Room tín dụng là gì ? Cách tính room tín dụng và tác động của chúng

0
SHARES
18
VIEWS

Room tín dụng là một trong những thuật ngữ khá phổ biến trong ngành tài chính ngân hàng. Đây là một giới hạn được Ngân Hàng Nhà Nước đặt ra nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng và kiềm chế lạm phát và duy trì ổn định kinh tế. Bài viết này diendaniso.com Sẽ chia sẻ cho bạn về khái niệm room tín dụng? Tác động của chúng đến ngân hàng ra sao.

room tín dụng là gì


ROOM TÍN DỤNG LÀ GÌ?

Thuật ngữ room chỉ căn phòng, hay sức chứa. Có nghĩa là room tín dụng chỉ một giới hạn cho vay hay giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng.

Đây là thuật ngữ xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2011 khi đó nước tả bước vào giải đoạn lạm phát cao. Chính vì thế mà để hạn chế tình trạng này Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố room tín dụng quy định tăng trưởng tối đa vào đầu mỗi năm.

Với mỗi ngân hàng thương mại khác nhau sẽ được Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ phân phối room tín dụng khác nhau. Tỷ lệ này sẽ thường dựa vào sức khỏe tài chính cũng như hiệu quả của việc Quản lý tín dụng các ngân hàng.

room tín dụng là gì

VD: Đầu năm 2022 hạn mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng X là 10%. Ngân hàng X đó có quy mô tín dụng là 200.000 tỷ đồng. Đó đó năm 2022 đó thì ngân hàng X được cấp tín dụng tối đa là: 200.000 x110%=210.000 tỷ đồng.

  • Hết room tín dụng là gì?

Hết room tín dụng chỉ hiện tượng các ngân hàng đã sử dụng hết giới hạn tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước quy định đồng thời không thể tiếp tục cho vay nữa. Việc này sẽ có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngân hàng thương mại đó và như cầu vay của doanh nghiệp và người dân.

Việc phân phối room tín dụng cho các Ngân hàng Thương mại là khá khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe tài chính của Ngân hàng đó.

  • Nới room tín dụng là gì?

Nới room tín dụng ngân hàng được hiểu đơn giản chính là việc NHNN tăng mức giới hạn cho vay của các Ngân hàng Thương Mại. Một khi hết room tín dụng thì các NHTM không thể tiếp tục cho vay. Lúc này họ có như cầu nới room tín dụng nên sẽ xin Ngân hàng Nhà nuớc nới room cho họ.


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH HẠN MỨC ROOM TÍN DỤNG VÌ SAO ?

Như đã nói ở trên thì room tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quy định cho các Ngân hàng Thương mại. Việc này có mục đích nhằm quản lý chặt chẽ khả năng tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng bên dưới chịu sự quản lý của mình. Đây là 2 mục đích chính của việc quy định hạn mức room tín dụng. Cụ thể như sau:

  • Tốc độ tăng trưởng tín dụng được kiểm soát

Việc quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại sẽ được tốt hơn khi có công cụ room tín dụng. Trước đó họ đã nhìn thấy được có những giai đoạn từng chạm ngưỡng từ 30-50% sự tăng trưởng tín dụng. Đây là một hạn mức tín dụng tăng trưởng vượt quá khả năng quản trị của NHNN. Hệ lụy dẫn đến mất cân đối vốn, lạm phát tăng cao hơn vv. Room tín dụng như một công cụ điều tiết và đặt ra một ranh rới an toàn cho việc cấp tín dụng của các Ngân hàng.

room tín dụng là gì

  • Chất lượng tín dụng được đảm bảo

Room tín dụng giúp các ngân hàng ý thức được khả năng cho vay là có hạn và sẽ cẩn trọng hơn khi lựa chọn khách hàng. Việc đảm bảo chất lượng cho các khoản vay sẽ giúp thắt chặt việc ưu tiên các hồ sơ minh bạch hơn để tránh nợ xấu phát sinh.

Bên cạnh đó, người vay là cá nhân hay tổ chức có hiểu biết về room tín dụng cũng hiểu rằng ngân hàng chỉ có thể cho vay trong khả năng có hạn nên sẽ có sự cẩn trọng về số tiền vay và phương thức sử dụng.


CÁCH TÍNH ROOM TÍN DỤNG HIỆN NAY

Như trên chúng tôi đã chia sẻ cho bạn về room tín dụng thì việc hiểu và tính được room tín dụng như thế nào là một điều cần thiết.

Theo đó thì room tín dụng của mỗi ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước quy định hàng năm theo mức độ tăng trưởng, hiệu quả quản lý của ngân hàng đó.

Vào đầu năm, ngân hàng sẽ xác định và phân phối tỉ lệ hạn mức tăng trưởng cho ngân hàng. Để tính được mức tín dụng tối đa trong năm đó ngân hàng có thể cho vay bằng cách, lấy quy mô tín dụng nhân với hạn mức tăng trưởng tín dụng.

room tín dụng là gì

Ví dụ: giả sử, đầu năm 2020, ngân hàng A có hạn mức tăng trưởng tín dụng là 10%, với quy mô tín dụng là 400.000 tỷ trong năm 2019. Như vậy, room tín dụng của ngân hàng này trong năm 2020 sẽ là: 400.000 x 110%= 440.000 tỷ.


TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NỚI ROOM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới room tín dụng ngân hàng có thể gây ra những tác động như sau:

  • Tăng khả năng vay vốn: Khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới room tín dụng có thể khiến các Ngân hàng Thương mại có thể cho vay tiền nhiều hơn. Điều này có thể giúp các cá nhân và doanh nghiệp tăng khả năng vay vốn để đầu tư và mở rộng kinh doanh.
  • Tăng nhu cầu tiêu dùng: Khi người dân, doanh nghiệp được vay nhiều tiền hơn họ sẽ có khả năng chi tiêu nhiều hơn từ đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng và kích thích tăng trưởng kinh tế.
  • Tăng lạm phát: Việc tăng trưởng kinh tế khi được nới room tín dụng có thể khiến tình trạng lạm phát xảy ra mạnh mẽ hơn. Khi nền kinh tế có quá nhiều tiền thì giá cả sẽ có xu hướng chung là tăng cao hơn dẫn đến ảnh hưởng lớn đến giá trị đồng tiền và người dân sẽ phải mua hàng hóa với giá cao hơn trong tương lai.
  • Tăng rủi ro tín dụng: Một khi Ngân hàng cho vay quá nhiều tiền thì có thể nảy sinh rủi ro tín dụng. Các khoản vay không được trả đúng hạn thì ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với tín dụng cao hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe và tài chính của họ.

>>> Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì ?


Kết luận

Room tín dụng từ khi ra đời và áp dụng cho các Ngân hang Tại Việt Nam đã giúp Ngân hàng Nhà nước quản lý cơ cấu tín dụng trong nền kinh tế được an toàn và chất lượng hơn. Chúng giúp hỗ trợ trong việc kiềm chế lạm phát và duy trì sự ổn định của nền kinh tế lớn hơn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã có được cái nhìn rõ nét hơn về room tín dụng.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!