Reviews sách: Dám Nghĩ Lại (Thinks Again) của Adam Grant

0
SHARES
46
VIEWS

Nếu bạn muốn có một lối tư duy mới và linh hoạt hơn không còn cứng nhắc. Bạn chắc chắn cần đến cuốn sách “Dám nghĩ Lại” (Think Again) của Adam Grant. Từ khi ra đời cho đến nay đây là một cuốn sách hữu ích giúp cải thiện, nâng cao khả năng phán đoán trong tư duy. Bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về bộ sách nổi tiếng này

Dám Nghĩ Lại (Thinks Again)

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ ADAM GRANT

Tác giả Adam Grant là một trong những diễn giả khá nổi tiếng của Mỹ. Ông sinh ngày 13/8/1981 tại thị trấn West Bloomfield, thuộc Michigan. Ông có bằng cử nhân tại Đại học Harvard và bằng Tiến sĩ chuyên ngành tâm lý học tại Đại học Michigan.

Sự nghiệp nổi bật của Adam Grant được gắn liền với thế giới kinh doanh hiện đại. Khi ông là người tư vấn hàng đầu cho các lãnh đại của Google, NIKE, NASA, Goldman Sachs… về cách duy trì động lực nhân viên và cải thiện văn hóa công sở để đạt được bước tiến đột phá.

adam grant

Adam Grant còn nổi lên trong sự nghiệp của mình với vai trò viết sách với nhiều đầu sách xuất sắc lọt vào hàng ngũ những bộ sách bán chạy nhất của New York Times bao gồm có:

  • Think Again
  • Phương án B – Option B:
  • Tư Duy Ngược Dịch Chuyển Thế Giới – Originals:
  • Cho và Nhận – Give and Take

Đây đều là những cuốn sách hay thu hút được lượng độc giả lớn khi nghiên cứu khoa học và dữ liệu khá thuyết phục. Nguồn năng lực tư duy này mà Adam Grant đề cao trong từng tác phẩm, nhận được đánh giá rất cao.


CUỐN SÁCH THINK AGAIN

Được xuất bản vào năm 2021. Cuốn sách Thinks Again – Dám nghĩ lại của tác giả Adam Grant nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong giới văn học thế giới.

Cuốn sách được The Washington Post bình chọn là một trong cuốn sách phi hư cấu hay nhất năm 2021. Từ khi ra đời cuốn sách luôn được độc giả dành nhiều lời khen về tính thực tiễn cao của cuốn sách mang lại.

Dám Nghĩ Lại (Thinks Again)

Cuốn sách bao gồm 4 phần

  • Phần 1: Tái tư duy cá nhân (Cập nhập quan điểm cá nhân)
  • Phần 2: Tái tư duy liên cá nhân (Khai mở tư duy của người khác)
  • Phần 3: Tái tư duy tập thể (Tạo ra cộng đồng học tập suốt đời)
  • Phần 4: Thoát khỏi tầm nhìn đường hầm (Suy xét về vấn kế hoạch, sự nghiệp)

Phần 1: Tái tư duy cá nhân (Cập nhập quan điểm cá nhân)

Trong Phần 1 của cuốn sách này độc giả sẽ được khám phá những quan điểm lý tưởng về 4 kiểu tư duy khá hay ho và mới lạ. Hầu như mỗi người sẽ thường đều rơi vào 1 trong 4 lối tư duy này đó chính là

  • Tư duy nhà truyền giáo
  • Tư duy chính trị gia
  • Tư duy công tố viên
  • Tư duy nhà khoa học

Cuốn sách có đề cập đến việc câu chuyện về con ếch trong một nồi nước sôi. Nếu bạn thả chúng vào một nồi nước đang sôi sùng sục chắc chắn chúng sẽ lập tức nhảy ra khỏi nồi. Tuy nhiên nếu như bạn thả con ếch đó vào một nồi nước âm ấm và từ từ tăng nhiệt độ lên thì bạn sẽ nhận ra rằng chúng sẽ chết vì khi nhận ra được tình huống nguy hiểm thì đã quá muộn.

Có thể thấy được sự khác biệt số phận của con ếch sẽ nằm ở lối tư duy. Trở lại với 4 lối tư duy trên con người cũng vậy. Khi bạn suy xét và đưa ra những quan điểm và suy nghĩ của mình thì bạn sẽ thường rơi vào lối tư duy của ba vai trò khác nhau chính là nhà truyền giáp, công tố viên và chính trị gia.

Dám Nghĩ Lại (Thinks Again)

Vai trò nhà truyền giáo khi chúng ta thuyết giảng để bảo vệ lý tưởng của mình

Bạn rơi vào vai trò công tố viên khi chúng ta nhận ra kẽ hở trong lập luận của người khác và bạn lúc này sẽ vận dụng mọi bằng chứng để chứng minh rằng họ sai.

Bạn chuyển sang chế độ tư duy chính trị khi tìm cách lôi kéo nhiều người nghe và khiến họ ủng hộ bạn.

Sau hết thẩy 3 lối tư duy đó thì tác giả có chia sẻ cho bạn về việc sử dụng lối tư duy của một nhà khoa học luôn phân tích, tìm hiểu và so sánh nhận thức đúng sai. Đôi khi cần phải chấp nhận cái sai để có thể suy nghĩ lại và phát triển hơn trong tương lai. Ba kiểu tư duy này khác với “tư duy nhà khoa học” như thế nào? Cuốn sách “Think Again – Dám nghĩ lại” sẽ cung cấp cho ta kiến thức sâu sắc, dễ hiểu về cả bốn kiểu tư duy ấy.

Bên cạnh đó phần 1 này của cuốn sách tác giả có nêu nên được lý tưởng của sự tự tin hay sự phấn khích của việc không tin vào mọi suy nghĩ của mình.

Phần 2: Tái tư duy liên cá nhân: Khai mở tư duy của người khác

Trong phần này tác giả có nhấn mạnh đến việc thử nghiệm những lối duy nghĩ và đặt lại câu hỏi mở để có được câu trả lời cũng như nhận được các kết quả tốt hơn. Trong phần này tác giả cũng đã đưa ra được các ví dụ về cách biến các khuôn mẫu thù hận trở nên nhẹ nhàng và cởi mở hơn trong quá trình giao tiếp của mình.

Khi trong một cuộc tranh cãi nào giữa hai bên thì nếu bạn xem chúng là một điệu nhảy thì bạn sẽ cố lựa chọn khác bạn có thể bước sang một bên. Nếu một bên đối phương tỏ ra nóng giận và thù địch thì bạn cũng nên bày tỏ càng nhiều mong muốn hiểu biết và sự quan tâm.

dám nghĩ lại

Một trong chiếc lược hiệu quả bạn nên áp dụng khi nhận thấy buổi thảo luận đang hướng đến sự tấn công, hướng đến sự hòa giải, làm dịu sự tranh chấp:

Hoặc nếu bạn đang đối mặt cuộc xung đột nảy lửa, bạn hãy cố gắng duy trì nhịp độ từ tốn. Vào những thời điểm như vậy, tác giả khuyên bạn thay vì tiếp tục nói lý lẽ bạn hãy chủ động chọn cách im lặng, vì có nói thêm cũng không giải quyết được vấn đề đôi khi còn khiến mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn.

Phần 3: Tái tư duy tập thể

Tác giả có nhận mạnh nhiều đến việc tiếp cận góc nhìn đa chiều để xử lý các cuộc trao đổi khó tìm kiếm tiếng nói chung.

Tuy nhiên việc tiếp xúc với nhiều góc nhìn khác nhau và việc biết thêm một mặt vấn đề không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tái tư duy đôi khi còn góp phần cổ súy cho lối tư duy cảm tính.

Tác giả có đưa ra được những lời khuyên khi đứng trước bất kì một vấn đề nào thì chúng ta cần phải giải quyết theo nhiều lăng kính khác nhau và dựa trên các dữ liệu khoa học có sự kiểm chứng rõ ràng. Tái tư duy không phải là một kỹ năng cá nhân. Nó là một năng lực tập thể và phụ thuộc vào rất nhiều vào văn hóa của tổ chức.

Việc tái tư duy thường tìm thấy ở một trường làm việc có văn hóa học tập, đây được xem là môi trường chúng ta giúp đỡ lẫn nhau học hỏi, khám phá những điều chưa biết, hoài nghi về phương pháp hiện tại, đồng thời nuôi dưỡng sự hiếu kỳ về những điều mới mẻ.

Phần 4 Kết luận – Thoát khỏi tầm nhìn đường hầm

Phần cuối này tác giả có đưa ra những khuôn thức được gọi là sự leo thang cam kết. Sự leo thang cam kết chỉ tình trạng bám víu vào một quyết định nào đó không còn hợp thời hay như sự sa đà vào một hướng đi hay dự án thất bại hay thì chọn thay đổi chiến lược.

dám nghĩ lại

Bằng chứng thực tế cho thấy những doanh nhân khởi nghiệp bám víu những chiến lược đang có nguy cơ thất bại nên từ bỏ, các ông bầu và huấn luyện viên NBA cứ liên tục đầu từ vào các hợp đồng mới, đầu tư vào các cầu thủ với giá trị chuyển nhượng dẫn đến việc tiến tốn tiền của, công sức và thời gian.

Phần cuối, tác giả có đưa ra lời khuyên cho mình bằng việc bạn nên thoát khỏi lối tư duy đường hầm. Mở ra lối tư duy mở và giải phóng bạn khỏi môi trường tù túng để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Tái tư duy – cập nhập kiến thức và quan điểm – còn là một công cụ giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.


Có thể thấy được cuốn sách Think Again – Dám nghĩ lại chính là một trong những cuốn sách hay nói về việc tư duy lại, khả năng lập luận và học hỏi cách làm để trở nên tốt hơn. Những người thành công dài hạ chính là những người luôn có lối tư duy mở và sự sáng tạo không giới hạn. Hy vọng cuốn sách này đã cho bạn được nhiều giá trị về một lối tư duy mở và luôn luôn phát triển.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!