Sự khác nhau giữa “Số hoá” và “Chuyển đổi số”

0
SHARES
58
VIEWS

Như chúng ta đã biết chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay nếu như không muốn bị đánh bật ra khỏi thị trường. Hai thuật ngữ được nhắc đến chính là “Số hóa” và “Chuyển đổi số” vẫn còn khá nhiều người bị nhầm lẫn và cách hiểu sai. Đối với một số người sự khác biệt này có thể là không quan trọng, tuy nhiên việc hiểu rõ để áp dụng số hóa và chuyển đổi số rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng trong tương lai. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn Sự khác nhau giữa “Số hoá” và “Chuyển đổi số”

Sự khác nhau giữa “Số hoá” và “Chuyển đổi số”


TÌM HIỂU KHÁI NIỆM SỐ HÓA VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Trong quá trình phát triển của nhân loại đã trải qua nhiều thời kì và các cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện tại việc áp dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ chính là một trong những thành tựu nổi bật của nhân loại giúp xóa tan mọi khoảng cách khiến con người xích gần nhau hơn. Hiện nay, các thuật ngữ “Số hóa”, “Chuyển đổi số” có thể gây nhầm lẫn trong cách định nghĩa và cách hiểu

Các phân tích dưới đây nhằm cung cấp cho doanh nghiệp các kiến thức về mỗi thuật ngữ, cũng như mối liên hệ mật thiết giữa số hóa và chuyển đổi số.

  • Số hóa là gì?

Số hóa có tên tiếng anh là Digitization là việc chuyển đổi những thứ không phải là kỹ thuật số thành các thao tác kỹ thuật số thông qua việc áp dụng sử dụng các công nghệ kỹ thuật số.

Việc số hóa hiện nay được sử dụng trong các doanh nghiệp thường sẽ là quá trình số hóa dữ liệu lưu trữ thông tin của doanh nghiệp. Việc số hóa này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí lưu trữ và gia tăng tính bảo mật đảm bảo thông tin bảo mật được tốt nhất. tiết kiệm thời gian tìm kiếm, đặc biệt sẽ là tiền đề cho việc chuyển đổi số của doanh nghiệp sau này.

Sự khác nhau giữa “Số hoá” và “Chuyển đổi số”

  • Chuyển đổi số là gì?

Việc chuyển đổi số – Digital Transformation chính là một trong việc ứng dụng các công nghệ số vào trong các quy trình vận hành của doanh nghiệp, tiến hành tổ chức giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, vận hành công nghiệp và tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí.

Việc chuyển đổi số chính là quá trình thay đổi mô hình truyền thống sang dạng doanh nghiệp số như ứng dụng Big data, IoT, điện toán đám mây, AI, AR, VR, blockchain vào trong việc điều hành nhằm thay đổi phương thức điều hành.

Ví dụ: Chuyển đổi từ thanh toán bằng tiền mặt sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như mobile money, ví điện tử, quét mã QR,…

Sự khác nhau giữa “Số hoá” và “Chuyển đổi số”


SỰ KHÁC NHAU CỦA SỐ HÓA VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Có thể thấy được việc chuyển đổi số và việc số hóa chính là hai khái niệm còn chưa được định nghĩa đúng và còn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Từ đó dẫn đến lựa chọn sai phương hướng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số. Vậy chuyển đổi số và số hóa giống và khác nhau như thế nào, thì đây là những gì bạn cần biết:

  • Giống nhau:

Hai khái niệm này đều chính là việc ứng dụng các công nghệ vào công nghiệp, quá trình sản xuất để giúp vận hành doanh nghiệp giúp mang lại lợi ích to lớn. Từ đó giúp phát triển doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ.

  • Điểm khác nhau:

Số hóa

Chuyển đổi số

Cách thức thực hiện

Chỉ là chuyển đổi dữ liệu vật lý, thô sang định dạng kỹ thuật số.
Chuyển đổi dữ liệu và tài liệu hiện có sang kỹ thuật số

Áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả hoặc chỉ đối với một số các hoạt động.
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để tối ưu, biến đổi các quy trình của doanh nghiệp

Thời gian thực hiện Thời gian triển khai thường ngắn, tùy thuộc vào phạm vi và nguồn lực thực hiện cũng như cơ sở hạ tầng.

Cần ít nhất từ 3 – 5 năm để thay đổi mô hình kinh doanh, vận hành và tư duy làm việc của toàn bộ nhân sự và có thể dài hơn vì cần nghiên cứu kỹ lưỡng vào có kế hoạch chi tiết trước khi thực thi.

Nhân sự – Yếu tố con người

Đòi hỏi nhân sự giỏi về công nghệ thông tin mới có thể xây dựng hệ thống lưu trữ trên môi trường Internet cho cả doanh nghiệp.

Là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và triển khai thành công lộ trình chuyển đổi sốTham gia vào quá trình này gồm toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp không riêng quản lý

Cơ sở thực hiện Cơ sở chưa rõ ràng

Thực hiện dựa trên các cơ sở rõ ràng với sự quyết tâm của lãnh đạo và:

  • Mục tiêu và định hướng được xác định rõ ràng
  • Xây dựng lộ trình rõ ràng.
  • Cần có đơn vị tư vấn bài bản.
Lợi ích mang lại

Hiệu quả chưa được đo lường rõ ràng về con số. Là nền tảng cho chuyển đổi số. Mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả khi các dữ liệu sau khi được số hóa vào sử dụng để đưa vào các quy trình tự động hóa, cho phép khả năng truy cập tốt hơnVẫn duy trì phương thức hoạt động truyền thống nhưng theo cách nhanh hơn và tốt hơn.

Mang lại hiệu quả có thể đo lường được. Đánh giá, tái cấu trúc và có thể giúp thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng có lợi nhất, nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp


Có thể thấy được việc số hóa và chuyển đổi số luôn song hành cùng nhau. Số hóa chính là bước đi đầu và làm tiền đề cho quá trình chuyển đổi số từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện có thể đưa ra được những thông tin từ dạng vật lý sang dạng kỹ thuật số. Chuyển đổi số lại là quá trình thay đổi tư duy nhận thức từ mô hình truyền thống sang hướng hiện đại áp dụng khoa học kĩ thuật tư đó tạo ra được thêm nhiều giá trị hơn nữa.

Tương lai của chuyển đổi số?

Rõ ràng chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp và xã hội những lợi ích vô cùng lớn – đó là những lợi ích tạo ra ở cấp độ của một cuộc cách mạng công nghiệp. Những công nghệ mới này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự toàn diện, cải thiện môi trường và kéo dài thời gian và chất lượng cuộc sống con người.

Sự khác nhau giữa “Số hoá” và “Chuyển đổi số”

Chuyển đổi số sẽ có tác động sâu rộng đến các ngành công nghiệp, không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và việc làm, mà còn tạo ra lợi ích về môi trường, và nó “có thể mang lại giá trị tương đương 100 nghìn tỷ đô la cho doanh nghiệp và xã hội trong thập niên tới”.

Kết luận

Có thể thấy được việc số hóa và chuyển đổi số về cơ bản có điểm giống nhưng hoàn toàn khác nhau. Số hóa là quá trình quan trọng không thể thiếu trong chuyển đổi số . Để thực hiện chuyển đổi số thành công thì việc tạo nền tảng từ số hóa là vô cùng quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp cho con người có được những hiểu biết về sự khác nhau cơ bản của 2 thuật ngữ này và cách áp dụng sao cho đúng.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!