Tìm hiểu khái niệm IQC, OQC, PQC, FQC là gì?

0
SHARES
987
VIEWS

Trong bộ phận kiểm soát chất lượng (QC) tại các nhà máy hay đơn vị sản xuất hiện nay bạn rất hay gặp những cụm từ như IQC, OQC, PQC hay FQC. Thực ra đây là cụm từ viết tắt chỉ những vị trí của các nhân viên đó tương ứng với từng loại công việc khác nhau. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn di tìm hiểu về những khái niệm này và đặc thù công việc của từng vị trí.

IQC, OQC, PQC, FQC là gì (1)


KHÁI NIỆM VẦ IQC, OQC, PQC, FQC

1: IQC LÀ GÌ ?

Vị trí đầu tiên trong danh sách chính là IQC – Input Quality Control. Đây có nghĩa là người làm công tác kiểm soát chất lượng đầu vào. Một nhân viên IQC sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát và đảm bảo chất lượng các nguyên vật liệu, vật tư đầu vào trước khi đưa vào sản xuất ra thành phẩm.

IQC – Input Quality Control.

Khi chưa có sự xuất hiện của nhân viên IQC thì nguồn nguyên vật liệu đầu vào sẽ không được kiểm soát về số lượng và chất lượng. Điều này làm nên rủi ro rất lớn khiến hoạt động sản xuất không được đảm bảo ngay từ khâu đầu. Ngược lại khi có sự kiểm soát và đảm bảo chất lượng của các nhân viên IQC chất lượng đầu vào sẽ được đảm bảo và hạn chế tối đa những rủi ro về chất lượng thành phẩm sau này.

Hiện nay vị trí công việc IQC có tầm quan trọng rất lớn và được xem là vị trí nhân sự đầu tiên trong một dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.

Xem thêm: Công việc của nhân viên IQC


2: OQC LÀ GÌ ?

Vị trí nhân viên thứ 2 đó chính là OQC – Output Quality Control. Ngược lại với IQC thì OQC chính là nhân viên chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng đầu ra của thành phẩm trong quy trình sản xuất tại nhà máy.

Một nhân viên OQC sẽ có trách nhiệm kiểm tra các sản phẩm tại nhiều khâu trong quy trình sản xuất và cả thành phẩm sau cùng. Với mỗi khâu khác nhau của quá trình thì sản phẩm của khâu trước sẽ là nguyên liệu cho khâu sau. Việc kiểm tra từng khâu sẽ giúp đảm bảo sản phẩm dược kiểm soát đúng ngay từ đầu. Chỉ những sản phẩm vượt qua vòng kiểm tra mới dược tiếp tục tham gia vào giai đoạn kế tiếp của quy trình sản xuất hoặc được chấp nhận để đem ra thị trường.

IQC – Input Quality Control.

Mục đích của OQC chính là kiểm tra và đảm bảo những sản phẩm làm ra đạt đúng yêu cầu về chất lượng trước khi được giao cho khách hàng. Chúng ta có thể thấy được công việc của nhân viên OQC mang nặng tính trách nhiệm về mặt tinh thần và hành động. Chính vì thế mà hiện nay với nhiều ngành dặc biệt như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe vị trí này được đặt vào vị trí quan trọng trong cả quy trình sản xuất sản phẩm.

Xem thêm: Công việc của nhân viên OQC là gì ?


3: PQC LÀ GÌ ?

Vị trí thứ 3 trong bộ phận quản trị chất lượng chính là PQC – Process Quality Control. Đây là vị trí kiểm soát chất lượng trong quá tình sản xuất. Đây là có thể nói là khâu ở giữa trong bộ ba IQC, OQC, PQC. Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất thì 3 vị trí này sẽ cùng phối hợp với nhau nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đáp ứng đủ các yêu cầu chất lượng doanh nghiệp đề ra.

PQC – Process Quality Control.

Trong nhiều nhà máy thì vị trí PQC còn được biết đến với tên gọi khác là KCS. Mục đích của PQC chính là kiểm soát quy trình sản xuất đi đúng theo các tiêu chuẩn và quy định đã được doanh nghiệp áp dụng vào. Thường sẽ là các tiêu chuẩn về Quản lý Chất lượng ISO 9001, ISO 14001 vv. Vị trí PQC trong việc kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất rất quan trọng vì nhờ có vị trí này mà doanh nghiệp hạn chế được những sai sót hay thiệt hại làm mất uy tín.

Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên PQC


4: FQC LÀ GÌ ?

Thuật ngữ cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là FQC – Final Quality Control. Đây là vị trí kiểm soát chất lượng cuối cùng. Dù là việc kiểm soát khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Mục đích của FQC chính là kiểm tra công đoạn sau cùng của quá trình sản xuất giúp đảm bảo sản phẩm đã được hoàn thành và đạt được mức chất lượng cao và đồng đều nhất.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ thường không có vị trí này tuy nhiên trong các doanh nghiệp lớn thì đây là bộ phận chịu trách nhiệm sau cùng trước khi xuất sản phẩm đi tiêu thụ. Trong thực tế sẽ phụ thuộc vào tính chất của từng loại hàng hóa và quy mô sản xuất của doanh nghiệp mà có cần đến FQC hay không.


Với 4 thuật ngữ trên hy vọng đã chia sẻ cho bạn hiểu dược 4 vị trí quan trọng trong phòng kiểm soát chất lượng (QC). Tùy từng vị trí mà sẽ đòi hỏi người làm vị trí đó những kiến thức và kinh nghiệm khác nhau. Hiểu được tầm quan trọng của từng vị trí trong nhà máy sẽ giúp bạn định hướng được nghề nghiệp trong tương lai.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!