CSO là gì? Tầm quan trọng về vị trí CSO trong Doanh Nghiệp

0
SHARES
96
VIEWS

Để đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động hiệu quả và phát triển thì cần có những kế hoạch chiến lược đúng đắn. Do đó vị trí CSO hay giám đốc chiến lược ra đời và trở nên quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Vậy công việc của những CSO là gì? Vai trò và trách nhiệm của giám đốc chiến lược trong doanh nghiệp là gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.

giám đốc chiến lược CSO


GIÁM ĐỐC CHIẾN LƯỢC CSO LÀ GÌ ?

Giám đốc chiến lược viết tắt từ cụm từ tiếng anh CSO – Chief Strategy Officer. Họ chính là những người có khả năng vận dụng được các kiến thức và kỹ thuật cũng như phương thức quản lý của mình để mang đến các chiến lược tổng thể hoặc đơn giản nhất của một dự án nào đó cho doanh nghiệp.

CSO sẽ tiến hành báo cáo với giám đốc điều hành và phối hợp với các nhóm lãnh đạo cấp cao cùng ban giám đốc để có thể phát triển các sáng kiến chiến lược một cách dài hạn cũng như ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững.

Vị trí của CSO hiện nay ngày càng phát triển và gia tăng tầm quan trọng hiện nay.

giám đốc chiến lược CSO


TRÁCH NHIỆM CỦA VỊ GIÁM ĐỐC CHIẾN LƯỢC CSO

Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn về trách nhiệm của một vị giám đốc CSO trong doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể thì sẽ bao gồm nhiều trách nhiệm của vị giám đốc chiến lược :

  • Cố vấn chi tiết về chiến lược cho doanh nghiệp và đưa ra những thông tin tuyệt vời có ý nghĩa.
  • Giúp đưa ra các chiến lược, điều kiện của thị trường cũng như các tác động của chúng đến chiến lược.
  • Giám sát việc thực hiện bất kỳ kế hoạch chiến lược nào.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các sáng kiến ​​chiến lược quan trọng.
  • Giải quyết các sáng kiến ​​có tác động cao khác nhau có thể thay đổi hoạt động của công ty.

>> Xem thêm: Quản trị chiến lược là gì? Ý nghĩa và Vai trò của Quản trị chiến lược trong doanh nghiệp


PHẨM CHÁT CẦN CÓ CỦA MỘT NHÂN VIÊN CSO

Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một số phẩm chất cần có của một vị CSO mà bạn cần phải có.

  • Tầm nhìn và sự hiểu biết rõ về doanh nghiệp

Càng hiểu biết về doanh nghiệp của mình bao nhiêu thì bạn sẽ càng đưa ra được những chiến lược hiệu quả hơn. Là một nhân viên CSO bạn sẽ cần có được tầm nhìn của doanh nghiệp muốn hướng tới. Những chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai sẽ đến từ sự thấu hiểu doanh nghiệp và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Đây là một kỹ năng cần thiết vì nó cho phép CSO ủy thác các trách nhiệm và nhiệm vụ có thể quá khó hoặc không cần thiết để họ có thể hoàn thành một mình.

giám đốc chiến lược CSO

  • Khả năng điều hành và trao quyền cho nhân viên.

Là một giám đốc chiến lược khối lượng công việc của bạn cần phải giải quyết khá lớn. Chính vì thế mà nếu quá chú tâm vào từng việc bạn sẽ không thể giải quyết được hết công việc. Điều này cần bạn phải biết điều hành và trao quyền chủ động cho nhân viên thực hiện. Họ sẽ chỉ lên kế hoạch kiểm soát quản lý nhằm giúp cho mọi hoạt động trong phòng một cách hiệu quả nhất.

  • Khả năng sáng tạo

Có một phần cực kì quan trọng của một vị giám đốc chiến lược chính là khả năng sáng tạo không giới hạn. Bạn biết đấy những ý tưởng lớn và chiến lược đều đến từ sự sáng tạo đột phá. Việc sáng tạo sẽ có thể giúp cho bạn có được những cách thứ thực hiện chiến lược hiệu quả hơn nhằm phục vụ sứ mệnh và mục tiêu cho công ty.

Với sức sáng tạo và  tư duy đổi mới và cởi mở sẽ là bí quyết giúp cho giám đốc chiến lược phát huy hết sức mạnh của mình.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Có thể nói khả năng giao tiếp tốt sẽ là vũ khí sắc bén giúp cho bạn kết nối với mọi người và là tiền đề cho sự thành công. Việc phải làm với nhiều bộ phận, phòng ban và đối tác khiến CSO sẽ cùng kết nối với nhau để mang đến một tiếng nói chung cho công việc được hiệu quả nhất. Một giám đốc chiến lược có kĩ năng giao tiếp thiên tài sẽ tạo nên sự khác biệt lớn với những vị giám đôc CSO khác.

giám đốc chiến lược CSO


CÔNG VIỆC CỦA VỊ GIÁM ĐỐC CHIẾN LƯỢC CSO

  • Đề xuât các chiến lược giúp phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp

Bất kì một hoạt động nào của doanh nghiệp muốn thành công thì đều cần phải có nhứng chiến lược kinh doanh thật phù hợp. Một chiến lược rõ ràng, có khả thi và hiệu quả trong tương lai sẽ giúp định hướng được hoạt động của tổ chức và các bước phát triển tốt.

Là một người đứng đầu phòng chiến lược bạn sẽ cần nắm vững thị trường và các nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Từ đó hiểu rõ tình hình cua doanh nghiệp bạn nhằm phát triển doanh nghiệp tốt nhất. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với một CSO, vì nó quyết định sự thành công của các doanh nghiệp.

  • Thực hiện triển khai giám sát chiến lược.

Một khi doanh nghiệp của bạn đã xác định rõ các chiến lược từ phòng chiến lược. Mọi chiến lược đã được thực thi nên lúc này cần một kế hoạch hành động cụ thể để trình bày trước ban giám đốc phê duyệt. Giám đốc chiến lược sẽ chỉ đạo các nhân viên và các bộ phận có liên quan thực hiện kế hoạch đã được đặt ra.

Để kế hoạch được diễn ra một cách trôi chảy thì cần sự giám sát và theo dõi sát sao nhằm đảm bảo tiến độ của kế hoạch được tuân thủ một cách tốt nhất. Càng kiểm soát kĩ sẽ giúp cho mọi việc liên quan đến nhân sự hay tài chính, hoạt động sản xuất được tốt nhất.

giám đốc chiến lược CSO

  • Dự phòng tốt những rủi ro cần phòng tránh

Bất cứ một kế hoạch nào khi tiến hành cũng tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước được. Việc này dù bạn có muốn hay không thì chúng vẫn có thể xảy ra. Do đó một vị CSO bạn cần chuẩn bị sẵn những phương án dự phòng để tránh những rủi ro làm giảm được thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Chúng ta có thể kể ra những nguy cơ có thể xảy ra như dịch bệnh, thiên tai, sự cạnh tranh với các đối thủ,. Một chiến lược tốt chính là chiến lược có được sự dự phòng trước và giải quyết những rủi ro có thể xảy ra đến chiến lược của mình.

  • Lập báo cáo kết quả thực hiện các chiến lược

Là một nhà giám đốc chiến lược công việc của bạn cần phải theo dõi quá trình thực hiện chiến lược của mình và doanh nghiệp đề ra đúng với dealine và hiệu quả cao. Mọi phát sinh trong vấn đề cần phải được lên phương án dự phòng trước để từ đó có được biện pháp điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Công việc của CSO còn cần phải lập báo cáo công việc định kì cho ban giám đốc. Công việc này giúp cho ban giám đốc nắm được một cách kịp thời những tình hình và có được những quyết định thay đổi phù hợp nhất đến doanh nghiệp.

  • Quản lý công việc của bộ phận chiến lược

Bản thân là người đứng đầu phòng chiến lược. Bạn cần phải quản lý mọi hoạt động của phòng bạn từ nhân sự, kế hoạch làm việc cho đến đào tạo định kì cũng như tuyển dụng.


MỨC LƯƠNG CỦA CSO HIỆN NAY

Do là một vị trí cấp cao và có nhiều áp lực căng thẳng nên có thể nói mức lương của CSO khá cao so với những vị trí khác trong doanh nghiệp bạn. Bình quân mức lương cho một nhân viên vị trí này dao động khoảng 25-50 triệu đồng/ tháng. Trong những tập đoàn nước ngoài thì mức lương này cũng sẽ còn có thể cao hơn được.

>> Xem thêm: Hoạch định chiến lược là gì ? Quy trình hoạch định chiến lược bài bản


Trên đây là những chia sẻ cho bạn về vị trí CSO – Giám đốc chiến lược và những công việc mà vị giám đốc này thực hiện nhằm phát triển công ty. Ngoài ra CSO cần những yếu tố gì để trở thành một vị giám đốc chiến lược giỏi trong tương lai.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!