Reviews sách 100+ Chỉ Số Xây Dựng KPI Cho Doanh Nghiệp của Tsuyoshi Shimada

0
SHARES
52
VIEWS

Nếu bạn là nhà quản lý, nhà lãnh đạo và đang loay hoay trong việc đánh giá và lên kế hoạch KPI cho nhân sự của bạn thì cuốn sách này là dành cho bạn. Ra đơi từ vị giáo sư nổi tiếng người Nhật ông Tsuyoshi Shimada. Cuốn sách 100+ Chỉ Số Xây Dựng KPI Cho Doanh Nghiệp đã giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quá dễ hiểu nhất về KPI và áp dụng cho tất cả các mô hình doanh nghiệp.Cùng diendaniso.com chia sẻ đi tìm hiểu nội dung cuốn sách trong bài viết ngày hôm nay.

100+ Chỉ Số Xây Dựng KPI Cho Doanh Nghiệp


TÁC GIẢ CỦA QUYỂN SÁCH VỀ KPI

Khi nhắc đến các cuốn sách quản trị nổi tiếng của Nhật bản không thể không nhắc đến tác giả Tsuyoshi Shimada. Ông là một vị giáo sư nổi tiếng tại trường kinh doanh Globis. Ngoài ra ông còn là cử nhân ngành khoa học và đã có bằng thạc sĩ khoa học tại trường đại học Tokyo. Ông là tác giả của khá nhiều cuốn sách hay về quản trị trong đó phải kể đến Bộ Sách MBA – 100 Kỹ Năng Cơ Bản Làm Việc Của Người Nhật hay nổi tiếng hơn cả là bộ sách 100+ Chỉ Số Xây Dựng KPI Cho Doanh Nghiệp mà chúng ta sẽ reviews ngay sau đây.

Hầu hết các bộ phận đều có thể xây dựng được chỉ số KPI và từng cá nhân cũng có thể lên được KPI cho bản thân mình. Peter Drucker, cha đẻ của Quản trị học hiện đại từng nói: “Bạn không thể quản lý những thứ bạn không thể đo lường”, KPI chính là công cụ đo lường, điều chỉnh giúp cho quá trình quản lý, vận hành doanh nghiệp hiệu quả.

NỘI DUNG CUỐN SÁCH 100+ CHỈ SỐ XÂY DỰNG KPI CHO DOANH NGHIỆP

Khi bạn lật dở từng trang sách này bạn sẽ được tác giả chia ra làm 2 phần riêng biệt. Phần 1 tác giả khái quát về việc xây dụng chỉ số KPI cho những doanh nghiệp Châu Á và những vấn đề của đại đa số những Doanh Nghiệp này mắc phải.

Phần 2 tác giả tập trung vào việc đưa ra chi tiết cách xây dựng – triển khai – đo lường cũng như điều chỉnh KPI cho từng phòng ban một trong công ty.

100+ Chỉ Số Xây Dựng KPI Cho Doanh Nghiệp

Việc xây dựng cũng như ứng dụng KPI là một quá trình không phải một sớm một chiều mới có thể xây dựng được. Đây là việc áp dụng các công cụ quản trị nói chung và BSC/KPIs nói riêng để cần có sự đầu tư một cách nghiêm túc.

Cuốn sách 100+ Chỉ Số Xây Dựng KPI sẽ giúp các quản lý, và lãnh đạo hiểu và áp dụng KPI một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn.

KPI là gì? KPI – Chỉ số đo lường mức độ đạt được mục tiêu và là chỉ số đo lường giúp tổ chức và cá nhân đánh giá kết quả hoạt động có đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu hay không.

Những chỉ số này không chỉ có liên quan đến hiệu suất tài chính như doanh thu và tỷ suất lợi nhuận. Ngay cả các chỉ số về mức độ hài long của khách hang hay tỷ lệ phàn nàn cũng sẽ được tính là một chỉ số KPI.
KPI có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực

Như đã chia sẻ trong bài viết chi tiết: KPI LÀ GÌ ? thì chỉ số KPI có thể được áp dụng cho bất kì một hoạt động nào có liên quan đến con người và cả một tổ chức và những cá nhân không phải doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận. Ví dụ như bạn là một nhà quản lý thư viện sách. Chỉ tiêu KPI của bạn có thể được sử dụng chính là tỷ lệ khách hang mượn sách và hoàn trả đúng hạn. Tỷ lệ số người đến với thư viện vv. KPI quan trọng lúc này để biết được thư viện đó có đang quản lý đúng cách hay không.

Lợi ích khi áp dụng KPI

  • Định lượng hóa các kết quả rất quản lý dễ dàng hơn.
  • Cơ sở của phân tích là so sánh, và điều quan trọng là việc thiết lập – đo lường KPI, so sánh chúng với mục tiêu phù hợp và sử dụng chúng để tìm ra và giải quyết vấn đề. Đặc biệt có một số tài sản tiêu chuẩn mà bạn đọc nên lưu ý:
  • So sánh theo thứ tự thời gian (bao gồm so sánh với cùng kỳ năm trước).
  • So sánh giữa các phòng ban, bộ phận phải so sánh với công ty đối thủ trong ngành (bao gồm cả so sánh với mức trung bình nội bộ và mặt bằng chung của ngành).

Việc xây dựng, hoạch định và lên kế hoạch cho KPI của doanh nghiệp cũng cần thiết phải được áp dụng so sánh với những công ty đối thủ. Một số đó chính là

  • So sánh theo thứ tự thời gian.
  • So sánh với các bộ phận, phòng ban với nhau giữa các công ty đối thủ trong ngành
  • So sánh giữa các mục tiêu

Cải tiến chu trình liên tục PDCA

PDCA (Plan – Do – Check – Action) là một công cụ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý. Chu trình PDCA càng được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc ken mang lại hiệu suất cao.

Chu trình PDCA Chu trình PDCA cung cấp cải tiến liên tục chính xác vì nó hoạt động theo cách có chu kỳ. Mỗi phần trong dự án hoặc hoạt động của bạn sẽ trải qua cùng một giai đoạn nhiều lần, đảm bảo rằng các lỗi có thể được sửa chữa và thích ứng với nhu cầu và tình hình thực tế của công ty. Điều này làm PDCA trở thành mô hình lý tưởng cho việc Cải tiến liên tục, Triển khai các dự án hoặc quy trình mới, Quá trình theo dõi.

Chú ý trong chu trình PDCA thì có hai bước thường bị bỏ qua chính là bước “Check” và “Action”. Lý tưởng nhất là nên triển khai chung với mục tin nhắn hẹn ở cấp độ cá nhân, và thực tiễn chu trình PDCA phân bố đồng đều trong tổ chức theo trạng thái lồng hộp.


BÀI HỌC CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC KHI ĐỌC CUỐN SÁCH

Sau khi học cuốn sách này bạn có thể được tác giả đưa cho những kiến thức một cách hiệu quả về việc xây dựng chỉ số KPI cho cá nhân và tổ chức. Một số kiến thức nổi bật mà cuốn sách KPI này mang cho bạn như sau:
Cân bằng các chỉ số KPI

Việc áp dụng xây dụng các chỉ số KPI cho doanh nghiệp cần được thực hiện hài hòa và cân bằng giữa mong muốn mục tiêu và định hướng hoạt động cũng như năng lực của người thực hiện chúng. Thông thường với một cá nhân trong doanh nghiệp sẽ có được những chỉ số KPI khác nhau không quá ít cũng không quá nhiều. Chúng không thể nào khiến bạn không thể hoàn thành chúng được vì quá nhiều chỉ số KPI cần xây dựng đồng thời không thể nào quá ít khiến họ làm việc không đạt đúng năng suất và từ đó kế hoạch bị chậm trễ.
Chi tiết hóa chỉ số KPI ở mức độ thích hợp.

100+ Chỉ Số Xây Dựng KPI Cho Doanh Nghiệp

Việc xây dựng và áp dụng KPI ở mức độ thích hợp bạn sẽ cần thực hiện và lưu ý ở hai khía cạnh này đồng thời tiến hành đo lường một cách thường xuyên và cân bằng giữa các KPI cần có.

Chia nhỏ KPI: mô hình phép cộng và phép nhân

Việc chia nhỏ KPI một cách khéo léo sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả công việc của các cá nhân một cách hiêu quả nhất. Mô hình phép cộng và phép nhân của tác giả đưa ra khá hiệu quả trong việc phân định, chia nhỏ và gộp các chỉ số KPI sao cho hiệu quả nhất. Với phương án này thì bạn có thể được xử lý KPI một cách hiệu quả hơn cho các nhân viên mà bạn quản lý.

Không để rơi vào tình trạng đặt KPI lên hàng đầu

Cho dù bạn cần chỉ số KPI để đo lường được chúng một cách hiệu quả nhất công việc của bạn thì cũng đừng quá phụ thuộc và lệ thuộc vào chúng quá cực đoan. KPI là một phương tiện để có thể phục vụ được công việc

Những tiêu chuẩn vàng hơn được biểu thị bằng các con số. Nhưng cô xóa đi một mình không thể hiện cao thấp rõ ràng phải giờ đó nó có thể khiến cho người ta dễ mất kiểm soát và trở nên có cảm giác của trọi hay thua kém so với người khác. Vì vậy khi kết hợp kết KPI cần phải chú ý đến ảnh hưởng tiêu cực của những kết quả biểu thị thông qua những con số.

>>> Reviews Sách: KPI – Công Cụ Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!