Mô hình canvas là gì ? Cách xây dựng mô hình Canvas hiệu quả nhất

0
SHARES
160
VIEWS

Mô hình Canvas hay Business Model Canvas. Đây là một mô hình kinh doanh kinh điển đươc áp dụng từ xưa cho đến nay. Đây là một trong những chiến lược kinh doanh cực kì quan trọng. Thông qua canva doanh nghiệp có thể xác định và phân tích được các mục tiêu cụ thể và giúp mang lại hiệu quả cao về sau này. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn mô hình canvas là gì ? Cách xây dựng mô hình Canvas như thế nào cho hiệu quả nhất ?

Mô hình Canvas


MÔ HÌNH CANVAS LÀ GÌ ?

Mô hình canvas trong tiếng anh là Business Model Canvas viết tắt bởi từ BMC. Đây là một trong những mô hình kinh doanh do hai Tiến sĩ Alexander OsterwalderYves Pigneur khởi xướng với mục tiêu quản trị chiến lược cho doanh nghiệp. Thông qua Canvas, nhiều công ty đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số.

Mô hình này được phân chia làm 9 ô mô tả 9 trụ cột của doanh nghiệp, bao gồm: phân khúc khách hàng, quan hệ khách hàng, kênh phân phối, đối tác, hành động, nguồn lực, chi phí, doanh thu, tuyên bố giá trị.

Nhờ có mô hình canvas này bạn sẽ hiểu rõ được các tiêu chí kinh doanh tiềm năng và sau đó có thể hợp nhất được tạo thành một chiến lược kinh doanh hoàn hảo nhất. Từ đó, công ty tìm ra được cơ hội phát triển và thị trường tiềm năng.


LÝ DO VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG MÔ HÌNH CANVAS TRONG KINH DOANH

Mô hình Canvas trong kinh doanh như một công cụ hữu hiệu cho doanh nghiệp của bạn trong việc kiểm soát một cách tổng thể cho doanh nghiệp. Chúng được trình bày một cách đơn giản và ngắn gọn tuy nhiên có thể đảm bảo được một cách đầy đủ những thông tin chi tiết mà doanh nghiệp của bạn cần.

Mô hình Canvas

Với mô hình Canvas trực quan và đơn giản không như những bản kế hoạch thông thường. Mô hình canvas có thể giúp cho bạn nhanh chóng nắm bắt và so sánh đối chiếu được với các hạng mục trên bản kế hoạch. Mô hình này có thể được áp dụng với hầu hết mọi quy mô đơn giản kể cả doanh nghiệp đặc thù với các ngành sản phẩm. Với những doanh nghiệp mới thì việc áp dụng mô hình Canvas là điều cần thiết.


LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CANVAS TRONG DOANH NGHIỆP

Hiện nay mô hình canvas được sử dụng khá nhiều trong doanh nghiệp. Chúng giúp doanh nghiệp nhìn rõ được sức khỏe của doanh nghiệp, những ưu nhược điểm để từ đó cải thiện được các kế hoạch của mình cho phù hợp. Một số lợi ích khi sử dụng mô hình này đó là:

Sự tập trung: Nếu bạn dừng ở suy nghĩ và những ý tưởng này mà không mô hình hóa chúng thì sẽ không thể đưa ra được các giải pháp cụ thể nào. Một khi đã áp dụng mô hình Canvas bạn sẽ xác định được một tập khách hàng mục tiêu và có thể làm cách nào đó tiếp cận được bạn và mang lại những giá trị cho người tiêu dùng.

Linh hoạt, dễ hiểu: Mô hình Canvas có thể giúp bạn tối ưu hóa được những bản kế hoạch kinh doanh cồng kềnh theo một cách trực quan và dễ hiểu. Bạn có thể hiểu được mô hình Canvas từ đó triển khải cho bạn hiệu quả nhất.

Mở ra hướng đi rõ ràng: Bạn có thể hiểu được do có 9 yếu tố trong mô hình Canvas sẽ giúp bạn đưa ra được những giải pháp hay giúp cải tiến mới đem lại thành công cho doanh nghiệp.

Mô hình Canvas

Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh: Mô hình Canvas này giúp bạn phân tích đối thủ cạnh tranh một cách cực kì hiệu quả. Bạn có thể hiểu rõ hơn được điểm mạnh, yếu của mình từ đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhờ rút kinh nghiệm từ sai lầm của đối thủ mắc phải.


CÁCH LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH THEO MÔ HÌNH CANVAS

Một khi bạn đã nắm được rõ lợi ích và vai trò của mô hình canvas cho doanh nghiệp của mình mang lại thì lúc này bạn cần lập kế hoạch xây dựng kinh doanh theo mô hình Canvas sao cho thật sự hiệu quả. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu các bước lập kế hoạch sao cho thật sự hiệu quả. Chúng sẽ thường có các bước như sau:

Xác định phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt tay vào xây dựng mô hình canvas, bạn cần xác định phân khúc khách hàng mà bạn muốn nhắm đến. Phân khúc khách hàng là công việc chia các khách hàng cùng sở thích, thói quen tiêu dùng,…. thành từng nhóm. Gợi ý một số câu hỏi giúp bạn xác định phân khúc khách hàng dễ hơn:

Đầu tiên để có thể xây dựng được mô hình này bạn cần xác định phân khúc khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. Đây là mô hình bạn cần phân chia khách hàng của bạn với cùng một sở thích và thói quen tiêu dùng của mình. Bằng việc lên những danh sách câu hỏi của mình bạn có thể có được những câu trả lời vô cùng chính xác để phân khúc khách hàng mục tiêu.

mo-hinh-canvas

Xác định giá trị của doanh nghiệp

Bước tiếp theo bạn cần làm chính là đem lại giá trị sản phẩm cho khách hàng của bạn. Những yếu tố có thể quyết định đến sự thành công trong doanh nghiệp của bạn. Những giá trị của doanh nghiệp bạn có liên kết một cách chặt chẽ với những nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn mang đến cho khách hàng những câu trả lời chính xác về giá trị doanh nghiệp bạn mang lại:

  • Lợi ích mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng là gì?
  • Doanh nghiệp có thể giải quyết khó khăn nào của khách hàng?
  • Giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp có gì vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh?
  • Vì sao khách hàng nên lựa chọn giải pháp của doanh nghiệp?

Xác định kênh phân phối

Bước tiếp theo bạn cần làm chính là xác định kênh phân phối mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến để phục vụ khách hàng. Thông qua kênh phân phối này thì bạn có thể mang đến một tệp khách hàng với những sản phẩm mag khách hàng của bạn mong muốn. Kênh của bạn thường là kênh trực tiếp và kênh gián tiếp thông qua các đại lý và cửa hàng của đối tác.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Bạn cần xây dựng một mối quan hệ với khách hàng của bạn thông qua việc theo dõi toàn bộ trải nghiệm của khách hàng mà bạn có. Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn từ đó trở thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp của bạn.

mo-hinh-canvas

Dự kiến nguồn doanh thu

Khi xác định được các yếu tố đầu vào lúc này bạn đã có thể xác định được rõ nguồn doanh thu tạm tính cho doanh nghiệp của mình. Lúc này bạn đã có thể xác định được nguồn doanh thu cho tổ chức doanh nghiệp của mình.

Doanh thu chính là nền móng giúp bạn nắm bắt được tình hình chuyển đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng từ doanh thu mà bạn có thể cân đối các khoản thu chi, xem xét các khoản thu chi không cần thiết để loại bỏ và thiết lập nguồn thu trọng tâm.

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Với một nguồn lực tài chính dồi dào và kế hoạch tốt thì lúc này bạn cần tăng thêm giá trị cho sản phẩm của bạn cung cấp cho doanh nghiệp. Bạn đẩy mạnh bằng việc phát triển hơn nữa các sản phẩm cộng thêm để phòng các trường hợp phát sinh trong quá trình vận hành.

Xác định các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp

Có thể nói tùy thuộc vào sản phẩm dịch vụ của bạn mà doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh thì bạn nên lập một kế hoạch cho các công việc quan trọng cần được ưu tiên để duy trì các hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó cần xem xét và cân nhắc loại bỏ các hoạt động dư thừa không tạo ra giá trị cộng thêm cho doanh nghiệp.

mô hình canvas

Xác định đối tác chính của doanh nghiệp

Những đối tác mà bạn tiến hành chọn có thể gắn liền với các quá trình kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp sau này. Tạo dựng mối quan hệ bền chặt với đối tác của bạn chính là một bộ phận giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Đối tác của bạn có thể là các nhà bán lẻ, nhà phân phối, công ty phụ trách mảng quảng cáo,…

Xác định cơ cấu chi phí

Muốn hoạt động hiệu quả thì bạn cần xác định rõ được các cơ cấu về chi phí là bao nhiêu để chuẩn bị cho hiệu quả. Bạn cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để nhằm cung cấp những nguồn lực chi phí sao cho hiệu quả nhất. Những chi phí cố định và chi phí biến động cần được dự trù trước để xem liệu có nê đầu tư vào dự án đó hay không ?


9 DANH MỤC MÔ HÌNH CANVAS HIỆU QUẢ

  • 1. Customer segments (Phân khúc khách hàng mục tiêu) – CS

Đây là việc phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn hướng đến. Việc phân khúc thị trường mục tiêu thường phân ra làm 5 thị trường nhỏ bao gồm:

  • Thị trường phổ quát
  • Thị trường hỗn hợp
  • Thị trường đa dạng phân khúc (kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm)
  • Thị trường đa dạng tệp khách hàng (kinh doanh nhiều sản phẩm)
  • Thị trường ngách

Sau khi xác định được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng, bao gồm hai đặc điểm: hành vi và nhân khẩu học. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu cung cấp thông tin rõ ràng cho doanh nghiệp và toàn đội ngũ.

Tiếp đến là việc vẽ ra chân dung của khách hàng của bạn cần xây dựng. Chúng có thể bao gồm các đặc điểm, hành vi và nhân khẩu học. Khách hàng của bạn càng rõ ràng thì doanh nghiệp sẽ càng có nhiều cơ sở để lên kế hoạch tiếp cận họ.

mô hình canvas

  • 2 Value Preposition (Tuyên bố giá trị) – VP

Việc nói lên giá trị sản phẩm của doanh nghiệp là một yếu tố giúp thuyết phục lòng tin để khách hàng mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Có nhiều tuyên bố giá trị như về chức năng, thiết kế, công dụng nổi bật, chi phí hợp lý, chế độ bảo hành, đáp ứng nhanh chóng.

  • 3 Channels (Kênh phân phối) -CH

Để giúp lan tỏa sản phẩm thuơng hiệu đến tay người tiêu dùng rộng hơn bạn cần đến các kênh phân phối rộng khắp mọi nơi. Hai kênh phân phối hiện nay chủ yếu được sử dụng chính là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.

  • 4 Customer Relationships ( Mối quan hệ với khách hàng) – CR

Trong kinh doanh việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng là điều quan trọng. Đây là một quá trình kinh doanh mà hầu như doanh nghiệp nào muốn xây dựng cũng cần thiết vì khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp. Có một số cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng mà bạn có thể làm theo như xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết. Hỗ trợ, khuyến mại trong từng thời điểm với khách hàng đã sử dụng dịch vụ sản phẩm của mình. Vv

  • 5. Dòng doanh thu – Revenue Streams (RS)

Tại bước này bạn nên tiến hành thể hiện luồng doanh thu của bạn thông qua các luồng khách hàng dự tính của bạn. Khối lượng tiền thu được đến từ nguồn nào ? doanh thu thu được có giá trị cung cấp như thế nào ?

Một khi bạn đã thiết lập được luồng doanh thu thì bạn cần đánh giá được hiệu quả của các quá trình đó thông qua các quá trình loại bỏ đi những giá trị không thu được giá trị.

  • 6. Nguồn lực chính – Key Resources (KR)

Tại bước này bạn cần mô tả rõ nguồn lực quan trọng của bạn để giúp mô tả hoạt động kinh doanh có thể tồn tại được. Những nguồn lực chính bạn dễ dàng có thể liệt kê ra như nguồn lực tài sản, nguồn lực về bằng sáng chế, tài chính vv.

Việc bạn có thể liệt kê được các nguồn lực doanh nghiệp này cực kì quan trọng. Chúng giúp cho ý tưởng của bạn trở nên rõ ràng về các sản phẩm, dịch vụ chính mà bạn cần thiết để hỗ trợ khách hàng của bạn.

  • 7. Hoạt động chính – Key Activities (KA)

Tại bước này bạn cần thiết phải mô tả được các hoạt động chính của mình để có thể lên được những ý tưởng cho những hoạt động giúp tạo ra được giá trị mục tiêu cho mình để từ đó thu được những lợi nhuận.

  • 8. Đối tác chính – Key Partnerships (KP)

Để mô hình kinh doanh hoạt động hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp nên xây dựng quan hệ đối tác với những nhà cung ứng chất lượng cao. Hãy mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt và có thể phát triển.

  • 9. Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS)

Những chi phí chủ yếu của công ty là gì, chúng có liên quan gì tới doanh thu? Ví dụ: Chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu đầu vào, đầu tư máy móc thiết bị, chi phí sử dụng vốn, chi phí tiếp thị, chi phí bán hàng, chi phí mặt bằng,…


NHỮNG ỨNG DỤNG VỀ MÔ HÌNH CANVAS TRONG KINH DOANH

Hiện nay mô hình Canvas được áp dụng cực kì phổ biến tại thời điểm hiện tại. Hầu như những thương hiệu lớn đều có ứng dụng sử dụng mô hình Canvas này cực kì hiệu quả. Có thể lấy một số ví dụ như Apple, Uber, BMW vv họ đang áp dụng mô hình này một cách cực kì thành công.

Khi mới áp dụng mô hình Canvas này vào doanh nghiệp chúng sẽ chưa phát huy được hiệu quả ngay được. Tuy nhiên khi trải qua nhiều lần thử nghiệm và thay đổi qua nhiều phiên bản cải tiến sẽ cho ra sự phù hợp và về lâu dài phát huy được những hiệu quả nhất định cho doanh nghiệp.

mô hình canvas của uber

Lấy một ví dụ về mô hình Canvas của hagx đặt xe công nghệ Uber. Nhờ công nghệ xe tự hành của Uber, Mô hình kinh doanh hiện tại phân chia giữa chia sẻ xe và giao đồ ăn mở đường cho một công ty tái tạo cách chúng ta nghĩ về chuyển động của hàng hóa và dịch vụ. Đây là Khung Mô hình Kinh doanh của Uber.

Uber + Uber Food theo đề xuất giá trị

Việc di chuyển trong đô thị (đặt chung xe) đi theo nền tảng giao hàng cho người tiêu dùng. Với giá cả minh bạch cùng với nhiều sự lựa chọn cho các phân khúc khác nhau. Uber đã thực hiện tốt mô hình Canvas để giúp gia tăng giá trị cho người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai.


Rất nhiều ví dụ nổi bật nhất trên toàn cầu cho thấy sự thành công khi áp dụng mô hình Canvas trong quản trị chiến lược và kinh doanh. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó bằng hiểu biết của bản thân để vận dụng triệt để 9 yếu tố trong mô hình này để tạo ra công ty.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!