FMCG là gì? Đặc điểm và các công việc trong ngành FMCG

0
SHARES
427
VIEWS

Trong lĩnh vực tiêu dùng những người làm tỏng ngành này thường được nghe nhiều về thuật nhữ FMCG – ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đây là một ngành tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế hiện nay. Trong bài viết này diendaniso.com xin chia sẻ đến bạn về thuật ngữ FMCG và những đặc điểm nghề nghiệp ngành và kĩ năng để làm việc trong ngành FMCG.


fmcg la gi

FMCG LÀ GÌ ? 

FMCG được viết tắt bởi cụm từ từ Fast Moving Consumer Goods hay ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đây là ngành bao gồm toàn bộ các sản phẩm tiêu dùng hàng hóa thiết yếu mà con người cần để tồn tại và phát triển. Chúng sẽ bao gồm các nhóm như hàng gia dụng, thực phẩm, các sản phẩm vệ sinh cá nhân, thực phẩm chức năng vv.

Ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG còn có tên gọi khác là CPG (Consumer Packaged Goods hay hàng tiêu dùng đóng gói). Đây là những sản phẩm có sức tiêu thụ lớn và lượng khách hàng cao vì nhu cầu người tiêu dùng rất lớn hàng ngày. Đây cũng là ngành hàng có thời hạn sử dụng thấp nên chúng cũng được tiêu thụ một cách rất nhanh nên cũng được đặt theo tên gọi đó.

fmcg la gi

Do số lượng các mặt hàng của ngành FMCG lớn nên mỗi sản phẩm sẽ có nhiều nhãn hàng khác nhau tạo nên sự cạnh tranh trong ngành này khá lớn. Ví dụ trong lĩnh vực đồ ăn nhanh có khá nhiều tên tuổi lớn như: Subway, McDonald’, KFC, Pizza Hut, Burger King , Dunkin’ Donuts , Domino’s Pizza


ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH FMCG

Ngành hàng FMCG bao gồm hầu hết các mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng và thuộc các mặt hàng tiêu dùng nhanh hầu hết ai cũng sử dụng trong đời sống hàng ngày. Dưới đây là một số đặc điểm của ngành hàng FMCG

  • Giá thành sản phẩm phải chăng

Giá thành của các sản phẩm tiêu dùng nhanh này phù hợp với tất cả các tầng lớp xã hội nên mức giá tương đối rẻ

  • Khối lượng bán lớn

Do ai cũng cần thiết sử dụng chúng nên các sản phẩm thuộc nhóm FMCG sẽ có khối lượng sản xuất lớn và tiêu thụ cũng rất lớn hàng ngày.

  • Mạng lưới phân phối rộng khắp

Do sức tiêu thụ lớn nên mức độ phổ biến và mạng lưới phân phối rộng khắp mọi nơi đảm bảo ai cũng có thể tiếp cận được với sản phẩm FMCG. Chính vì thế mà các nhà sản xuất sẽ thông qua các chuỗi mạng lưới tiêu thụ như các siêu thị, tạp hóa và cửa hàng bán lẻ hay chợ dân sinh để hàng hóa có thể tiếp cận được với người tiêu dùng khắp mọi nơi.

Hàng hóa thường được vận chuyển từ nơi sản xuất đến các nhà phân phối, tổng đại lý các cấp, sau đó đến các nhà bán lẻ, từ đó mới đến tay khách hàng. Nhờ mạng lưới phân phối phủ sóng rộng khắp nên các sản phẩm này có mặt mọi nơi, tiếp cận dễ dàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

mặt hàng FMCG

  • Lợi nhuận trên đầu sản phẩm thấp và tổng lợi nhuận rất cao

Do là hàng hóa tiêu dùng nhanh và có kích thước nhỏ lại bán với số lượng lớn nên lợi nhuận trên đầu sản phẩm khá thấp. Tuy nhiên bù lại với mức lưu thông lớn sẽ tạo ra lượng lợi nhuận tổng rất cao.

Do vòng đời ngắn và mức độ tiêu thụ cao nên các nhà sản xuất sẽ sản xuất theo lô lớn nên tổng lợi nhuận theo doanh số là khá lớn nên thu hút khá nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường FMCG

  • Cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất

Đây là ngành được đánh giá là có mức độ cạnh tranh lớn nhất. Tuy đa dạng về ngành hàng nhưng các sản phẩm lại do nhiều nhà sản xuất cạnh tranh với nhau.

Ngoài ra, giá cả, chất lượng và công dụng của các mặt hàng FMCG cùng loại không chênh lệch nhiều, doanh nghiệp càng phải mở rộng việc quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng.

Sản phẩm càng nổi tiếng, phạm vi phủ sóng càng rộng, càng nhiều người biết đến mặt hàng thì càng có lợi trong việc kinh doanh cũng như sự tồn tại của công ty. Do vậy, FMCG được coi là một trong những ngành công nghiệp có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất.

  • Người tiêu dùng mua thường xuyên nhưng mức độ trung thành thấp

Tuy đây là các dòng sản phẩm thiết yếu được người tiêu dùng mua thường xuyên. Tuy nhiên sản phẩm thuộc nhóm FMCG lại có sự cam kết khá thấp. Do có khá nhiều sự lựa chọn

Tuy nhiên, điều này cũng không hẳn xảy ra với mọi đối tượng khách hàng. Vẫn có những khách hàng trung thành với một số sản phẩm của một số thương hiệu vì cảm thấy sự phù hợp hoặc do thói quen.

>> Xem thêm: Con Gái Có Nên Học Công Nghệ Thực Phẩm Không?


CÁC CÔNG VIỆC TRONG NGÀNH HÀNG FMCG

Trong ngành FMCG do có khá nhiều sản phẩm đa dạng nên có khá nhiều vị trí làm việc trong ngành này. Là một ngành được xếp vào nhóm đa dạng và năng động thay đổi nhanh chóng nên các vị trí công việc cũng được biến đổi khá đa dạng cho phù hợp với thị trường.

  • Quản lý kinh doanh

Với mặt hàng FMCG có khá nhiều mặt hàng nên vị trí quản lý kinh doanh được xuất hiện nhiều nhất trong các mặt hàng tiêu dùng này. Đặc điểm của việc phát triển kinh doanh cho nhóm ngành hàng này cần nhiều nhân sự kinh doanh và quản lý kinh doanh phát triển cơ sở khách hàng.

quản lý kinh doanh

Là vị trí quản lý kinh doanh ngoài việc nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng tốt và nhạy bén thì việc quản lý đội nhóm, phân tích thị trường để đưa ra kế hoạch đúng đắn sẽ giúp cho doanh số tiêu thụ thị trường mà bạn quản lý gia tăng về doanh thu và lợi nhuận.

  • Vị trí tìm kiếm nguồn cung ứng

Vị trí này khá nhiều trong các ngành hàng tiêu dùng thuộc nhóm FMCG. Việc tìm kiếm nguồn cung ứng phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất với chi phí thấp nhất để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn và chất lượng được thỏa thuận. Mục tiêu công việc này là duy trì lợi ích, tìm ra những nguồn cung ứng giúp giữ vững lợi thế cho các công ty

  • Quản lý sức khỏe và an toàn tiêu dùng

Vai trò này ảnh hưởng trực tiếp với việc duy trì các quy trình sản xuất hiện đại để đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Các sản phẩm tiêu dùng tại các công ty FMCG có số lượng khách hàng sử dụng lớn và thường xuyên, vì thế việc đảm bảo sức khỏe và an toàn người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Chỉ những thương hiệu doanh nghiệp mạnh, mặt hàng được đánh giá là thân thiện và an toàn với người tiêu dùng mới có chỗ đứng trên thị trường.

  • Phân tích mua sắm

Trong mặt hàng tiêu dùng nhanh thì số lượng sản phẩm ra đời và thâm nhập thị trường rất lớn nên thị trường sẽ biến động rất nhanh. Bạn cần tiến hành phân tích nhu cầu thị trường theo từng thời điểm và chu kì khác nhau để tiến hành lập kế hoạch cho sản xuất hợp lý. Đây chính là vị trí của các nhân viên phân tích thị trường. Nhờ kiến thức về thị trường ngành hàng của mình cùng với mối quan hệ sâu rộng với các nhà cung cấp và phân tích thị trường mà các nhà phân tích sẽ đưa ra được hướng phát triển cho doanh nghiệp theo nhóm sản phẩm đó. Công tác này giúp kiểm soát hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp và cung cấp những định hướng mới cho sự phát triển trong tương lai của các công ty FMCG.

  • Giám đốc thương hiệu (Brand Manager)

Có thể nói vị trí cao nhất trong ngành hàng FMCG chính là giám đốc thương hiệu – Brand Manager. Vị trí lãnh đạo kinh doanh phát triển đứng đầu cho một thương hiệu của doanh nghiệp. Là một nhà giám đốc thương hiệu bạn sẽ cần có được những kĩ năng quản lý và chuyên môn để mang thương hiệu đi xa và ghim vào tâm trí của người tiêu dùng.

giám đốc thương hiệu

Do đó, để thương hiệu sản phẩm nâng tầm khu vực và quốc tế, vai trò của giám đốc thương hiệu là phải xác định và định hướng tính cách thương hiệu cho phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty. Từ đó, sự độc nhất và cảm xúc mà thương hiệu mang lại mới có thể khiến khách hàng bỏ qua các gian hàng khác để đến với gian hàng của doanh nghiệp.

>> xem thêm: Nhân viên R&D là gì ? Công việc của nhân viên R&D


KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG NGÀNH FMCG

Để tồn tại và phát triển trong ngành FMCG bạn cần phải có những kĩ năng quan trọng như sau:

1. Khả năng sáng tạo

Kỹ năng đầu tiên cần có trong ngành này chính là khả năng sáng tạo. Trong thời buổi kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh này cạnh tranh rất lớn nên mỗi ý tưởng có giá trị rất lớn. Chính vì thế mà nhân viên ngành này cần có óc sáng tạo để không bị trở nên cũ kỹ và sẽ nhanh bị đào thải tron ngành này.

Những nhà sản xuất hiện nay luôn đẩy mạnh chiến lược markting và truyền thông thương hiệu. Do đó người có kĩ năng sáng tạo sẽ rất có lợi thế để phát triển trong ngành.

khả năng sáng tạo

2. Khả năng học hỏi và thích ứng nhanh với môi trường

Là ngành luôn luôn biến động trên thị trường nên nhân sự theo được ngành này cần liên tục thay đổi và thích ứng với xu thế chung của ngành nghề. Cần phải có được khả năng thích ứng nhanh chóng để bắt kịp với xu thế của thị trường với ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Cũng có một vấn đề chính là nhân sự trong ngành FMCG luôn luôn biến động nên có thể bạn sẽ không làm mãi một vị trí công việc. Nếu nắm bắt được một cơ hội làm việc tốt hơn bạn nên sẵn sàng dấn thân thử sức mình. Chính điều này cần thiết bạn phải có một khả năng thích ứng nhanh với môi trường mới luôn luôn thay đổi.

3. Đầu óc kinh doanh nhạy bén

Là nhân viên kinh doanh, bạn cần có một khối óc nhanh nhạy và khả năng phán đoán tình huống kịp thời. Một người kinh doanh hàng tiêu dùng giỏi là người hiểu rõ sản phẩm của mình và đối và “nằm lòng” lộ trình kinh doanh để sẵn sàng là cầu nối vững chắc nhất giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Đồng thời, tố chất kinh doanh cần thể hiện ở khả năng tư vấn sản phẩm và khả năng xử lý, ứng phó với các thắc mắc của khách hàng, nhằm tối ưu hóa khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp.


Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn và doanh nghiệp có được cái nhìn sâu sắc hơn về ngành FMCG. Một ngành đầy năng động và thay đổi nhanh theo thị hiếu của người tiêu dùng. Với những ai cảm thấy có đầy đủ tố chất để trở thành một nhân viên trong ngành này thì hãy mạnh dạn thử sức mình vì ngành này có chế độ đãi ngộ tốt và tương lai thăng tiến khá cao.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!