Nợ khó đòi là gì? Cách xử lý nợ khó đòi theo quy định

0
SHARES
52
VIEWS

Trong kinh doanh thì rủi ro các đối tác, doanh nghiệp không trả nợ hay trả không đúng hạn gây ra các khoản nợ khó đòi. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp và người lao động. Vậy nợ khó đòi là gì? Các cách xử lý nợ khó đòi đúng theo quy định của pháp luật. Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay của diendaniso.com

nợ khó đòi là gì


NỢ KHÓ ĐÒI LÀ GÌ?

Nợ khó đòi là thuật ngữ tài chính có tên tiếng Anh là Collectible Accounts chỉ các khoản tiền phải thu, khoản nợ khác nhau hầu như không có khả năng thanh toán. Lý do đến từ việc doanh nghiệp phá sản, bị lừa đảo hoặc làm ăn kém.

Theo nguyên tắc kế toán thì bạn cần phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ này được xác định là khoản chi phí kinh doanh được khấu trừ vào lợi nhuận của công ty.

NHỮNG TÁC HẠI CỦA NỢ KHÓ ĐÒ ĐẾN DOANH NGHIỆP

Chúng ta có thể thấy được hệ thống tài chính chính là mạch máu nụôi sống hoạt động của doanh nghiệp. Một sự lành mạnh của hệ thống tài chính sẽ khiến sự phát triển của cả doanh nghiệp và ngược lại. Những khoản nợ khó đòi đó có thể làm tổn thương khá lớn đến hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Những tổn thất đó có thể thể hiện như sau: Các chỉ tiêu tài chính bị giảm sút, suy giảm đi nhiều uy tín của doanh nghiệp. Mất cân đối nguồn tài chính kế toán trong doanh nghiệp.

nợ khó đòi là gì


ĐỐI TƯỢNG LẬP DỰ PHÒNG NỢ KHÓ ĐÒI

Theo đó thì đối tượng lập dự phòng chính là các khoản nợ phải thu bao gồm có các khoản mà tổ chức, doanh nghiệp cho vay cũng như các loại trái phiếu khác vv.

Các khoản nợ phải thu đã quá hạn hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi đúng hạn.


CÁCH XỬ LÝ KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI

Như cúng ta đã biết thì khoản nợ khó đòi chính là khoản nợ mà doanh nghiệp không thể thu hồi được khi đã áp dụng mọi biện pháp. Chính vì thế để giảm thiểu rủi ro các khoản nợ khó đòi này thì doanh nghiệp cần phải trích lập dự phòng nợ khó đòi đó như sau:

Nếu như số dự phòng phải trích lập mà bằng với số dư khoản dự phòng nợ khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi nhận trên sổ sách kế toán.

Doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch và ghi nhận vào chi phí trong kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán;

nợ khó đòi là gì

Tiếp đó doanh nghiệp của bạn cần tiến hành hoàn nhập phần chênh lệch cũng như ghi giảm chi phí trong kỳ sản xuất của doanh nghiệp. Trường hợp mà số dự phòng trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang thể hiện trên sổ kế toán:

Doanh nghiệp của bạn cần tiến hành trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi có thể xảy ra hoặc thời gian nợ quá hạn của các khoản nợ. Cuối cùng để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp thì sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết

Đối với khoản nợ kéo dài nhiều năm, doanh nghiệp không thể đòi được nợ thì có thể tiến hành bán nợ cho các công ty mua bán nợ sau đó xóa nợ trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.


ĐIỀU KIỆN LẬP DỰ PHÒNG CÁC KHOẢN NỢ KHÓ ĐÒI

Quy định của Thông tư của Bộ Tài Chính cụ thể là tại Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC có đưa ra những hướng dẫn xử lý trích lập dự phòng nợ cần có 2 điều kiện lập dự phòng nợ khó đòi.

– Thứ nhất: Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền nợ chưa trả, bao gồm một trong các loại chứng từ sau:

  • Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
  • Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
  • Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
  • Bảng kê công nợ;
  • Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

nợ khó đòi là gì

– Thứ hai: Có đủ căn cứ xác định đây là một khoản nợ phải thu khó đòi:

Thông thường sẽ là những khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên mà doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ. Trường hợp khi xác định được đối tượng nợ không có khả năng trả được nợ đúng hạn do phá sản và có thể đang làm thủ tục giải thể hoặc bị mất tích, bỏ trốn

Đối với các khoản nợ do mua bán nợ thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên hoặc theo cam kết gần nhất giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.


 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!