHÁT TẠI ZIMBABWE

Trong lịch sử thế giới có khá nhiều ví dụ về tình trạng siêu lạm phát đã xảy ra. Điểm hình nhất là vụ siêu lạm phát ở Zimbabwe trong năm 2000-2009. Khi mà giai đoạn này nước ta có lúc lên đến đỉnh điểm với tỷ lệ cao cực kì là 516 x 10^18 %. Tại thời điểm này ngân hàng trung ương đã phải in tờ tiền Zimbabwe 100.000 tỷ để người tiêu dùng không phải mang theo cả bao tiền mặt khi đi mua sắm.

Sự kiện ra đời đồng tiền siêu to khổng lồ này đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới cho thấy tình trạng siêu lạm phát nằm ngoài kiểm soát của Zimbabwe là do các chính sách của tổng thống Mugabe trong chi tiêu ngân sách chính phủ và do sự quản lý yếu kém của chính phủ Zimbabwe.

siêu lạm phát là gì

Năm 2009, chính phủ nước này đã từ bỏ đồng đôla Zimbabwe và cho phép sử dụng đồng rand của Nam Phi và đồng đôla Mỹ.


NHỮNG GIẢI PHÁP LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG SIÊU LẠM PHÁT

Như trên bạn đã có thể thấy được những ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng siêu lạm phát có thể xảy ra cho nền kinh tế vì thế mà các quốc gia trên toàn thế giới luôn có những phương án nhằm kìm hãm lạm phát ở mức chấp nhận được để bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế. Một số giải pháp có thể đưa ra để ngăn ngừa và giảm tình trạng siêu lạm phát này.

  • Giảm cung tiền mặt trên thị trường

Giải pháp đầu tiên để giúp giảm lạm phát gia tăng đột biến mất kiểm soát chính là hạn chế giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Việc này sẽ tránh cho nền kinh tế bị lạm phát vì nếu lượng tiền gia tăng không đi kèm với tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến tình trạng siêu lạm phát.

  • Gia tăng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng

Nhà nước sẽ có thể gia tăng mức dự trữ bắt buộc tại các hệ thống ngân hàng. Việc này cũng sẽ giúp giảm lượng cung tiền ra thị trường trong thời gian ngắn và giú bình ổn dòng tiền mặt mà các ngân hàng đang kiểm soát.

  • Tăng lãi suất

Khi nhà nước muốn giảm lượng cung tiền trong xã hội họ sẽ tăng lãi suất để thi hút tiền trong dân.

  • Nâng mức lãi suất chiết khấu

Nhà nước sẽ nâng mức lãi suất chiết khấu để ngăn chặn tình trạng các ngân hàng thương mại đem các giấy tờ tài sản có giá trị đến chiết khấu tại ngân hàng nhà nước.

  • Bán tài sản cho ngân hàng thương mại

Các ngân hàng trung ương sẽ áp dụng nghiệp vụ thị trường của mình để mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại. Ngoài ra ngân hàng trung ương sẽ bán cả vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.

  • Giảm chi ngân sách

Cắt giảm các nguồn ngân sách quốc gia không cần thiết tại thời điểm siêu lạm phát. Để hạn chế nhu cầu chi tiêu cá nhân thì nhà nước sẽ tăng thuế tiêu dùng lên và tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp ra xã hội.

siêu lạm phát

  • Giảm thuế và đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa

Đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích tăng lượng hàng hóa trong nước. Đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân. Tránh tình trạng bất ổn do khan hiếm. Ngoài ra đẩy mạnh nhập khẩu sẽ có thể tăng lượng tiền trao đổi giữa trong và nước để tăng thêm nguồn tiền ngoại tệ và công bằng giá trị đồng tiền.

>> Xem thêm: Hạ cánh cứng là gì ? Tác động của chúng trong nền kinh tế


Lời kết

Có thể nói tình trạng siêu lạm phát có thể khiến nền kinh tế của một quốc gia bị rung chuyển mạnh ảnh hưởng rộng đến đời sống của người dân. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã có thể cho bạn biểu được những kiến thức về tình trạng siêu lạm phát, những ảnh hưởng và biện pháp giảm siêu lạm phát hiệu quả.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!