Mô hình tăng trưởng kinh tế là gì ?

0
SHARES
101
VIEWS

Trong mọi nền kinh tế hiện nay việc đo lường sự tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất hiện nay. Thuật ngữ mô hình tăng trưởng kinh tế được nhắc đến khá nhiều và cho thấy nó lực của các tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực nhằm đảm bảo có sự tăng trưởng về kinh tế qua các năm.

mô hình tăng trưởng kinh tế


MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ LÀ GÌ ?

Mô hình tăng trưởng kinh tế tên tiếng anh là Models of Economic Growth. Đây là một mô hình kinh tế được thiết lập với các biện pháp mang tính chiến lược được thể hiện với việc tổ chức sử dụng các nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng trưởng kinh tế qua các năm.

Mô hình tăng trưởng kinh tế được xác định với các điều kiện, tiêu chí và thông qua những yêu cầu cho từng giai đoạn tương ứng.

Trong thòi đại hiện nay việc các mô hình tăng trưởng kinh tế được các quốc gia tập trung đẩy mạnh và các mô hình đó thể hiện một cách toàn diện qua các nhân tố. Mô hình là cách tốt nhất để doanh nghiệp tiến hành các chiến lược kinh tế hiệu quả. Cũng như xác định yêu cầu cho từng giai đoạn kinh doanh.

CÁC LOẠI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau. Tùy theo điều kiện địa lý và ngành nghề chủ lực mà thường sẽ chia ra các loại mô hình tăng trưởng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.

mô hình tăng trưởng kinh tế

  • Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.

Biểu hiện của loại hình tăng trưởng phát triển này chính là mở rộng sản xuất, kinh doanh lớn. Khối lượng sản xuất được mở rộng nhờ có nguồn lực lao động và vốn được phát triển. Mô hình phản ánh nhu cầu cho tìm kiếm lợi nhuận nhưng không mang đến các lợi thế đón đầu hay phát triển bền vững. Các nguồn vốn phải được huy động lớn.

  • Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

Khi quốc gia phát triển đến một giai đoạn nhất định thì lúc này họ thường hướng đến mục đích tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như nâng cao được chất lượng sản phẩm. Việc nâng cao này có thể giúp phát triển về chiều sâu cho nền kinh tế hướng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

Với đặc trưng này cơ bản sẽ dựa vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ hiện đại có gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái cũng như cải thiện phúc lợi xã hội.

Chiến lược phát triển theo chiều sâu xác định chắc chắn các yếu tố làm gốc. Từ đó mang đến thuận lợi và phản ánh hiệu quả lâu dài. Phản ánh đối với:

  • Khai thác hiệu quả và triệt để các nguồn lực.
  • Khai thác triệt để các lợi thế và tiềm năng trong ngành.

MỘT SỐ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

  • Mô hình Harrod – Domar.

Đây là mô hình tăng trưởng kinh tế dạng đơn giản. Được đưa ra bởi hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ dựa vào tư tưởng của Keynes. Mô hình nay cho biết mối liên hệ giữa sự tăng trưởng cũng như nạn thất nghiệp cua các quóc gia phát triển.

Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển. Tiến hành xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn. Với các hiệu quả trong sử dụng vốn trong vận hàng sản xuất. Cũng như các khoản vốn cố định đầu tư dài hạn trên máy móc, thiết bị.

mô hình tăng trưởng kinh tế

  • Mô hình Solow – Swan.

Mô hình ra đời vào năm 1956. Thay thế cho mô hình hậu Keynesian Harrod-Domar. Đây là mô hình tăng trưởng ngoại sinh thiết lập dựa trên nền tảng của kinh tế học tân cổ điển. Trong mô hình Solow – Swan này có nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số. Và cả sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ.

  • Các mô hình tăng trưởng nội sinh.

Vớ tính chất của mô hình này, nhiều nhà kinh tế đưa ra quan điểm đối với các yếu tố nội sinh. Được phản ánh thông qua yếu tố con người và tiến bộ công nghệ. Trong khi ở các mô hình trình bày phía trên, đây lại được coi là các yếu tố ngoại sinh.

Nội sinh được thể hiện với các tác động trực tiếp đến tăng trưởng nền kinh tế. Muốn phát triển kinh tế, bắt buộc phải đổi mới và thay đổi phương thức hoạt động của nền kinh tế. Thông qua công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để có được các nghiên cứu khoa học, nguồn nhân lực có năng lực, trình độ và đào tạo chuyên môn cao, kết hợp với sự sáng tạo.

>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa tăng trưởng và phát triển

Nguồn: Internet

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!