Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) là gì ?

0
SHARES
308
VIEWS

Quy trình sản xuất tại nhà máy việc quản lý nắm bắt được tổng thế các khía cạnh của một sản phẩm là rất quan trọng. Điều này giúp kiểm soát chu kì sản xuất của sản phẩm (PLC) và việc kiểm soát hàng lỗi được hiệu quả hơn. Chính vì vậy việc ra đời công cụ quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) chính là cuộc cách mạng mới trong nền sản xuất, Đây như một công cụ quản lý tất cả các yếu tố của sản phẩm từ giai đoạn phát triển sơ bộ cho đến hết vòng đời sản phẩm.

QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM PLM LÀ GÌ ?

Trước khi nói về PLM thì chúng ta sẽ nói qua về việc tạo ra sản phẩm mới trong nhà máy. Khi một sản mới ra đời doanh nghiệp cần phải có cách tổ chức từng dữ liệu có liên quan. Từ việc phác thảo bản vẽ thiết kế, các quy trình sản xuất và đóng gói thành phẩm trước khi đưa ra thị trường. PLM chính là một công cụ đắc lực để giúp quản lý tất cả các yếu tố của sản phẩm từ giai đoạn phát triển sơ bộ cho đến hết vòng đời sản phẩm.

Thuật ngữ PLM có tên tiếng anh là Product Lifecycle Management hay quản lý vòng đời sản phẩm. Đây chính là phương pháp quản lý một quá trình phát triển của một sản phẩm từ công đoạn lên ý trong, thiết kế sản phẩm gia công cho đến đóng gói và thương mại sản phẩm đó ra thị trường.

PLM là kỹ thuật tự động hóa quy trình kinh doanh được sử dụng để thu thập thông tin, con người và quy trình liên quan đến sự phát triển vòng đời của sản phẩm. Quy trình phát triển sản phẩm và năng suất được hoàn thiện và cũng có tác động trực tiếp đến năng lực của nhà sản xuất trong việc tạo ra sự phát triển liên tục của công ty.

PLM NÊN ÁP DỤNG CHO NGÀNH NGHỀ NÀO ?

Trước đây PLM thường được áp dụng nhiều trong ngành hàng không và ô tô. Hiện nay PLM đã phát triển mạnh sang các ngành nghề khác như dược phẩm, điện tử, thời trang, đóng gói hàng hóa vv. Nói tóm lại PLM có thể áp dụng trong hầu hết các ngành sản xuất có quy mô vừa và lớn. Nhờ các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ mới trong lĩnh vực thiết kế khi có sự hỗ trợ của máy tính (CAD) và kĩ thuật có sự hỗ trợ của máy tính (CAE) cùng quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM).


ĐIỂM CỐT LÕI CỦA HỆ THỐNG PLM ?

Hệ thống PLM hoạt động nhắm vào việc xây dựng cũng như quản lý dữ liệu thông tin xung quanh sản phẩm. Dữ liệu này được chia sẻ với các bên liên quan nhằm đảm bảo sản phẩm vẫn còn trong chế độ được ưu tiên một cách chủ động và đảm bảo phương thức quản lý một cách tốt nhất có thể.

PLM có mô tả hóa đơn nguyên liệu (BOM) của doanh nghiệp và cũng ngầm ngụ ý có những thay đổi có liên quan đến BOM. Việc này giúp nâng cao và duy trì một cách có hiệu quả nền tảng của tất cả các hạm vi phát triển sản phẩm trước đó.

CÁC GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Có thể nói nhìn chung thì phương pháp PLM sẽ có 3 giai đoạn bao trùm lên sản phẩm. Đó chính là 3 giai đoạn trước trong và sau vòng đời sản phẩm. Thông thường vòng đời sản phẩm sẽ trải qua những chu kì sau:

  • Thiết kế
  • Sản xuất
  • Phân phối
  • Dịch vụ
  • Sử dụng
  • Tái chế hoặc thải bỏ

Chúng được phân tích kĩ bên dưới đây:

Giai đoạn bắt đầu (BOL): Đây là giai đoạn bắt đầu nhen nhóm tạo ra sản phẩm. Chúng bao gồm quá trình thiết kế, chế tạo sản phẩm. Việc phát triển ban đầu có nhiều hành động phụ giúp xác định tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. BOL tạo nên sự sống động cho sản phẩm. Cùng với thông số kỹ thuật cao cùng quy trình sản xuất và cung ứng nhu cầu của sản phẩm.

Giai đoạn giữa vòng đời (MOL): Đây là một giai đoạn giữa của vòng đời sản phẩm. Khi sản phẩm của bạn được phân phối và sử dụng cũng như bảo dưỡng thì lúc này sản phẩm của bạn đã đến tay người dùng cuối. Bạn có thể nhận được và thu thập bất kì lỗi nào, tỷ lệ bảo trì cũng như trải nghiệm người dùng ra sao để có kế hoạch cải tiến cũng như nâng cấp sản phẩm trong tương lai.

Giai đoạn cuối của vòng đời (EOL): Giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm chính là việc ngừng sử dụng và tái chế sản phẩm cũ thành dạng mới. Một khi nhu cầu sử dụng sản phẩm không còn nữa doanh nghiệp sẽ thu thập thông tin về những bộ phận và vật liệu nào còn giá trị.

NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG PLM

Như chúng tôi đã nói ở trên phương pháp PLM sẽ giúp đưa ra cái nhìn tổng quát về việc chu trình quản lý và vận hành của hệ thống PLM.

  1. Quản lý danh sách BOM: Danh sách BOM chính là định mức nguyên vật liệu. Đây là một trong những danh sách bao gồm các nguyên liệu thô và thành phần cũng như linh kiện cần thiết để có thể xây dựng và sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo phương pháp này thì hệ thống PLM sẽ lưu trữ thông tin các vật tư tổng hợp nhằm tạo ra hệ thống quản lý duy nhất cho sản phẩm. Hệ thống này liên tục cập nhật bằng cách tập hợp và kết nối tất cả các thông tin và các thuộc tính được sử dụng để thiết kế, sản xuất và hỗ trợ sản phẩm theo thời gian thực.
  2. Quản lý tập tin CAD: Có thể nói vòng đời sản phẩm trong hoạt động kỹ thuật công nghệ sẽ bắt đầu bằng các bản vẽ 2D, mô hình 3D sẽ được xây dựng trên những phần mềm thiết kế như CAD. Chính vì thế mà các hệ thống PLM sẽ buộc phải có chức năng quản lý các tập tin với định dạng CAD cho phép đa dạng các lĩnh vực từ điện và cơ tới các ứng dụng CAD thương mại.
  3. Phát triển ý tưởng thiết kế: Việc thiết kế sản phẩm chính là một trong những bước đầu quan trọng của sản phẩm sau này. Phương pháp PLM sẽ giúp xác định và phân tích tất cả các khía cạnh của ý tưởng sản phẩm mới khi được đưa vào quá trình phát triển sản phẩm. Đây là điều giúp bạn giảm được thời gian và nhanh chóng có được sản phẩm ra thị trường.
  4. Quản lý cấu hình: Cấu hình sản phẩm là một trong những thông số quan trọng. Việc áp dụng PLM giúp quản lý cấu hình một cách hiệu quả hơn để giúp kiểm soát được những thay đổi của sản phẩm cũng như chức năng vật lý trong suốt vòng đời của sản phẩm đó.
  5. Quản lý Quy trình – Workflow: Dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau thường cần thiết trong quá trình báo giá. Khả năng phối hợp vốn có của PLM thu thập và tổ chức dữ liệu liên quan đến thiết kế sản phẩm để hỗ trợ các nhóm kỹ sư của bạn. Điều này bao gồm các nhóm phát triển các sản phẩm kỹ sư theo đơn đặt hàng và định cấu hình theo đơn đặt hàng.

LỢI ÍCH CỦA QUẢN LÝ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM (PLM)

Việc vòng đời sản phẩm được quản lý một cách có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp và nhà quản lý chủ động hơn trong việc lên kế hoạch, dự trù, bổ sung nguyên liệu và vận hành một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra một số lợi ích của PLM có thể được kể đến như:

  • Giữ cho thông tin về sản phẩm sản xuất được cập nhật sát với người quản lý và nhân viên.
  • Nắm được quy trình sản xuất và dòng nguyên liệu vì đã được hệ thống hóa bằng nhật kí nguyên liệu thô.
  • Theo dõi quy trình sản xuất hiệu quả hơn
  • Ghi lại những khái niệm trong quá khứ và sản phẩm hiện tại và tương lai
  • Ghi lại những thay đổi về nhu cầu, quy định, cải tiến và chi phí liên quan đến khách hàng

Có thể sử dụng phương pháp PLM giúp doanh nghiệp đặc biệt người quản lý trực tiếp có cái nhìn tổng quát nhất về quy trình sản xuất sản phẩm từ khâu thiết kế cho đến thành phẩm. PLM trở thành công cụ đắc lực được hầu hết các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới áp dụng. Đọc thêm các bài viết của diendaniso.com để đọc thêm các phương pháp quản lý tiên tiến nhất.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!