Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì ? Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh

0
SHARES
121
VIEWS

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc kinh doanh bất kì một sản phẩm nào thì trên thị trường hầu như cũng có những đối thủ cạnh tranh đi theo. Bạn và đối thủ cùng cung cấp một sản phẩm dịch vụ. Làm sao để vượt qua họ và dẫn đầu thị trường mục tiêu luôn là những thách thức đòi hỏi bạn phải phân tích đối thủ cạnh tranh một cách kĩ lưỡng. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về đối thủ cạnh tranh là gì ? quy trình phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả nhất.

phân tích đối thủ cạnh tranh


ĐỐI THỦ CẠNH TRANH LÀ GÌ ?

Đối thủ cạnh tranh được hiểu là các đối tượng cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trên cùng một lĩnh vực, ngành nghề giống nhau. Họ có cùng một tệp khách hàng mục tiêu và cùng sản phẩm tương đồng trên thị trường như nhau

Hầu hết trong mọi ngành nghề khác nhau đều sẽ có những nhóm đối thủ dù ít hay nhiều. Việc của bạn chính là phải vượt qua được nhóm đối thủ đó để dẫn đầu thị trường mục tiêu biến khách hàng trở thành khách hàng trung thành với sản phẩm bạn cũng cấp. Muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh đòi hỏi bạn cần phải có chiến lược phù hợp.

VÍ DỤ VỀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP

Thực tế không khó để kể ra các vị dụ về đối thủ cạnh tranh hiện nay trong các ngành hàng khác nhau. Chúng tôi xin chia sẻ ra một số ví dụ điển hình cho bạn như sau:

  • Ngành điện thoại: đối thủ như iPhone và Samsung là một ví dụ
  • Ngành hàng không: hai cái tên cùng phân khúc nổi lên có thể kể đến như là VietJetJetstar.
  • Ngành nước giải khát: Hai cái tên nổi nhất có lẽ chính là thương hiệu cocacolaPepsi. Họ luôn đối đầu nhau trong mọi chiến dịch quảng cáo marketing.

VÌ SAO CẦN PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ KINH DOANH

Phân tích đối thủ cạnh tranhcompetitors analysis chính là điều cần thiết trong hầu hết chiến dịch kinh doanh nào. Khi bạn hiểu rõ đối thủ của bạn bạn sẽ học hỏi được điểm mạnh của họ cùng với ưu điểm sản phẩm và chiến lược quảng bá của họ từ đó có những cải tiến sản phẩm và chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp.

Phân tích đối thủ kĩ càng còn giúp bạn tránh được những rủi ro mà đối thủ mắc phải từ đó giúp đi đúng hướng hơn. Ngoài ra chúng còn giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về cơ hội của thị trường tiềm năng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược bao phủ thị trường hiệu quả.


LỢI ÍCH KHI PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện được việc phân tích đối thủ cạnh tranh tốt có thể giúp doanh nghiệp nắm thế chủ động hơn trong kinh doanh. Cụ thể những lợi ích đó là:

  • Nắm được dung lượng thị trường hiện tại và các thị phần mà mìn và đối thủ đang chiếm là bao nhiêu.
  • Có chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp của bạn.
  • Phân tích đối thủ giúp nhận ra điểm mạnh điểm yếu của mình từ đó có thể giúp đánh khá phản hồi của khách hàng về sản phẩm của bạn so với đối thủ.
  • Bạn có thể tận dụng được thị trường ngách để nghiên cứu cải tiến được điểm yếu của mình nhằm thu hút thêm khách hàng tiềm năng.

phân tích đối thủ cạnh tranh


CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH

Muốn phân tích đối thủ cạnh tranh một cách bài bản thì bạn có thể sử dụng các bước như sau:

Bước 1: Lập danh sách các đối thủ của bạn

Đầu tiên bạn cần xác định rõ các đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Để tìm được họ bạn có thể tiến hành phân tích và tìm kiếm bằng google cũng như các trang thương mại điện tử mà sản phẩm của bạn hiện có ở đó. Thông thường có những tips mà bạn có thể áp dụng như sau: Bạn tìm kiếm các sản phẩm tương tự, tìm kiếm đối tượng khách hàng và nhân khẩu học tương tự với sản phẩm bạn đang kinh doanh.

Với việc tìm kiếm đối thủ bạn list ra danh sách từ 5-10 đối thủ có liên quan và check thông tin của họ ra để làm căn cứ cho bước phân tích thứ 2.

Bạn có thể tìm thông tin về đối thủ qua những kênh như Google tìm kiếm, quảng cáo trực tuyến, nhờ truyền thông mạng xã hội, Sử dụng báo cáo của CRIF D&B Việt Nam để thu thập thông tin đối thủ.

phân tích đối thủ cạnh tranh

Bước 2: Phân loại đối thủ cạnh tranh

Tại bước này bạn tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh theo những cấp khác nhau. Có thể theo một số tiêu chí như sau:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Nhóm đối thủ là doanh nghiệp này họ kinh doanh sản phẩm tương tự như bạn. Họ có chiến lược cạnh tranh đến thị trường mục tiêu của bạn một cách trực diện mà bạn có thể thấy được dễ dàng. Ví dụ: Nike và Adidas là đối thủ cạnh tranh chính.

  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:

Đây thuộc nhóm những doanh nghiệp mà họ cung cấp sản phẩm tương tự nhưng nhắm tới nhóm đối tượng khác của bạn. Ví dụ: Victoria’s SecretWal-Mart là đối thủ cạnh tranh gián tiếp

  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Nhóm đối tượng này có thể tiếp thị cho cùng một đối tượng, nhưng không bán cùng sản phẩm với bạn hoặc trực tiếp cạnh tranh với bạn theo bất kỳ cách nào. Họ có thể là đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai nếu họ chọn mở rộng kinh doanh

Bước 3: Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh

Bước tiếp theo của bước 2 bạn cần tiến hành thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh. Để làm được việc này bạn cần phải thu thập thông tin về những khía cạnh trên:

  • Tổng quan về doanh nghiệp: Những thông tin ban đầu như quy mô, số lượng lao động, địa điểm kinh doanh vv.
  • Đặc điểm sản phẩm/ Dịch vụ của đối thủ: Những thông tin đó có thể kể đến như đặc tính, giá cả sản phẩm, dịch vụ, chiến lược marketing. vv
  • Kênh phân phối: Số lượng kênh phân phối của đối thủ, hoạt động và phạm vi hoạt động rộng hay hẹp cũng cần phải được thu thập đầy đủ.
  • Khách hàng của đối thủ: Thu thập những phản hồi của khách hàng về đối thủ là một phương thức hiệu quả giúp bạn rút kinh nghiệm từ những phản hồi xấu và đưa ra những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

phân tích đối thủ cạnh tranh

Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi thu thập những thông tin của đối thủ của bạn tại bước 3. Lúc này bạn cần lập sơ đồ và bẳng phân tích khoa học về các đối thủ của bạn để có thể dễ dàng chia sẻ và nắm bắt thông tin. Bảng phân tích này có thể chia ra theo từng loại tiêu chí mà bạn quan tâm nhất để có cái nhìn tổng quát và chuyên sâu những khách hàng của mình.

Những tiêu chí có thể được liệt kê ra như sau:

  • Địa lý/ phạm vi hoạt động
  • Giá cả đối thủ
  • Chiến lược của đối thủ
  • Đặc điểm sản phẩm đối thủ
  • Yêu cầu của khách hàng

Bước 5: Mô hình hóa trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiện nay để phân tích hiệu quả đối thủ cạnh tranh người ta có thể thường áp dụng thêm những mô hình hóa trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh bằng việc áp dụng thêm các mô hình phân tích hiện đại như:

Mô hình đa giác cạnh tranh:

Mô hình đa giác cạnh tranh là mô hình gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ hoặc tập hợp đối thủ.

phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích nhóm chiến lược:

(strategic group analysis) là một công cụ phân tích cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh, cho phép người phân tích phân loại các doanh nghiệp cạnh tranh thành các nhóm dựa trên sự tương đồng của chiến lược kinh doanh mà họ sử dụng. Nhóm chiến lược là một tập hợp các doanh nghiệp có cùng hướng đi, mục tiêu và phương pháp cạnh tranh trong một thị trường cụ thể.

Phân tích nhóm chiến lược giúp hiểu rõ bối cảnh cạnh tranh trong một ngành công nghiệp bằng cách xác định và phân loại các đối thủ cạnh tranh dựa trên các yếu tố như mục tiêu kinh doanh, phạm vi sản phẩm/dịch vụ, đối tượng khách hàng, kênh phân phối, công nghệ sử dụng, và quy mô tài chính.

Việc xác định và phân tích nhóm chiến lược giúp các doanh nghiệp hiểu rõ vị trí của mình trong môi trường cạnh tranh, đánh giá sức mạnh và yếu điểm của các đối thủ, và tìm ra các cơ hội và thách thức trong thị trường. Nó cũng có thể giúp trong quá trình định hình chiến lược kinh doanh, quyết định về phân định thị trường mục tiêu và phát triển lợi thế cạnh tranh.

Qua phân tích nhóm chiến lược, doanh nghiệp có thể xác định các đối thủ chính trong cùng một nhóm chiến lược và tìm hiểu các chiến lược thành công mà nhóm đó áp dụng. Điều này có thể cung cấp thông tin quan trọng về cách cạnh tranh trong ngành và cung cấp cơ sở để phát triển và điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Mô hình phân tích SWOT:

Mô hình phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats) là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực quản lý chiến lược. Nó được sử dụng để đánh giá tình hình hiện tại và tiềm năng của một dự án, tổ chức kinh doanh hoặc sản phẩm.

Phân tích SWOT bao gồm việc xác định và đánh giá các yếu tố nội và ngoại vi quan trọng nhất. Dưới đây là các yếu tố chính trong mô hình SWOT:

  • Điểm mạnh (Strengths): Đây là những yếu tố tích cực và ưu điểm của dự án, tổ chức hoặc sản phẩm. Điểm mạnh có thể bao gồm nguồn lực vượt trội, công nghệ tiên tiến, thương hiệu mạnh, sự chuyên nghiệp của nhân viên, hoặc ưu thế cạnh tranh.
  • Điểm yếu (Weaknesses): Đây là các yếu tố tiêu cực và hạn chế của dự án, tổ chức hoặc sản phẩm. Điểm yếu có thể liên quan đến thiếu nguồn lực, kỹ năng thiếu hụt, hệ thống quản lý không hiệu quả, hay sản phẩm/sản xuất chất lượng kém.
  • Cơ hội (Opportunities): Đây là các yếu tố tích cực và tiềm năng có thể tạo ra lợi ích cho dự án, tổ chức hoặc sản phẩm. Cơ hội có thể là xu hướng thị trường mới, nhu cầu khách hàng tăng, sự thay đổi về quy định pháp luật hoặc các cơ hội hợp tác mới.
  • Thách thức (Threats): Đây là các yếu tố tiêu cực và đe dọa đến dự án, tổ chức hoặc sản phẩm. Thách thức có thể là sự cạnh tranh mạnh, thay đổi về quy định pháp luật, rủi ro kinh doanh, hay thay đổi trong tâm lý khách hàng.

Mô hình phân tích SWOT giúp các doanh nghiệp nhìn nhận rõ ràng về tình hình hiện tại, những điểm mạnh và điểm yếu của mình, cũng như nhận thức về cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh. Thông qua việc tận dụng điểm mạnh và cơ hội, cũng như khắc phục điểm yếu.

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter:

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là một công cụ phân tích quan trọng trong lĩnh vực chiến lược kinh doanh. Mô hình này giúp xác định và đánh giá năm lực lượng cạnh tranh khác nhau trong một ngành công nghiệp, từ đó hiểu rõ bối cảnh cạnh tranh và tạo ra các chiến lược phù hợp. Dưới đây là năm lực cạnh tranh trong mô hình:

  • Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh (Rivalry among existing competitors): Đây là mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành. Các yếu tố như sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, quảng cáo, sự khác biệt sản phẩm và sự đột phá công nghệ có thể ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong ngành.
  • Sức mạnh của nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers): Đây là khả năng và sức mạnh của các nhà cung cấp trong việc ảnh hưởng đến doanh nghiệp thông qua giá cả, chất lượng, sự cung ứng và điều kiện hợp đồng. Nếu có ít nhà cung cấp quan trọng và có sức mạnh đàm phán lớn, họ có thể tăng giá hoặc giới hạn nguồn cung, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.
  • Sức mạnh của khách hàng (Bargaining power of buyers): Đây là khả năng và sức mạnh của khách hàng trong việc ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Nếu khách hàng có nhiều lựa chọn, có khả năng đàm phán lớn và có khả năng tự sản xuất, họ có thể yêu cầu giảm giá hoặc đòi hỏi các điều kiện tốt hơn, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Mức độ đe dọa từ sản phẩm thay thế (Threat of substitutes): Đây là mức độ đe dọa từ các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế có khả năng thỏa mãn nhu cầu tương tự. Nếu có nhiều sản phẩm thay thế, khách hàng có thể chuyển sang sử dụng chúng và làm giảm thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp.

phân tích đối thủ cạnh tranh

Bước 6: Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, bạn cần trình bày một cách rõ ràng và cụ thể cho cấp trên. Trong giai đoạn này, bạn phải tổng hợp và phân tích thông tin thành một bản báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh hoàn chỉnh, không chỉ về nội dung mà còn về cách trình bày.

Việc có một bản báo cáo đầy đủ thông tin về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định được các chiến lược tiếp thị và kinh doanh hiệu quả. Nó cũng giúp củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh.

>>> Hoạch định chiến lược là gì ? Quy trình hoạch định chiến lược bài bản


Hiểu  được đối thủ của bạn chính là quá trình nghiên cứu và đánh giá quan trọng cho những chiến lược kinh doanh sắp tới. Đây là một khía cạnh quan trọng trong marketing và kinh doanh, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối thủ của mình để tạo ra các chiến lược và sản phẩm phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết về đối thủ của mình và cách phân tích đối thủ hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về những thuật ngữ kinh tế và kiến thức quản trị doanh nghiệp bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết tiếp theo của diendaniso.com

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!