Quản trị khủng hoảng là gì? Lập kế hoạch quản trị khủng hoảng tối ưu

0
SHARES
94
VIEWS

Khủng hoảng là một trong những rủi ro lớn mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng sợ và tránh né. Chính vì thế việc giảm thiểu tối đa hậu quả do khủng hoảng gây ra chính là công việc của những nhà quản trị khủng hoảng. Vậy quản lý khủng hoảng là gì? Ảnh hưởng của quản trị khủng hoảng vào doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn như thế nào ? Cùng diendaniso.com đi tìm hiểu rõ trong bài viết ngày hôm nay.

quản trị khủng hoảng


QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG LÀ GÌ ? 

Trước khi nói đến quản trị khủng hoảng thì có thể tìm hiểu qua về khái niệm khủng hoảng là gì ? Đây được coi là các sự kiện quan trọng xảy ra với tổ chức hay doanh nghiệp mà gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu, tài chính của tổ chức và doanh nghiệp.

Do đó có thể nói quản trị khủng hoảng (crisis management) chính là một quá trình chuẩn bị kiến thức cho những tình huống thật sự khẩn cấp nằm ngoài dự đoán của tổ chức. Bên cạnh đó quản trị khủng hoảng nói rộng ra chính là thành tố quan trọng trong các hoạt động PR của các tổ chức và doanh nghiệp.


NHỮNG LOẠI KHỦNG HOẢNG TẠI DOANH NGHIỆP

Có thể nói khủng hoảng chính là một vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều không mong muốn và né tránh. Chính vì những tác động của chúng một cách vô tình hay cố ý mà những cuộc khủng hoảng đều gây thiệt hại cho doanh nghiệp theo nhiều mặt khác nhau.

quản trị khủng hoảng

Hiện nay trong doanh nghiệp tùy thuộc vào các loại khủng hoảng thường sẽ được biểu hiện thông qua các dấu hiệu khác nhau. Chúng ta cùng điểm mặt một số loại khủng hoảng thường có tại doanh nghiệp:

Khủng hoảng tiềm ẩn (Creeping crises)

Đây là loại khủng hoảng ẩn chứa những dự báo trước với những dấu hiệu nhỏ lẻ. Loại khủng hoảng này khiến cho các nhà quản lý thường không thể đưa ra được những biện pháp cụ thể giúp ngăn chặn chúng xảy ra.

Những doanh nghiệp không có được những quy trình làm việc hướng dẫn bài bản sẽ khiến cho nhân viên của bạn bối rối không biết làm việc hiệu quả.

Khủng hoảng đột ngột (Sudden crises)

Loại khủng hoảng này xảy ra một cách rất bất ngờ nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Với loại khủng hoảng thường xảy ra này có thể kể đến như thiên tai, lũ lụt hay dịch bệnh. Việc khủng hoảng đột ngột xảy ra thường khá nghiêm trọng đến doanh nghiệp và xã hội.

quản trị khủng hoảng

Điển hình như đại dịch Covid 19 xảy ra trong 3 năm qua đã khiến cho nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng và có thể phá sản.

Khủng hoảng chậm (Slow-burn crises)

Loại khủng hoảng này thường là kết quả của một chuỗi các dấu hiệu đã được cảnh báo từ trước tuy nhiên chưa có những sự cố nghiêm trọng xảy ra. Chính vì thế khi mà các nhà quản trị cũng thường không có những biện pháp cụ thể nào để xử lý triệt để.

Có thể nói đến những lời phàn nàn của khách hàng khi ăn uống tại nhà hàng. Tuy nhiên quản lý chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của những việc này chỉ khi đến khi có sự reviews của quán ăn trên mạng xã hội khiến ảnh hưởng xấu đến nhà hàng thì lúc đó đã khá muộn.

Một số loại khủng hoảng khác

Ngoài 3 loại trên, các doanh nghiệp còn gặp phải nhiều loại khủng hoảng khác như:

  • Khủng hoảng tài chính
  • Khủng hoảng công nghệ
  • Khủng hoảng tự nhiên
  • Khủng hoảng tổ chức
  • Khủng hoảng nhân sự

VÌ SAO NÊN LẬP KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG

Doanh nghiệp cần phải quản trị khủng hoảng để chủ động đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra đến với công ty và làm ảnh hưởng đến tổ chức của bạn. Việc này mang đến những lợi ích như sau:

  • Giúp tổ chức duy trì danh tiếng và thương hiệu của mình với những khách hàng cùng các đối thủ cạnh tranh và các bên có liên quan.
  • Giúp doanh nghiệp chủ động bảo vệ trước những thảm họa có thể xảy ra.
  • Giúp tổ chức của bạn sẵn sàng đối phó với những cuộc khủng hoảng lớn như bị bôi xấu, khủng hoảng truyền thông, sự tảy chạy, hỏa hoạn thiên tai vv
  • Có thể giúp tổ chức của bạn duy trì được hoạt động cả trong thời kì khủng hoảng diễn ra.

quản trị khủng hoảng


7 BUỚC LẬP KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG CHO BẠN

Trong quá trình quản trị khủng hoảng của mỗi tổ chức doanh nghiệp thì hầu hết họ cần phải đưa ra những phương án đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra với bộ máy tổ chức. Để có thể chủ động giải quyết khủng hoảng một cách tốt nhất thì 7 bước lập kế hoạch quản trị khủng hoảng dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết tốt những điều đó:

  • Buớc 1: Xác định chính xác loại khủng hoảng

Đây là việc đầu tiên của việc giải quyết khủng hoảng cho tổ chức của bạn. Những loại khủng hoảng có thể kể đến chủ yếu là khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nhân sự, khủng hoảng truyền thông vv

  • Buớc 2: Xác định sự ảnh hưởng của khủng hoảng

Bạn cần nắm được những ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng đến tổ chức của bạn. Một số ví dụ như làm mất niềm tin khách hàng, giảm doanh số bán hàng, vv

  • Buớc 3: Xác định những hành động cần thực hiện nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng

Những hành động này cần được liệt kê rõ ràng chi tiết để tiến hành các bước sao cho hiệu quả nhất.

Buớc 4: Đưa ra những ai phụ trách xử lý khủng hoảng.

  • Buớc 5: Xây dựng được kế hoạch ứng phó với với những khủng hoảng và xác định

Các nguồn lực sẽ cần thiết cho chiến dịch và mốc thời gian hoàn thành và giải quyết với những phát ngôn cần thiết của công ty. Trong buớc này bạn vẫn cần phải tìm ra được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và những giải pháp nhằm hạn chế được những khủng hoảng có thể tái diễn ra trong tương lai.

quản trị khủng hoảng

Buớc 6: Cần những giao tiếp, truyền đạt gì số với mọi người trong công ty để hiểu được những kế hoạch quan trọng của việc lập những kế hoạch dự phòng.

Buớc 7: Cần thuờng xuyên theo dõi, cập nhật tình hình kế hoạch xử lý khủng hoảng để nắm được những diễn biến phát sinh và những yếu tố tiền ẩn có thể nảy sinh sau đó.


CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG

  • 1. Xây dựng đội ngũ quản trị khủng hoảng

Để việc quản trị khủng hoảng diễn ra được thành công hơn thì cần phải có đội ngũ chuyên gia quản trị khủng hoảng một cách hiệu quả nhất. Đây chính là một tập hợp những người có chung mục đích, có kinh nghiệm và khả năng xử lý vấn đề một cách nhanh nhạy.

Với những con người có năng lực có thể phân tích, nhận diện và đưa ra các giải pháp cho khủng hoảng đó không ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. .

  • 2. Ngăn chặn khủng hoảng lan rộng

Khi xuất hiện tình trạng khủng hoảng xảy ra thì việc ngăn chặn sớm nhất sẽ giúp cho các tổ chức của bạn giảm thiểu tối đa các thiệt hại. Việc nhanh chóng phát hiện và giải quyết những cuộc khủng hoảng chính là một vấn đề quan trọng khi xảy ra khủng hoảng tại doanh nghiệp của bạn.

  • 3. Sẵn sàng tâm lý vững vàng

Việc chủ động trong việc xử lý các cuộc khủng hoảng chính là một điều quan trọng nhằm tránh tâm lý xáo động, lo lắng bất an khi khủng hoảng xảy ra. Việc bị ảnh hưởng tâm lý, tâm lý không vững vàng khiến việc xử lý khủng hoảng có thể trở nên không hiệu quả.

Đội ngũ xử lý và quản trị khủng hoảng cần phải có kĩ năng, trình độ và tâm lý bình tĩnh nhằm triển khai kế hoạch giúp ổn định lòng tin khách hàng, làm dịu truyền thông và khiến vấn đề được xử lý trong ôn hòa nhẹ nhàng.

  • 4. Quản trị truyền thông

Khủng hoảng luôn luôn dẫn đến vấn đề truyền thông bị ảnh hưởng đến danh dự, uy tín thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Những doanh nghiệp có những phát ngôn chính thức giúp cho khách hàng cùng các đối tác có thể yên tâm trước khủng hoảng. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp của bạn cũng cần tránh lan rộng những thông tin xấu ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

> Xem thêm: Khủng hoảng kinh tế là gì ? 


Có thể nói Quản trị khủng hoảng là một quá trình quản lý tình huống khẩn cấp nhằm giảm thiểu thiệt hại và xử lý tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Trong quản trị khủng hoảng, các nhà quản lý cần xác định tình huống khẩn cấp, đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình huống, lập kế hoạch và triển khai các biện pháp khắc phục. Hy vọng với những kiến thức trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về khủng hoảng và quản trị khủng hoảng cho doanh nghiệp.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!