Chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý chất lượng

0
SHARES
3.6k
VIEWS

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì việc đảm bảo chất lượng sản phẩm mang vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Chính vì thế mà tại các doanh nghiệp này phòng quản lý chất lượng đang giữ vai trò ngày càng quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra cho toàn bộ sản phẩm. Trong bài viết ngày hôm nay diendaniso.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về Chức năng, nhiệm vụ phòng Quản lý chất lượng để hiểu được hơn công việc của họ.


phòng quản lý chất lượng


CƠ CẤU CỦA PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Tùy vào từng quy mô của doanh nghiệp mà phòng quản lý chất lượng sẽ có nhiều hay ít nhân viên. Thông thường về cơ cấu phòng thì sẽ bao gồm cấp quản lý và cấp nhân viên. Trong khi cấp quản lý là những trưởng/ phó phòng có nhiệm vụ quản lý kiểm soát và đôn đốc mọi người và ra kế hoạch thì cấp nhân viên sẽ là những người trực tiếp đảm nhận công việc và báo cáo lên cấp trên. Hai cấp bậc này nhân đều là những người cần có kiến thức và chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực quản lý chất lượng.

CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Đúng với tên gọi, phòng quản lý chất lượng – Quality management Department được lập ra nhằm tham mưu, cố vấn cho ban lãnh đạo về các hoạt động Quản lý chất lượng sản phẩm. Mục đích đảm bảo và đáp ứng một cách đầy đủ các tiêu chuẩn về Quản lý chất lượng đã đề ra trước đó. Một số hệ thống thường được áp dụng đó chính là Hệ thống QLCL ISO 9001, Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.vv.

nhiệm vụ của phòng quản lý chất lượng

Những công việc chính thường được phòng quản lý chất lượng thường áp dụng có thể kể đến như:

  • Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động Quản lý chất lượng trong toàn công ty
  • Phối hợp với các phòng ban dể xây dựng và triển khai thực hiện Quản lý chất lượng theo bộ tiêu chí chất lượng đã lên sẵn
  • Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ của doanh nghiệp và tiếp đoàn đánh giá dựa trên các bộ tiêu chí và tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Dưới đây là một trong những nhiệm vụ chính của phòng quản lý chất lượng nói chung. Thông thường sẽ có một vài nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Quản lý Chất lượng sản phẩm:

Nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng quản lý chất lượng chính là đảm bảo cho chất lượng sản phẩm đầu ra được tốt và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đề ra trước đó.

Để có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm cuối cùng thì phòng quản lý chất lượng phải tiến hành từng khâu như lập kế hoạch cụ thể để kiểm soát chất lượng. Thực tiếp chỉ đạo và theo dõi kiểm tra bộ phận sản xuất trực tiếp.

 

phòng quản lý chất lượng

Phòng quản lý chất lượng còn là bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng cho từng sản phẩm. Kiểm soát, đo lường, đánh giá và nghiệm thu thành phẩm. Việc này nhằm phát hiện kịp thời những sản phẩm lỗi không đạt đúng chất lượng để xử lý.

Như đã đề cập ở trên thì phòng quản lý chất lượng còn là nơi tham mưu cố vấn cho ban lãnh đạo về việc xác định mục tiêu chất lượng cần đạt được và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu đó một cách chính xác.

Về việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu phục vụ công việc thì phòng quản lý chất lượng cần phải có kế hoạch quản lý và lưu trữ khoa học, thuận tiện để kịp thời tìm kiếm và tra cứu thông tin sau này. Soạn thảo các văn bản quản lý, các quy định phục vụ cho việc thực hiện các nghiệp vụ của phòng. Tiến hành việc truyền thông và hướng dẫn nhân viên trong phòng thực hiện theo các quy định quản lý của phòng.

2: Một số nhiệm vụ khác của Ban giám đốc công ty

Một số công việc khác thường sẽ do phòng quản lý chất lượng đảm nhiệm bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm:

  • Xây dựng mục tiêu chất lượng cho toàn công ty hàng năm.Tổ chức đánh giá kết quả đã thực hiện được so với các mục tiêu đã xác định trước đó.
  • Soạn thảo các văn bản, công văn cùng các tài liệu quản lý chất lượng và trình lên Ban giám đốc phê duyệt và cho ban hành.
  • Giám sát việc cung cấp thông tin liên quan đến kỹ thuật và chất lượng sản phẩm ra bên ngoài công ty, đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc bảo mật theo quy định của công ty.
  • Xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và tham gia vào quá trình đào tạo đội ngũ nhân sự để họ hiểu rõ hoạt động quản lý chuyên môn của phòng.

xem thêm: Tìm hiểu khái niệm IQC, OQC, PQC, FQC là gì?

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!