Bong bóng kinh tế là gì? Những ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế

0
SHARES
161
VIEWS

Hiện tượng bong bóng kinh tế là một hiện tượng đặc thù. Khi mà có sự leo thang nhanh chóng của giá tài sản và nối tiếp là sự giảm giá chính là hiện tượng bong bóng vỡ. Đây là môt hiện tượng mà nhiều quốc gia, nền kinh tế trên thế giới đều lo sợ tuy nhiên việc hiểu nguyên nhân hình thành chúng không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về bong bóng kinh tế là gì ? Ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế và đời sống của người dân.

bong bóng kinh tế


BONG BÓNG KINH TẾ LÀ GÌ ?

Khái niệm bong bóng kinh tế khiến người ta liên tưởng đến hình tượng những quả bong bóng lơ lửng và dễ vỡ. Trong tiếng anh là Bubble – bong bóng kinh tế chính là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường mà hàng hóa hoặc tài sản nào đó cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế của chúng. Mức giá sẽ được đẩy lên cao đến một số mức vô lý và thường do tâm lý mù quáng và khiến các nhà đầu tư vào giá trị tương lai của tài sản này.

Việc giá bị đẩy lên cao một cách quá vô lý khiến cho tâm lý Fomo của con người sẵn sàng mua vào và mong chờ bán giá cao hơn trong tương lai. Khi mức giá đã lên đến đỉnh và hiện tượng xảy ra một cú giảm giá đột ngột lúc này thị trường bị sụp đổ. Đây chính là biểu hiện của bong bóng kinh tế vỡ.

Bong bóng kinh tế thường bị đánh đồng là bong bóng tài chính. Tuy nhiên nhìn chung thì bong bóng kinh tế có phần rộng hơn vì đề cập đến phương diện sản xuất, nhân lực thay vì chỉ đến từ nguồn tiền như bong bóng tài chính.

bong bóng kinh tế


ĐẶC TRƯNG CỦA BONG BÓNG KINH TẾ

  • Đặc trưng bằng việc thị trưởng tăng trưởng nóng
  • Biểu hiện bằng việc giá trị của tài sản gia tăng mạnh mẽ
  • Gía cả tiếp tục leo thang trong một thời gian và bị suy giảm nhanh chóng

Bong bóng kinh tế còn được giải thích bằng một lý thuyết có tên là “lý thuyết về kẻ ngốc hơn”. Khi hành vi của những người tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái quá (anh ngốc). Những anh ngốc này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong đợi sẽ bán được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) ở một mức giá cao hơn nhiều. Lúc này bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm chừng nào anh ngốc này vẫn còn tìm được một kẻ ngốc hơn mình sẽ sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Bong bóng kinh tế cũng sẽ kết thúc khi anh ngốc cuối cùng trở thành người hứng chịu nhiều hậu quả to nhất. (Theo: Saga)


CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BONG BÓNG KINH TẾ

Các giai đoạn của nền bong bóng kinh tế thường sẽ trải qua nhiều thời kì từ việc nhen nhóm hình thành cho đến bủng nổ và cuối cùng là hoảng loạn sụp đổ. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn cụ thể về các giai đoạn nào:

  • Chuyển đổi

Bong bóng bắt đầu nhen nhóm bằng một sự kiện mô hình mới khiến các nhà đầu tư khi bị cuốn vào chúng. Thời điểm này họ tò mò về mô hình, phương thức đầu tư với mức lợi nhuận cực kì hấp dẫn trong tương lai. Họ nhận thấy đây là một cơ hội đầu tư đầy tiềm năng và bắt đầu vào tiền.

bong bóng kinh tế

  • Bùng nổ

Khi mức độ lan tỏa mô hình đủ lớn và nhà đầu tư hiểu vấn đề cùng sự tiền năng sinh lời cao. Lúc này một lượng tiền lớn trong thị trường đã được hình thành và đẩy tăng nhanh hơn sau khi nhiều người tham gia đầu tư hơn. Trong giai đoạn này, truyền thông cũng bắt đầu dành sự quan tâm cho thị trường này. Sự chú ý được đẩy lên biến đây trở thành một món hời không thể bỏ qua.

  • Hưng phấn

Thời điểm này có thể thấy được một sự tăng trưởng lớn hơn khiến cho giá trị tài sản bắt đầu tăng lên một cách chóng mặt đẩy xa giá trị thực của chúng. Tuy nhiên họ vẫn luôn mơ hồ và tin tưởng rằng giá trị sẽ còn tăng cao trong tương lai nên nhiều người sẵn sàng chi tiền đổ vào thị trường. . Nhờ thế mà hiệu ứng FOMO ngày càng mạnh mẽ hơn. Tất cả mọi người đều cố gắng tham gia vào cuộc cho dù phải đi vay vốn với lãi cao.

  • Thu lời

Thời điểm tiếp theo chính là thời điểm mà những nhà đầu tư lão làng giàu kinh nghiệm chốt lời. Họ đoán được xu hướng bong bóng sắp vỡ khi được thổi phồng lên đến đỉnh. Họ sẽ tiến hành chốt lời trước khi đảo chiều giảm sút. Lúc này, giá tài sản cũng bắt đầu chững lại hay thậm chí là giảm nhẹ. Đây là dấu hiệu bong bóng sắp vỡ. Chú ý cho thời điểm này là việc xác định thời điểm bong bóng vỡ cũng sẽ khá khó

bong bóng kinh tế

  • Hoảng loạn

Giai đoạn này xảy ra khi nhà đầu tư bắt đầu bán tháo tài sản mà mình nắm giữ. Mọi người ồ ạt bán ra với mong muốn thoát hàng và kịp thời chốt lãi. Nguồn cung trở nên lớn hơn cầu nhiều lần. Giá tài sản bắt đầu đảo chiều và lao dốc nghiêm trọng.

Khi bong bóng bị vỡ hoàn toàn thì tài sản sẽ trở về giá trị thực của chúng. Những người tham gia thị trường này cuối cùng sẽ là những người bị ảnh hưởng lớn nhất.


NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG BONG BÓNG KINH TẾ

Có thể nói tình trạng bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ vào các tài sản cơ sở khiến cho giá cả của chúng bị đẩy lên cao nhanh chóng. Yếu tố đầu cơ sẽ được hình thành và diễn ra mạnh mẽ của các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm.

Nguyên nhân cốt lõi của tình trạng này chính là do hành vi của nhà đầu tư vào thị trường với niềm tin thái quá. Các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền lớn để mua sản phẩm được định giá quá cao với niềm tin rằng sẽ bán được nó cho một nhà đầu tư khác với giá cao hơn nhiều.

ẢNH HƯỞNG CỦA BONG BÓNG KINH TẾ ĐẾN NỀN KINH TẾ

Bong bóng nền kinh tế có thể gây nên các tác động một cách tiêu cực đến nền kinh tế. Bởi có khá nhiều nhà đầu tư có tập trung vào những mục tiêu không tối ưu. Ngoài ra giá cả trong giai đoạn bong bóng liên tục biến động và nếu chỉ dự đoán vào thị trường cung cầu sẽ rất khó đoán được.

Và hệ quả của nó thì vô cùng đáng sợ, thậm chí có thể cuốn bay tài sản của các nhà đầu tư và khiến nền kinh tế đang thịnh vượng cũng bước vào suy thoái.

Cho dù bong bóng kinh tế không bắt nguồn từ chứng khoán thì đây cũng là kênh đầu tư bị thiệt hại nhiều nhất. Thị trường chứng khoán thường phản ánh tình trạng nền kinh tế. Bong bóng kinh tế bị vỡ dẫn đến suy thoái kinh tế kéo dài, điều này cũng làm cho thị trường chứng khoán bước vào thời kỳ giảm giá.


CÁC VỤ BONG BÓNG KINH TẾ TIÊU BIỂU

Trong lịch sử cận đại đến đương đại đã có nhiều vụ bong bóng kinh tế cực kì nổi tiếng đã xảy ra. Có thể kể đến như bong bóng hoa Tulip tại Hà Lan, Lan đột biến ở Việt Nam và Đại khủng hoảng kinh tế năm 1929.

  • Bong bóng hoa tulip tại Hà Lan

Có thể nói vụ bong bóng hoa Tulip tại Hà Lan đang tạo nên một cơn sốt trên toàn Châu Âu và tại Hà Lan. Khi mà trong một khoảng thời gian lớn loại hoa Tulip biểu tượng của đất nước Hà Lan. Giá hoa tulip nhanh chóng được đẩy lên mức cao chưa từng có. Một củ hoa tulip đã tăng giá gấp hơn 10 lần, từ 125 florin/pound đến 1.500 florin vào năm 1637. Nhiều người đổ xô đi tìm loại hoa này đến nỗi họ sẵn sàng bán xe cộ nhà cửa để đầu cơ tích trữ chúng.

Đến tháng 2/1637, cuối cùng bong bóng hoa tulip cũng nổ khi các nhà đầu cơ lớn quyết định bán tháo, khiến cho giá hoa giảm không phanh. Giá củ hoa rơi về mức chỉ còn 1% giá trị làm cho mọi người hoảng loạn xả sạch kho dự trữ.

Chính sự kiện này đã đẩy nền kinh tế của Hà Lan bị rơi vào tình trạng suy thoái trong vòng nhiều năm.


  • Bong bóng dotcom

Một sự kiện bong bóng khá nổi tiếng xảy ra vào những năm 1990 đó chính là bong bóng dotcom trên nền tảng website. Dựa vào sự bùng nổ công nghệ thông tin thì những công ty này đã tạo nên một cơn sốt trên thị trường chứng khoán Mỹ khiến cho nhà đầu tư họ đua nhau mua vào cổ phiếu của các công ty dotcom mà không cần quan tâm đến sản phẩm hay hoạt động kinh doanh của họ. Gía chứng khoán gia tăng nóng đến tận năm 2001 thì hàng loạt các doanh nghiệp đã công bố tình hình thua lỗ. Bong bóng dotcom đã vỡ khi các nhà đầu tư tranh nhau bán tháo, dẫn đến giá cổ phiếu sụt giảm liên tục.

  • Đại khủng hoảng năm 1929

Một cuộc khủng hoảng khá nổi tiếng của Mỹ được kể ra vào năm 1929 và đã nhanh chóng tạo ra được một cuộc khủng hoảng trên toàn cầu. Nguyên nhân của sự việc này chính là sự thăng hoa của thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn 1920 – 1929. Lúc này tâm lý của nhà đầu tư sẵn sàng thực hiện các giao dịch vay tiền từ ngân hàng để đầu tư.

Tới cuối năm 1929, giá chứng khoán tăng với tốc độ không tưởng, khiến cho nền kinh tế không theo kịp đà tăng của thị trường chứng khoán. Hậu quả là “Ngày thứ Ba đen tối” – ngày 29/10/1929 đã chứng kiến sự lao dốc của các chỉ số chứng khoán. Nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo khiến bảng điểm của các sàn chứng khoán phố Wall không thể cập nhật kịp.

Sự sụp đổ phố Wall đã dẫn đến sự sụp đổ của hơn 4000 ngân hàng vào năm 1933. Bong bóng khủng hoảng này lan rộng ra Châu Âu và gây ra hậu quả nặng nền.

  • Bong bóng lan đột biến tại Việt Nam năm 2021

Mới đây chừng 2 năm thì tại Việt Nam có xuất hiện một cuộc bong bóng lan đột biến. Năm 2021 khi mà các cơn sốt trên thị trường. Những chậu lan đột biến nhỏ tý có giá đến vài chục triệu đến cả trăm triệu. Thậm chí những cây lan đột biến đẹp hiếm có giá tiền tỷ. Liên tục trên thị trường có xuất hiện những cuộc bán trao đổi lan với giá lên đến vài chục tỷ đồng. Một sự tăng giá đột biến không tưởng tượng được khiến mọi người đổ xô vào kinh doanh mặt hàng lan đột biến này.

Sau cơn sốt bỏng tay, “bong bóng” lan đột biến vỡ tan vì trong bối cảnh dịch bệnh lây lan, người chơi không còn điều kiện săn hàng, đầu tư nữa. Lan rớt giá thảm hại khiến những người trót ôm và không kịp xả hàng đành ngậm “trái đắng”, mong ngày thị trường hồi phục.

>> Xem thêm: Siêu lạm phát là gì ? Ảnh hưởng của chúng đến nền kinh tế


Lời kết

Có thể nói hiện tượng bong bóng kinh tế luôn dẫn đến sự ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế khiến chúng bị sụt giảm và ảnh hưởng đến đời sống của người tiêu dùng. Hy vọng qua những gì diendaniso.com chia sẻ bên trên thì bạn có thể hiểu được bong bóng kinh tế là gì. Những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thị trường và hệ lụy sau đó mà các nhà đầu tư phải gặp phải.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!