Vốn cố định là gì? Đặc điểm và cách phân loại vốn cố định

0
SHARES
100
VIEWS

Để vận hành bất kì một doanh nghiệp nào thì cần có vốn. Đây là thành phần quan trọng giúp duy trì và vận hành sản xuất kinh doanh được liên tục. Vốn được phân loại thành 2 dạng chính là vốn cố định và vốn lưu động. Bài viết này sẽ làm rõ khái niệm vốn cố định là gì? Cách tính vốn cố định như thế nào? Làm sao phân biệt được vốn cố định và vốn lưu động.

vốn cố định


VỐN CỐ ĐỊNH LÀ GÌ ?

Vốn chính là yếu tố nhằm giúp duy trì mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng giúp hình thành nên các tài sản của doanh nghiệp và là mạch máu nuôi sống doanh nghiệp khỏe mạnh và phát triển.

Vốn cố định (Fixed Capital) chính là khoản tiền ứng trước của tổ chức, doanh nghiệp cho việc đầu tư các tài sản cố định để sản xuất kinh doanh. Có thể nói vốn cố định là khoản mà các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản có tính chất bền lâu và tỷ lệ thanh khoản khá thấp không thể chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng được.

Biểu hiện của vốn cố định thường là một hiện vật ví dụ như máy móc trang thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

vốn cố định

Đây là khoản tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động một cách bền vững và ổn định.


VAI TRÒ CỦA VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP

Vốn có định là nguồn vốn vô cùng quan trọng trong mọi mô hình tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Chúng có những vai trò quan trọng có thể kể đến như sau:

  • Vốn cố định giúp đảm bảo liên tục cho quá trình sản xuất kinh doanh từ lúc mua sắm các nguyên vật liệu, tiến hành quá trình sản xuất cho đến lúc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
  • Vốn có định được sử dụng cho mục đích đầu tư công nghệ hiện đại, giúp họ nâng cao được năng suất lao động và giúp gia tăng chất lượng sản phẩm đồng thờ giúp hạ giá thành. Bên cạnh đó chúng giúp thúc đẩy sự tồn tại và phát triển cho tổ chức doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên nhất có thể.
  • Vốn có định tùy theo quy mô của chúng có thể tác động đến kế hoạch xây dựng các phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể giúp phát triển hoạt động kinh doanh và tái đầu tư trong tương lai.
  • Vốn có định còn được cho là nguồn tài chính dự phòng cho các doanh nghiệp khi gặp rủi ro
  • Vốn có định hàng năm có sự tăng trưởng chính là một nguồn tài chính đảm bảo sự chủ động cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

VỐN CỐ ĐỊNH BAO GỒM NHỮNG LOẠI NÀO ?

Vốn cố định có thường bao gồm 2 loại chính đó chính là:

  • Tài sản cố định hữu hình: Thông thường sẽ bao gồm các loại tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị, đất đai, nhà xưởng,…vv
  • Tài sản cố định vô hình: Thường bao gồm có các loại tài sản vô hình như quyền sáng chế, quyền sử dụng đất,..vv

vốn cố định

Có thể thấy được trong doanh nghiệp nguồn vốn cố định chính là một trong những thành phần quan trọng trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Nguồn tài sản này có thể giúp hoạt động doanh nghiệp được diễn ra đều đặn.


CÁCH TÍNH VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp tính vốn cố định vào 02 thời điểm đầu và cuối kỳ kinh doanh. Công thức tính như sau:

Vốn cố định đầu kỳ (cuối kỳ)  = Nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ – Khấu hao lũy kế đầu kỳ (cuối kỳ)

Trong đó:

Khấu hao lũy kế là tổng số khấu hao doanh nghiệp đã trích vào chi phí sản xuất qua các kỳ của tài sản cố định đến thời điểm tính.


CÁCH QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH HIỆU QUẢ

Như trên chúng tôi đã chia sẻ cho bạn về những vai trò và tầm quan trọng của vốn cố định trong doanh nghiệp. Việc quản lý theo dõi vốn cố định doanh nghiệp một cách cẩn trọng là điều cần thiết tại doanh nghiệp. Một số cách sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn vốn cố định trong doanh nghiệp.

vốn cố định

Khai thác và tạo lập vốn cố định cho doanh nghiệp

  • Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư sao cho hiệu quả. Dựa trên những dự án đầu tư đã được phê duyệt để xác định nhu cầu vốn cố định
  • Lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp, về nguyên tắc, việc tài trợ cho TSCĐ thường sử dụng nguồn vốn dài hạn.
  • Dự báo quy mô các nguồn vốn có thể tài trợ cho doanh nghiệp để chủ động tìm nguồn tài trợ khác.

Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn cố định sẽ bao gồm những nguyên tắc là bảo toàn và phát triển vốn một cách tăng dần. Các biện pháp để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ:

  • Mua bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro
  • Lập, lựa chọn và thực hiện tốt dự án đầu tư
  • Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động
  • Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý
  • Nhượng bán, thanh lý kịp thời
  • Có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn vốn cố định
  • Mua bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro

>> Vốn lưu động là gì? Đặc điểm và phân loại vốn lưu động


CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH

Vốn cố định liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp. Chính vì thế việc theo dõi quản lý đánh giá hiệu quả nguồn vốn này thông qua 4 chỉ tiêu như sau:

1: Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Đây là chỉ tiêu trong một chu kì kinh doanh thì một đồng vốn cố định tạo ra doanh thu thuần là bao nhiêu.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ vốn cố định bình quân

2: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Đây là chỉ số cho bạn biết được trong một đồng vốn cố định sẽ có thể tạo được ra bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời kì đó.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế/ Vốn cố định bình quân trong kỳ.

3: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Theo đó thì chỉ số này cho biết một đồng nguyên giá bình quân của tài sản cố định thì mang lại bao nhiêu doanh thu thuần cho doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ tài sản cố định bình quân

4: Suất hao phí tài sản cố định: Chỉ số này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định.

Suất hao phí tài sản cố định = nguyên giá bình quân tài sản cố định/ doanh thu thuần


Để thực hiện theo dõi và quản lý tốt vốn cố định trong doanh nghiệp bạn cần phải am hiểu được nguồn vốn này là gì và các phương thức quản lý tốt nguồn vốn cố định. Hy vọng bài viết này đã giúp cho bạn những kiến thức về vốn cố định

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!