Quyền hạn của Trưởng phòng quản lý chất lượng

0
SHARES
1.1k
VIEWS

Để vận hành tốt phòng quản lý chất lượng và là đơn vị tham mưu cho ban lãnh đạo thì người đứng đầu cụ thể là trưởng phòng quản lý chất lượng có vai trò then chốt. Một vị trí trưởng phòng quản lý chất lượng sẽ cần có tố chất gì và bao gồm những nhiệm vụ gì. Cùng diendaniso.com đi tìm hiểu trong bài viết này.

Trưởng phòng quản lý chất lượng


Nếu bạn đang quan tâm đến các vị trí công việc quản lý chất lượng và các vị trí khác trong nhà máy thì không thể bỏ qua được loạt bài viết về cẩm nang nghề nghiệp ngành Năng suất chất lượng tại đây.

TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG LÀ GÌ ?

Trưởng phòng quản lý chất lượng còn có tên tiếng anh là QA Manager (Quality Assurance Manager). Đây là một trong những vị trí khá quan trọng trong doanh nghiệp khi đảm nhiệm vai trò chính trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm của toàn nhà máy.

Một QA Manager sẽ có công việc bao gồm việc theo dõi, kiểm tra cũng như rà soát tất cả các khâu từ khâu sản xuất cho tới việc hoàn thiện sản phẩm. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phải đạt đủ tiêu chuẩn cao nhất trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.


MÔ TẢ CÔNG VIỆC TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Với vị trí là một nhân viên cấp cao trong doanh nghiệp thì công việc của một trưởng phòng quản lý chất lượng sẽ bao gồm nhiều phần khác nhau. Thường sẽ đứng trên cương vị định hướng và kiểm soát cũng như lên chiến lược kế hoạch hơn là làm các công việc cụ thể nhỏ nhặt. Một số Quyền hạn của Trưởng phòng quản lý chất lượng chính là:

  • Xây dựng và quản lý Hệ thống chất lượng

Đây là công việc cốt lõi cũng như là chính của một trưởng phòng quản lý chất lượng. Một QA Manager sẽ là người lên kế hoạch xây dựng, quản lý cũng như giám sát chung hệ thống quản lý chất lượng cho toàn bộ nhà máy.

Tùy thuộc vào việc áp dụng tiêu chuẩn trước đó của ban lãnh đạo đã thống nhất cho từng sản phẩm và chất lượng chung mà QA Manager sẽ đưa ra những quy tắc cũng như điều kiện mà sản phẩm cần phải vượt qua trước khi đến tay người tiêu dùng.

Sau đó, phối hợp cùng những bộ phận liên quan để đảm bảo quá trình khảo sát chất lượng có hiệu quả nhất.

  • Đào tạo và quản lý nhân sự trong bộ phận

Bên trong phòng quản lý chất lượng ngoài trưởng phòng chất lượng sẽ có những nhân viên cấp dưới thường là phó phòng và nhân viên cấp dưới. Công việc của một QA Manager sẽ bao gồm đào tạo và quản lý nhân sự thuộc bộ phận của mình.

nhiệm vụ của trưởng phòng quản lý chất lượng

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà sẽ có số lượng nhân viên ít hay nhiều. Mỗi nhân viên đóng một vai trò riêng biệt trong mọi khâu của quá trình sản xuất. Những nhân viên này cần được định kì nâng cao kĩ năng, kiến thức nhằm đáp ứng tốt với những quy trình mới và thực hiện tốt công việc của mình.

  • Phát triển và cải tiến sản phẩm

Khi một sản phẩm do nhà máy làm ra đến tay người tiêu dùng. Công việc của phòng quản lý chất lượng chưa dừng tại đây. Lúc này các bộ phận liên quan sẽ cùng nhau thu thập các đánh giá thực tế và gửi về phòng QC để kiểm tra. Dựa vào những phản hồi này thì trưởng phòng Quản lý chất lượng sẽ cùng với cả phòng nghiên cứu và phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm cùng những đề xuất cải tiến phù hợp cho sản phẩm đó.

Đồng thời, với vị trí trưởng phòng, bạn cũng phải phối hợp với các bộ phận khác như bộ phận nghiên cứu và phát triển, bộ phận marketing, sales để đảm bảo nhu cầu mua hàng và tỷ lệ hài lòng của người tiêu dùng luôn nằm trong mức ổn định.

  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm

Đây là khâu mất nhiều thời gian và cũng là quan trọng nhất. Một trưởng phòng quản lý chất lượng sẽ cần rà soát cũng như kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Đồng thời phải quyết định mọi vấn đề từ khâu sản xuất cho đến những bước cuối cùng là quá trình nghiệm thu sản phẩm.

Trưởng phòng cần phối hợp với những phòng ban liên quan để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra được đúng với quy định tiêu chuẩn đề ra trước đó.

  • Phân tích các dữ liệu về chất lượng sản phẩm

Việc cải tiến chất lượng luôn đi kèm với việc cải thiện các chỉ số định tính và định lượng. Mỗi khâu khác nhau quy trình sẽ được lưu lại thành các dữ liệu khác nhau. Công việc này sẽ nhằm lưu trữ thông tin dữ liệu để cho việc phâm tích, kiểm tra, đối chiếu và đánh giá từ đó tìm ra được những ưu và nhược điểm có thể khắc phục được sau đó.

Xem thêm: QA QC là gì ? So sánh QA và QC trong sản xuất


NHIỆM VỤ CỦA TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Qua mô tả công việc bên trên có thể thấy được vị trí trưởng phòng quản lý chất lượng có khối lượng công việc khá lớn và liên quan đến nhiều phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp. Những công việc đó sẽ được người QA Manager xắp xếp, tổ chức và điều động mọi người trong phòng quản lý chất lượng phối hợp thực hiện. Một số nhiệm vụ trọng tâm của một trưởng phòng quản lý chất lượng có thể kể đến như sau:

  • Đảm bảo mục tiêu chất lượng sản phẩm của công ty luôn luôn đáp ứng được với tiêu chuẩn đề ra.
  • Quản lý đôn đốc và kiểm soát hoạt động của cả phòng luôn luôn được thông suốt và hiệu quả.
  • Đề xuất thực hiện chương trình, chính sách cùng kế hoạch xây dựng đảm bảo chất lượng từng giai đoạn.
  • Cần xây dựng và thiết lập quy trình, tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật chất lượng của công ty.
  • Quản lý mọi hồ sơ, sổ sách tài liệu về QA cùng các công cụ tài sản khác trong công ty.
  • Nâng cao vai trò quản lý điều động định hướng nhân viên trong phòng quản lý chất lượng đi theo đúng hướng và làm việc có hiệu quả hơn.
  • Là người sẽ chịu trách nhiệm về việc đảm bảo sản xuất đáp ứng được chất lượng của khách hàng và tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã xây dựng.

nhiệm vụ của trưởng phòng quản lý chất lượng


VAI TRÒ CỦA TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Với cương vị là một trưởng phòng quản lý chất lượng bạn sẽ cần chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các nhiệm vụ phát triển đáp ứng được các tiêu chí chất lượng thông qua việc lên kế hoạch kiểm tra, thực hiện và theo dõi các vấn đề. Ngoài ra vai trò của một QA Manager sẽ cần một tư duy chiến lược và lập kế hoạch, điều phối hoạt động của cả phòng quản lý chất lượng theo đúng kế hoạch đã đề ra.


Trên đây bạn đã có thể hình dung ra được Nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm của Trưởng phòng quản lý chất lượng. Trong bài sau chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ hơn về Yếu tố trở thành Trưởng phòng quản lý chất lượng giỏi.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!