Sự khác biệt giữa CEO và Founder là gì ?

0
SHARES
229
VIEWS

Khi nhắc đến doanh nghiệp mọi người thường nhắc đến hai vị trí quan trọng đó là Founder và CEO. Đây là hai vị trí quan trọng đứng đầu một tổ chức và có ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Tuy nhiên hai thuật ngữ này còn nhiều người nhìn nhận chưa đúng và thường quy hai người này là một. Vậy CEO và Founder là gì? Sự khác biệt giữa CEO và Founder nằm ở đâu? Diendaniso.com sẽ cho bạn câu trả lời chính xác.

so sánh CEO và Founder


TÌM HIỂU VỀ CEO VÀ FOUNDER

Để phân biệt giữa hai vị trí CEO và Founder thì chúng ta cùng tìm hiểu qua khái niệm CEO và Founder.

CEO là gì?

CEO là cụm từ tiếng anh có nghĩa là Chief Executive Officer hay chức vụ giám đốc điều hành trong một doanh nghiệp. Đây có thể là người điều hành cao nhất của doanh nghiệp trong mọi hoạt động. Vị trí này có thể là người sáng lập doanh nghiệp và cũng có thể được thuê về để điều hành công ty.

CEO sẽ là người chuyên lên kế hoạch và xác định các phương hướng phát triển cụ thể cho doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra đúng hạn và đạt hiệu quả cao. Những CEO được thuê quản lý sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.

so sánh CEO và Founder

Do là người có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp nên CEO sẽ cần có kinh nghiệm quản trị và tư duy để đảm bảo xử lý ổn thỏa tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp phát triển xa hơn.

Founder là gì?

Founder theo định nghĩa thì đó chính là những người sáng lập hay nhà tạo lập nên doanh nghiệp từ đầu. Đây là người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp sau này. Ngoài ra, trong một số trường hợp Founder có thể là Giám đốc một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp.

Founder khi đứng ra thành lập một doanh nghiệp, họ sẽ đứng ở cương vị là một doanh nhân. Họ sẽ quyết định phương hướng công ty hoạt động, duy trì sự tồn tại của công ty và gánh chịu tất cả các rủi ro có thể xảy ra.


SỰ KHÁC NHAU GIỮA CEO VÀ FOUNDER

Với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hai vị trí CEO và Founder có thể là một tuy nhiên với nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn thì đây là hai vị trí khác nhau rõ ràng. Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn sự khác nhau của 2 vị trí này bên dưới đây:

  • Thứ nhất, về cách quản lý

Có thể khẳng định rằng một Founder chính là một người cực giỏi lên những ý tưởng kinh doanh. Họ là người nắm bắt nhanh được cơ hội và thường đưa ra được những ý tưởng cực kì hiệu quả. Tuy nhiên thường họ sẽ có thể chưa từng quản lý nhân sự bao giờ. Chính vì vậy mà họ khó có thể điều hành được doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

so sánh CEO và Founder

Ngược lại thì CEO chính là những người chuyên được đào tạo bài bản để quản lý và điều hành doanh nghiệp. Với kinh nghiệm điều hành của mình họ sẽ có được phương pháp và biết cách thực hiện những ý tưởng kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Hiểu đơn giản, Founder sẽ đưa ra ý tưởng kinh doanh và họ sẽ cần có một CEO giỏi để quản lý hoạt động kinh doanh và xử lý các vấn đề trong doanh nghiệp. CEO sẽ tiến hành thực hiện quản lý doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất.

  • Thứ hai, trách nhiệm với doanh nghiệp

Khi xem xét một doanh nghiệp có cả hai vị trí Founder và CEO, bạn sẽ thấy rõ sự khác nhau về khía cạnh trách nhiệm của hai vị trí này.

Chủ thực sự của doanh nghiệp chính là Founder. Người lập ra doanh nghiệp nên họ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước sự thành bại của doanh nghiệp. Vì thế mà doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì founder sẽ chịu tổn thất nặng nề.

Trong khi đó, CEO chỉ giữ vai trò của một người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. Nói cách khác họ chỉ được thuê để điều hành công ty. Cho nên họ có thể không có mối quan hệ khăng khít và trách nhiệm với doanh nghiệp lớn như Founder.

  • Thứ ba, quyền hạn

Theo vai vế thì có thể nói Founder có thể có quyền hạn lớn nhất cao hơn cả CEO. Founder có thể quyết định CEO có quyền hạn quyết định như thế nào trong doanh nghiệp. Đôi khi họ còn không giao toàn bộ quyền điều hành cho CEO.

so sánh CEO và Founder

Có thể có nhiều mâu thuẫn nảy sinh từ việc quyền hạn của Founder với CEO. Khi đó nhà sáng lập sẽ trở thành rào cản lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Họ quá chú trọng giải quyết các vấn đề bề nổi mà bỏ qua yếu tố quan trọng nhất trong điều hành doanh nghiệp là kỹ năng lãnh đạo và quản lý của người người quản lý.

  • Thứ tư, phạm vi công việc

Founder sẽ chính là người đưa ra những ý tưởng lớn, phát triển sản phẩm và kiến tạo tầm nhìn của công ty. Trong khi dó CEO sẽ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

Có sự phân chia như vậy vì Founder có thể là người có nhiều sáng kiến, ý tưởng độc đáo, mới lạ nhưng họ lại không giỏi các lĩnh vực khác. Để hoạt động hiệu quả hơn thì Founder cần thuê CEO thay họ điều hành bộ máy nhân sự và quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Tìm hiểu sự khác nhau giữa CEO và Chairman trong Doanh Nghiệp


CÁC TỔ CHẤT CẦN THIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH CEO

Để trở thành một CEO nhà lãnh đạo giỏi thì bạn cần hội tụ đủ những tố chất như sau:

Có bản lĩnh và quyết đoán: Bạn là một người đứng đầu doanh nghiệp. Một vị CEO cần phải xử lý hàng loạt vấn đề phức tạp và cần đưa ra quyết định nhanh chóng đúng đắn. Chính vì thế mà bạn cần phải có tính quyết đoán và nhanh nhạy để xử lý hết các vấn đề khó khăn.

Khả năng quan sát, tổng hợp và phân tích: Có óc quan sát và phân tích: Một CEO sẽ thường là một người có óc phán đoán và quan sát cực tốt. Với những thông tin đã thu thập được họ sẽ tiến hành phân tích và đưa ra các chiến lược phát triển cho toàn bộ doanh nhiệp của mình.

so sánh CEO và Founder

Sự thông minh nhạy bén: Một thị trường sẽ luôn luôn biến động không ngừng nghỉ. Một CEO sẽ cần có được sự nhạy bén nhằm đưa ra đường lối cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn để đến thành công lớn. CEO cũng cần phải biết nắm bắt tốt các cơ hội để phát triển và nhận ra những rủi ro một cách tiềm ẩn nhằm đưa doanh nghiệp tránh được những rủi ro đó.

Chỉ số cảm xúc EQ cao: Đây là một chỉ số cực kì quan trọng hiện nay. Chúng có thể nói là chỉ số khiến bạn thành công hơn trong cuộc sống. Một vị CEO có chỉ số cảm xúc cao sẽ giúp truyền cảm hứng cho nhân viên giúp họ có động lực cố gắng trong công việc.

Có tầm nhìn: CEO là phải có tầm nhìn xa trông rộng. Việc này sẽ giúp phán đoán một cách chính xác các khả năng có trong tương lai. Từ đó giúp xây dựng kế hoạch phù hợp để phát triển công ty đúng hướng.

Uy tín: được tin tưởng là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn, kể cả CEO. Vì vậy các CEO luôn cố gắng tạo dựng niềm tin, uy tín đối với nhân viên.


CÁC TỐ CHẤT CẦN CÓ ĐỂ TRỞ THÀNH FOUNDER

Với Founder chính là người đặt nền móng đầu tiên cho công ty phát triển. Chính vì thế mà để khởi nghiệp thành công thì Founder cần có được các tố chất như sau:

Sự đam mê: Phẩm chất này cực kì quan trọng khi founder cần. Một sự đam mê cháy bỏng và đủ lớn sẽ giúp họ vượt qua được những khó khăn và thách thức trên con đường khởi nghiệp thành công.

so sánh CEO và Founder

Tính quyết đoán: Do là người tạo ra doanh nghiệp nên Founder cần có tính quyết đoán trong khi khởi nghiệp. Cơ hội thường sẽ chỉ đến một lần trong đời nên việc quyết đoán và ra quyết định đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn vượt qua được khó khăn trong những thời điểm khó khăn nhất.

Tự tin: Một sự tự tin là điều cần thiết của một Founder. Môi trường kinh doanh cực kì khắt nghiệt và chỉ có những người có sự tự tin mới có thể kiên trì đưa con thuyền doanh nghiệp đi tới thành công được.

Sự khôn ngoan: Một Founder cần sở hữu cho mình sự khôn ngoan và nhanh nhẹn nhằm kịp thời nắm bắt được những biến động của thị trường để điều chỉnh sao cho chúng thật phù hợp. Từ đó họ có thể đưa ra được các kế hoạch và chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Khả năng thuyết phục và đàm phán: Bên cạnh những sự khôn ngoan thì là một Founder bạn cần có được khả năng thuyết phục để khiến cho người khác tin tưởng và làm theo bạn.

Sáng tạo: Nhờ óc sáng tạo của bạn mà sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát triển hay không phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của Founder.

Sáng tạo: Nhờ óc sáng tạo của bạn mà sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát triển hay không phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của Founder.

so sánh CEO và Founder

Có tinh thần học hỏi cao: Phẩm chất này cực kì đáng quý cần có của một founder. Bởi vì một doanh nghiepj không ngừng học hỏi sẽ không thể phát triển đi lên được.

Có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng: Tầm phát triển của doanh nghiệp xa bao lâu phụ thuộc vào tầm nhìn của Founder bấy nhiêu. Họ cần có tầm nhìn xa và rộng cùng chiến lược rõ ràng để nắm bắt xu hướng và chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Tìm hiểu 5 Cấp độ lãnh đạo John Maxwell là gì? Bí quyết của nhà lãnh đạo tài ba


Có thể nói CEO và Founder là hai vị trí đặc biệt và là linh hồn của công ty. Thành bại và phát triển hầu như sẽ đều phụ thuộc vào những quyết sách của họ. Do đó để duy trì và phát triển doanh nghiệp bền vững đòi hỏi CEO và Founder phải hợp tác và hỗ trợ hiệu quả lẫn nhau

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!