Nhân viên R&D là gì ? Công việc của nhân viên R&D

0
SHARES
219
VIEWS

Hiện nay thuật ngữ R&D được nhắc đến khá nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất. Đây là một công việc có liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Công việc này ngày càng thu hút các bạn trẻ tham gia học và cơ hội nghề nghiệp cho nhân viên R&D là khá lớn. Diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn mô tả công việc của nhân viên R&D và những kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên R&D thành công.


Nhân viên R&D la gì

NHÂN VIÊN R&D LÀ GÌ ?

Cụm từ R&D được viết tắt từ Research and Development có nghĩa là nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đây là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. Chúng cũng có liên quan đến phát triển các công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cugx như chiến lược phát triển của doanh nghiêp.

Trong thời đại như hiện nay sản phẩm và công nghệ mới ra đời rất nhanh. Nếu không bắt kịp xu hướng thời đại thì sản phẩm của bạn rất dễ lỗi thời và đi vào quên lãng. Việc các công ty hiện nay tập trung chú trọng đầu tư cho các hoạt động của R&D cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn và tương lai.


CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN R&D

Hiện nay bộ phận R&D trở nên khá quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay đặc biệt là bộ phận sản xuất. Chức năng chính cùng các nhiệm vụ của bộ phận R&D có thể được liệt kê bên dưới này:

Phân tích tổng hợp: Công việc thường xuyên dễ nhận thấy nhất của bộ phận R&D chính là tổng hợp thông tin có liên quan đến các dự án mới và thị trường tiền năng. Sau đó phân tích xác định nguồn thông tin nào có độ tin cậy cao và cơ hội lớn thì sẽ chú trọng đầu tư phát triển.

Nghiên cứu hành vi khách hàng: Việc nắm được thông tin khách hàng, insight của họ là điều quan trọng của một nhân viên R&D. Nếu một nhân viên R&D ngay từ bước này làm tốt thì sẽ giúp kế hoạch triển khai phát triển sản phẩm được tốt hơn.

Nhân viên R&D la gì


NHÂN VIÊN R&D CÓ THỂ LÀM VIỆC GÌ ?

Với một nhân viên R&D sau khi ra trường bạn có thể làm việc ở khá nhiều bộ phận và vị trí khác nhau. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một số những bộ phận và vị trí để bạn tham khảo:

Nhân viên chuyên môn R&D. Chuyên viên R&D.
Nhân viên R&D. R&D Chef.
Nhân viên chất lượng. Trợ lý tổng giám đốc R&D.
Nhân viên phụ trách sản phẩm R&D. R&D Manager.
Trưởng phòng R&D. Trưởng phòng R&D.
Senior R&D Engineer. chuyên viên R&D.

>> Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong công ty

CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN R&D

Hiện nay các doanh nghiệp lớn hầu như đều có bộ phận Nghiên cứu và phát triển. Chính vì thế công việc này có khá nhiều tiềm năng và cơ hội. Hoạt động của một nhân viên R&D thông thường sẽ bao gồm những công việc như sau:

  • Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)

Như tên gọi thì công việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm là công việc chính của một nhân viên R&D. Việc nghiên cứu và phát triển giúp doanh nghiệp tạo ra được những sản phẩm mới về thiết kế, công năng, chất liệu vv khiến người tiêu dùng tiện lợi hơn khi sử dụng.

  • Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)

Công nghệ là thứ chiếm ưu thế trong tương lai. Việc nghiên cứu và phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp nhằm tạo ra những công nghệ cải tiến đột phá trong tương lai có lợi thế và tính năng vượt trội hơn so với sản phẩm cũ. Việc ứng dụng những sản phẩm mới sẽ có chất lượng và giá thành tốt hơn. Việc phân tích công nghệ còn có nhiệm vụ phân tích đối thủ để học theo hoặc dựa theo để phát triển công nghệ mới cho doanh nghiệp của mình.

  • Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)

Với những doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm như mỳ gói, nước uống đóng chai, thực phẩm đông lạnh thì việc nghiên cứu phát triển ra sản phẩm bao bì rất được chú trọng. Bộ phận R&D sẽ có nhiệm vụ đảm nhận việc nghiên cứu phát triển ra những sản phẩm với chất lượng và kiểu dạng bao bì mới để đưa ra phương thức đóng gói bao bì sao cho được tốt nhất.

Việc nghiên cứu của R&D sẽ có tác động khá lớn vào việc tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Với những sản phẩm bên trong vẫn giữ nguyên chất lượng cũ mà chỉ việc thay đổi thiết kế mẫu mã cũng sẽ giúp sản lượng bán hàng được gia tăng vượt trội.

  • Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)

Nhiệm vụ này được xem là hoạt động nghiên cứu – phát triển “phần mềm” với mục đích cải tiến, phát triển quy trình vận hành (cho máy móc), quy trình sản xuất (cho sản phẩm), quy trình phục vụ (cho ngành dịch vụ)… Việc cải tiến được một quy trình thành công sẽ góp phần đem lại năng suất – hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Với những đơn vị cung cấp dịch vụ thì hoạt động Process R&D càng có vai trò quan trọng hơn vì nó quyết định đến sự thành – bại của loại hình dịch vụ đó.

R&D nghiên cứu sản phẩm


YÊU CẦU BẰNG CẤP CỦA NHÂN VIÊN R&D

Để trở thành một nhân viên R&D bạn cần có một số bằng cấp liên quan như Tổ nghiệp Đại học với chuyên ngành Kỹ thuật hoặc một số ngành có liên quan khác. Tuy nhiên với mỗi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác nhau lại đòi hỏi bạn có chuyên ngành khác nhau. Ví dụ như:

  • Với các công ty sản xuất thực phẩm thì bạn cần có bằng Công nghệ thực phẩm.
  • Với các doanh nghiệp dược phẩm đòi hỏi nhân viên cần có bằng Cử nhân chuyên ngành Y Dược, công nghệ sinh học vv
  • Các doanh nghiệp phát triển sản phẩm phần mềm đòi hỏi bạn cần có kiến thức về công nghệ thông tin và khoa học máy tính.

MỨC LƯƠNG CỦA NHÂN VIÊN R&D

Đây là ngành có mức lương khá cạnh tranh. Thông thường mức lương của một nhân viên R&D trung bình giao động từ 6 đến 15 triệu đồng/ tháng tùy theo năng lực và kinh nghiệm cùng quy mô công ty của họ. Với một số vị trí đặc biệt thì mức lương của nhân viên R&D cũng có thể nâng lên từ mức 25 đến 30 triệu đồng/ tháng.


NHỮNG KĨ NĂNG CẦN THIẾT CỦA MỘT R&D

Là một bộ phận quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Một nhân viên R&D sẽ cần có những tố chất và kĩ năng như sau:

  • Chuyên môn kiến thức vững vàng.

Yêu cầu đầu tiên cũng là cơ bản nhất chính là có chuyên môn và kiến thức vững vàng. Khi họ là một nhân viên R&D thì chính họ sẽ là tác giả của các sản phẩm mới họ nghiên cứu và phát triển. Họ dùng chất xám của mình đã được học và tích lũy để nghiên cứu phát sinh sản phẩm hữu ích và được ứng dụng rộng rãi.

R&D nghiên cứu sản phẩm

  • Có kĩ năng giao tiếp tốt

Một nhân viên R&D là người có liên quan và giữ mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với các phòng ban đội nhóm khác nhau. Để cho ra một sản phẩm thì họ cần phải phối kết hợp với các bộ phận khác trong quá trình thử nghiệm nên việc có khả năng giao tiếp tốt cũng sẽ cần thiết để trao đổi, thảo luận về công việc.

  • Có khả năng chịu áp lực cao

Nhân viên R&D là một ngành năng động và chuyên nghiệp tuy nhiên lại có áp lực khá cao và đôi khi là stress. Điều này là vì họ có thể sẽ được yêu cầu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm trong một thời gian nhất định và thậm chí là theo yêu cầu của đối tác của công ty. Có lẽ mọi người đều biết việc chạy deadline là rất căng thẳng nên công việc nhân viên R&D đòi hỏi người làm cần đáp ứng được điều này.


Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về nhân viên R&D là gì ? Kĩ năng cần có của một nhân viên R&D là gì ? Nếu có mong muốn trở thành một nhân viên R&D trong tương lai bạn hãy trau dồi kiến thức và kĩ năng cho mình ngay từ bây giờ bạn nhé !

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!