CEO là gì? Vai trò, công việc và yêu cầu của CEO trong doanh nghiệp

0
SHARES
60
VIEWS

Khi nhắc đến người chủ đứng đầu một doanh nghiệp thì cụm từ CEO luôn luôn được nhắc đến. Đây là một vị thuyền trưởng lèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua khó khăn để phát triển mạnh mẽ. Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản đây là người chủ của doanh nghiệp mà chưa hiểu sâu hơn về vai trò, công việc cũng như yêu cầu của một CEO là gì. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn biết về những điều này.

ceo - giám đốc điều hành


CEO LÀ GÌ ?

CEO trong tiếng anh có nghĩa là Chief Executive Officer hay là giám đốc điều hành. Người đứng đầu của doanh nghiệp chịu trách thực hiện các chính sách của hội đồng quản trị. Đây là vị trí cao cấp bậc nhất ( C-clever) trong một tổ chức, doanh nghiệp. CEO có quyền quyết định cuối cùng để đưa ra quyết định cuối cùng cho một công ty.Theo nhiều nghiên cứu thì 45% hiệu suất của công ty chịu ảnh hưởng bởi CEO.

Chức danh giám đốc điều hành (CEO) sẽ bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình điều hành, quản lý cũng như duy trì hoạt động của doanh nghiệp phát triển và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị (MD).

ceo là gì

Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, CEO thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu, Hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn cho CEO.


VAI TRÒ CỦA MỘT CEO TRONG DOANH NGHIỆP

Như chúng tôi đã chia sẻ bên trên thì CEO chính là vị trí cao cấp nhất trong doanh nghiệp. CEO đóng một vai trò duy trì hoạt động có lợi nhuận và đảm bảo điều hành hoạt động đó có chiến lược và kế hoạch dài hạn. CEO sẽ có thể do Hội đồng Quản trị bầu ra và chịu trách nhiệm bởi MD này về hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù giám đốc điều hành của mỗi công ty có thể khác nhau, tựu chung CEO sẽ có những vai trò cụ thể sau:

  • Đưa ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
  • Đứng ra trực tiếp quản lý, điều hành công tác xây dựng, hoạt động kinh doanh của công ty và do hội đồng quản trị phê duyệt.
  • Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
  • Có thể đưa ra ý kiến và đề xuất lên Hội đồng Quản trị để hoàn thiện hoạt động của công ty.
  • Điều hành quản lý việc xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty. Văn hóa của công ty
  • Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
  • Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
  • Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
  • Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
  • Điều hành kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.
  • Những list trên chúng tôi xin đưa ra nói chung cho vai trò của một CEO tùy vào từng doanh nghiệp mà khối lượng công việc có thể ít đi hoặc nhiều hơn.

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN CÓ CỦA MỘT CEO

Là một vị trí cao cấp và thường là vị trí ghế nóng. Để có thể lèo lái con thuyền doanh nghiệp một cách thành công thì ngoài kiến thức, kinh nghiệm am hiểu ngành nghề và kĩ năng cần thiết khác. Những tố chất đó chúng tôi xin chia sẻ cho bạn như sau:

Có trí tuệ cảm xúc cao (EQ).

Đây là một chỉ số khá quan trọng trong thời buổi hiện nay. Thương trường như chiến trường. Là một giám đốc điều hành bạn sẽ có một quyền lực tối cao và có thể chỉ huy nhân viên thực hiện công việc mà bạn nghĩ là tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu những quyết định sai thì sẽ là một tai hại to lớn.

giám đốc điều hành

Để đưa ra các quyết định sáng suốt, Giám đốc điều hành cần rèn luyện để trở thành “bậc thầy” của trí tuệ cảm xúc. Chỉ số EQ cao cho thấy khả năng nhận thức điểm mạnh, điểm yếu và năng lực quản lý cảm xúc trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, giám đốc điều hành là nhân viên xuất sắc nhất tạo động lực làm việc cho bản thân.

Tầm nhìn chiến lược

Để có được thành công thì cần tư duy của CEO có tầm nhìn xa trông rộng hay còn gọi tầm nhìn chiến lược. CEO hiện tại cần hiểu được khoa học về quản trị của con người. không thạo “thuật quản trị”, người điều hành khó lòng có thể thâu tóm hoạt động của các phòng ban và kiểm soát hiệu suất đến “từng chân tơ kẽ tóc”. Một tầm nhìn xa hơn và tư duy đúng sẽ có thể giúp cho bạn điều hành doanh nghiệp tiến xa hơn và mạnh hơn trong tương lai.

Người truyền cảm hứng

Nghe có thể hơi buồn cười tuy nhiên vị thuyền trưởng này cần là một người truyền cảm hứng và năng lượng tích cực cho nhân viên có được tinh thần làm việc. Chắc hẳn nếu sếp của bạn là một người có cùng quan điểm và chí hướng với nhân viên, thấu hiểu và tạo động lực sẽ giúp thu phục được lòng người và giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình.

Triết lý: “Nếu muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”. Đây là triết lý luôn luôn đúng ”. Sẽ không ai là người bị bỏ lại để một mình đương đầu với sóng gió và cũng chẳng có chiến thắng giòn giã nào thuộc về riêng ai.

Một tập thể có gắn kết với nhau hay không, một tập thể có cùng chí hướng hay không sẽ báo cho bạn là một doanh nghiệp khỏe mạnh và phát triển.

Bậc thầy trong giao tiếp, đàm phán và thuyết phục

Nếu bạn giao tiếp với 10 CEO thì bạn sẽ nhận thấy đến 8 người là có khả năng giao tiếp và tài ăn nói xuất thần. Để một ban nhạc hoạt động được liền mạch thì nhạc trưởng là CEO sẽ cần có khả năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ giao tiếp thân mật với hầu hết mọi người.

ceo là gì

“khéo ăn khéo nói có được thiên hạ”, để chiến thắng “con quỷ độc tài” chế ngự trong mỗi nhà lãnh đạo, họ cần giỏi ăn nói, thấu lòng người, lùi một bước để tiến hai bước. Biệt tài thuyết phục sẽ là vũ khí đắc lực giúp mọi mối quan hệ trở nên tốt đẹp và mang về được nhiều sự phát triể cho doanh nghiệp sau này.


MỨC LƯƠNG CỦA CEO LÀ BAO NHIÊU ?

Do là người đứng đầu doanh nghiệp nên vị trí này cũng cống hiến chất xám nhiều nhất cho công ty và xứng đáng nhận được mức lương cao nhất nhì theo các cấp bậc. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà sẽ có hình thức trả lương khác nhau từ 0 cho đến vô tận. Chúng ta sẽ chia thành một số dạng lương và thu nhập của CEO theo hình thức hoạt động như sau:

  • Doanh Nghiệp tư nhân: Do CEO thành lập và điều hành. Do đó mức lương của CEO sẽ không cố định mà căn cứ vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng năm sau khi trừ đi hết chi phí về nhân sự thì khoản lợi nhuận đó sẽ thuộc về vị CEO này do công ty là của CEO.
  • Doanh Nghiệp cổ phần: Loại hình doanh nghiệp như này sẽ bao gồm nhiều cổ đông và do Hội đồng Quản trị lập nên CEO. Thu nhập của vị CEO sẽ giao động từ 30 triệu đến khoảng 140 triệu/ tháng thậm chí hơn. Ngoài ra thu nhập của CEO còn đến từ việc mua cổ phần của doanh nghiệp sau khi chia trả cổ tức hàng năm.

Với mức lương cao như vậy, các CEO đương nhiên sẽ phải chịu sức ép cũng như áp lực công việc rất lớn có thể gấp 5 – 7 lần so với một nhân viên bình thường. Thời gian làm việc cũng nhiều hơn.

>> Xem thêm: Tìm hiểu sự khác nhau giữa CEO và Chairman trong Doanh Nghiệp


NGÀNH NÀO ĐÀO TẠO RA CÁC CEO

Có thể nói đây là câu hỏi khó và khá thú vị khi bạn muốn trở thành giám đốc. Thực tế thì không phải là ngành học đào tạo ra các vị giám đốc mà sẽ là ngành đào tạo ra những người có năng lực để điều hành kinh doanh và quản lý tài chính cũng như vận hành doanh nghiệp. Một số ngành như ngành quản trị kinh doanh, kinh tế quốc tế vv đào tạo ra các nhân sự có tố chất trở thành một CEO tài giỏi. Tuy nhiên trên thực tế thì các nhà tuyển dụng thường sẽ quan tâm đến kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng của các ứng viên thay vì coi trọng quá nhiều vào bằng cấp hay ngành mà các ứng viên đang từng theo học.

ceo là gì

Ngành quản trị kinh doanh bạn sẽ được học về các kiến thức về kinh tế, kinh doanh và các môn học như kinh tế, văn hóa, xã hội… những điều mà một giám đốc điều hành cần có.

Bên cạnh đó ngành quản trị kinh doanh còn giúp bạn học hỏi thêm các kiến thức về nguyên lý, triết lý kinh doanh, nguyên tắc hoạt động và tổ chức của các bộ máy nhân sự trong các doanh nghiệp….


Có thể nói việc phát triển kinh tế của đất nước và trên thế giới hiện nay đều đánh giá cao tầm quan trọng của các vị CEO tài giỏi. Người lèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt khó khăn để phát triển thì đều có bóng dáng của vị thuyền trưởng CEO. Chính vì thế người ta đã chọn ngày 13 tháng 10 hàng năm là ngày doanh nhân việt nam.

Hy vọng với những thông tin mà diendaniso.com chia sẻ bên trên đây đã giúp bạn hiểu về CEO là gì ? Vai trò, công việc và yêu cầu của CEO trong doanh nghiệp Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều nội dung bổ ích khác.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!