Kiểm soát chất lượng với quy trình 3 bước IQC – PQC – OQC

0
SHARES
485
VIEWS

Để nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp sản xuất thì bên cạnh việc đổi mới công nghệ và nhân sự thì việc xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng toàn diện là nhiệm vụ quan trọng. Một trong số đó gắn liền với quy trình 3 bước IQC – PQC – OQC. Đây là 3 quy trình trong bộ phận kiểm soát chất lượng (QC) tương ứng với các khâu trước trong và sau sản xuất. Đảm bảo việc kiểm soát chất lượng ở 3 khâu này sẽ giúp thành phẩm sản xuất ra luôn đạt chất lượng cao nhất.

quy trình 3 bước IQC – PQC – OQC


Chia sẻ về quy trình 3 bước tương ứng với IQC – PQC – OQC

Bước 1: IQC – Kiểm soát chất lượng đầu vào.

Được biết IQC chính là viết tắt của cụm từ Input Quality Control hay kiểm soát chất lượng đầu vào. Vị trí IQC khá quan trọng trong khâu sản xuất của nhà máy vì nhờ có bước này thì sẽ giúp kiểm soát được chất lượng của nguyên vật liệu, vật tư đầu vào để đạt được chất lượng tốt nhất.

Một số bước chính trong quy trình IQC tại nhà máy

  • Khâu 1: Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, hàng hóa nhập vào

Đây là hoạt động chính và cũng là khâu quan trọng nhất của quy trình IQC. Việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, vật tư sẽ được thực hiện ngay trước khi nhập kho. Chính vì thế mà toàn bộ kết quả sẽ được ghi nhận và ghi chép vào báo cáo chi tiết cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp.

Việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào sẽ giúp đưa ra báo cáo và thông tin nhằm kịp thời phát hiện những lô nguyên liệu vật tư không đáp ứng đủ chất lượng và loại bỏ ngay tức thì.

  • Khâu 2: Theo dõi dòng nguyên vật liệu, vật tư trong suốt quá trình lưu kho.

Đây là bước duy trì việc kiểm soát quá trình đảm bảo chất lượng và số lượng nguyên vật liệu, vật tư đầu vào. Công việc này cần được thực hiện thường xuyên và nhằm đảm bảo chất lượng luôn đạt được đúng yêu cầu tiêu chuẩn.

Một nhân viên IQC sẽ không chỉ dừng ở việc kiểm tra chất lượng hàng hóa mà còn phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi hỏng hóc vật tư đó. Từ đó sẽ sớm có những phương án xử lý kịp thời nhằm tránh ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất sau này.

quy trình 3 bước IQC – PQC – OQC

  • Khâu 3: Làm việc, đánh giá nhà cung cấp

Thông thường nguồn nguyên vật liệu, vật tư sẽ đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Dựa theo báo cáo về chất lượng mà các nhân viên QC sẽ có những kế hoạch làm việc với các nhà cung cấp để tiếp nhận và trao đổi thông tin phát sinh nếu có. Sản phẩm đầu ra cuối cùng thường xuyên không đạt chất lượng thì bộ phận QC sẽ có những thay đổi nhà cung cấp khác.

xem thêm: Tìm hiểu khái niệm IQC, OQC, PQC, FQC là gì?


Bước 2: PQC – Kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất

PQC (Process Quality Control) được hiểu là kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất. Công việc của nhân viên PQC chính là kiểm soát qui trình sản xuất theo những tiêu chuẩn về chất lượng đã đề ra trước đó của doanh nghiệp. PQC sẽ có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với IQC và OQC.

Một số bước chính trong quy trình PQC tại nhà máy

  • Khâu 1: Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng

Bộ phận PQC còn được biết đến với tên gọi KCS. Nhiệm vụ của bộ phận này chính là xây dựng các quy trình đánh giá chất lượng nhằm định hướng cho toàn bộ nhà máy sẽ tuân theo các quy định của chất lượng đã đề ra. Một số hoạt động bao gồm: xây dựng cẩm nang chất lượng, lập kế hoạch về chất lượng, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng.

Mọi nhân viên cần tuân thủ chặt chẽ quy trình trên, bên cạnh đó, liên tục cải tiến để phù hợp với những tiêu chuẩn mới.

  • Khâu 2: Kiểm tra các công đoạn sản xuất

Bước này nhân viên của bạn cần phải kiểm tra được các công đoạn sản xuất để giúp sản phẩm đã được sản xuất gia công đúng theo yêu cầu đã đề ra.

  • Khâu 3: Kiểm tra và phản hồi lại IQC khi phát hiện nguyên liệu, vật tư không đạt chất lượng

Cũng từ việc kiểm tra liên tục quy trình sản xuất trên, nhà máy có thể dễ dàng phát hiện các nguyên liệu, vật tư không đảm bảo chất lượng. Từ đó, phản hồi cho bộ phận IQC và điều chỉnh quy trình sản xuất cho phù hợp.

Ngoài khâu đánh giá chất lượng tổng quan thì những nhân viên KCS sẽ phân loại những bộ phận, bán thành phẩm lỗi, hỏng chưa đạt yêu cầu để thay thế những cái khác chuẩn hơn. Từ đó yêu cầu các cá nhân/bộ phận liên quan điều chỉnh, khắc phục theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.


Bước 3: OQC – Kiểm soát chất lượng đầu ra

Trong 3 bước thì OQC là bước sau cùng của công đoạn kiểm soát chất lượng sản phẩm. OQC- Output Quality Control có nghĩa là kiểm soát chất lượng đầu ra. Nhân viên trong bộ phận OQC sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng của thành phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ.

Một số bước chính trong quy trình PQC tại nhà máy

  • Khâu 1: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm

Công đoạn cuối cùng để giúp sản phẩm xuất xưởng đạt chất lượng cao và đồng đều. Bộ phận OQC cần xác định xem sản phẩm họ kiểm tra đã đạt đúng các tiêu chuẩn chất lượng mà đã quy định trước đó chưa. Những điều gì có thể giúp cải tiến chất lượng tốt hơn. Những lưu ý gì khác ?

quy trình 3 bước IQC – PQC – OQC

  • Khâu 2: Kiểm soát chất lượng thành phẩm

Từ quy trình trên, đội ngũ nhân viên OQC sẽ trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng thành phẩm trên toàn bộ chuyền sản xuất. Đối với các thành phẩm lỗi, sai sót trong phần kỹ thuật, cần được thu thập và xác định nguyên nhân lỗi/hỏng. Và sau đó sẽ chuyển yêu cầu sửa chữa cho PQC.

  • Khâu 3: Xử lý yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm Các công việc khác

Bộ phận OQC có nhiệm vụ giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm sau khi đã xuất xưởng. Từ đây, OQC sẽ tìm ra các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm để kịp thời đề xuất phương án xử lý khiếu nại, yêu cầu của khách một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, báo cáo lại cho bộ phận QC để doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp, tránh việc tái diễn các vấn đề trên.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!