Hành vi của người tiêu dùng đề cập đến việc lựa chọn, mua lại và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của họ. Việc nắm bắt được các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sẽ có thể giúp cho doanh nghiệp bạn điều chỉnh được các chiến lược sản xuất và marketing hợp lý trong tương lai. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về những yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
Nội dung
TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG
Hành vi người tiêu dùng trong tiếng anh có nghĩa là Consumer Behaviour. Đây được hiểu chính là sự cảm nhận, suy nghĩ và hành động của người dùng trong quá trình đưa ra những quyết định có sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nào đó hay không ? Hành vi tiêu dùng chính là những động thái, mong muốn, niềm tin của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng hoặc từ chối mua hàng của doanh nghiệp.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra những gì thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa một sản phẩm cụ thể của bạn. Hầu như họ nhận ra rằng quá trình này đều dựa trên cảm xúc và lý luận. Nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng không chỉ giúp hiểu về quá khứ mà thậm chí còn dự đoán tương lai. Dưới đây là 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng.
Vì thế, nghiên cứu hành vi tiêu dùng cùng với những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng giúp cho những nhà làm marketing nhận biết và dự đoán xu hướng tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng cụ thể. Từ đó đưa ra những kế hoạch marketing kịp thời và hiệu quả.
VAI TRÒ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG
Việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng là điều quan trọng giúp doanh nghiệp có định hướng, kế hoạch cụ thể cho cả hoạt động kinh doanh. Chúng còn có:
- Nghiên cứu hành vi tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn nhờ thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình.
- Nghiên cứu hành vi tiêu dùng là luôn là vấn đề được doanh nghiệp qua tâm đặc biệt bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích
CÁC YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CỦA TIÊU DÙNG
Có 5 yếu tố mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm trong việc tìm hiểu về hành vi tiêu dùng của khách hàng:
Yếu tố đời sống, văn hóa
Yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng khá lớn đến hành vi tiêu dùng. Tại mỗi quốc gia họ sẽ có nền văn hóa, nét văn hóa đặc trưng khác nhau nên số lượng hàng hóa bán ra cũng sẽ khác nhau tại các nền văn hóa khác nhau.
Văn hóa là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng một cách trực tiếp. Chính vì thế mà doanh nghiệp của bạn cần tìm hiểu thật kĩ càng để có thể đưa sản phẩm của bạn tiếp cận với thị trường mục tiêu cho phù hợp.
Yếu tố môi trường, xã hội
Môi trường và xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hưởng cực kì lớn đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Môi trường xã hội là nhắc đến tính cộng đồng nơi người dân trao đổi, giao tiếp với nhau và tạo nên luồng dư luận về thị trường mua sắm mục tiêu. Yếu tố môi trường và xã hội tuy rộng lớn nhưng lại thường phân chia thành từng nhóm người có khả năng đưa ra các quyết định mua sắm sản phẩm.
Để làm việc hiệu quả bạn cần phân tích tìm hiểu phân loại các nhóm người tiêu dùng mục tiêu của bạn. Cần phân chia ra những nhóm này để tiến hành lên kế hoạch tiếp cận cho hiệu quả nhất.
Yếu tố con người, yếu tố cá nhân
Mỗi cá nhân là tế bào của xã hội. Hành vi của mỗi cá nhân thường sẽ quy tụ vào theo từng nhóm và có ảnh hưởng đến các hành vi tiêu dùng chung của cộng đồng. Khi nghiên cứu về người dùng, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ những vấn đề như
- Tuổi tác: Mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu và hành vi mua sắm của con người cũng sẽ khác nhau.
- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm và giá trị món hàng.
- Tình trạng kinh tế: Kinh tế càng khá giả thì người dùng cho nhu cầu lựa chọn những sản phẩm ở phân khúc cao hơn và ngược lại.
- Cá tính: Cá tính và sở thích riêng của mỗi người sẽ quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn sản phẩm của họ.
Yếu tố về tâm lý, nhận thức
Trong việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, không thể bỏ qua yếu tố tâm lý cá nhân. Thực tế đã chứng minh rằng hiểu biết của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm. Những người có kiến thức và kinh nghiệm sẽ tự tin hơn trong quyết định mua hàng khi họ có hiểu biết sâu về sản phẩm đó.
Trong quá trình tiếp nhận thông tin đa dạng, người tiêu dùng sẽ tiến hành lọc và phân tích để đưa ra quyết định hợp lý. Đồng thời, sự tin tưởng vào thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng. Khi khách hàng tin tưởng vào một thương hiệu, họ sẽ mua hàng lặp lại và khuyến khích người khác sử dụng sản phẩm.
Rõ ràng, yếu tố tâm lý và nhận thức có tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Ví dụ, trong quá trình tìm hiểu về một sản phẩm, người dùng sẽ đối mặt với nhiều đánh giá tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ tự lựa chọn thông tin phù hợp và dựa vào đó để quyết định có nên sử dụng sản phẩm đó hay không.
Yếu tố mang tính tình huống
Hơn nữa, một số yếu tố tình huống cũng có tác động trực tiếp đến quyết định của người tiêu dùng, bao gồm:
- Tình huống sử dụng: Đây là hoàn cảnh sử dụng sản phẩm. Ví dụ, hãng sữa Milo khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm vào bữa sáng để cung cấp dưỡng chất cho một ngày năng động. Điều này tạo ra một tình huống sử dụng sản phẩm đáng chú ý.
- Tình huống mua hàng: Đây là tác động từ môi trường xung quanh đến quyết định mua hàng. Ví dụ, khi bậc cha mẹ đi mua sắm cùng con, họ sẽ cho phép trẻ em lựa chọn sản phẩm mà họ yêu thích. Điều này tạo ra một tình huống mua hàng dựa trên sự ưu tiên và sở thích cá nhân.
- Tình huống truyền thông: Đây là cách mà quảng cáo tiếp cận người dùng. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp muốn tiếp cận các bà nội trợ, việc quảng cáo được phát sóng trong giờ chiếu phim có thể hiệu quả hơn so với việc treo các biển quảng cáo trên đường. Điều này tạo ra một tình huống truyền thông được đích thân hướng đến đối tượng khách hàng cụ thể.
>>> Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì ? Ý nghĩa, cách tính chỉ số giá tiêu dùng