Pain point là gì? cách xác định Pain Point của khách hàng

0
SHARES
61
VIEWS

Để thành công trong kinh doanh bạn cần thấy hiểu như cầu và mong đợi của khách hàng. Tuy nhiên bước đầu tiên chính là xác đi như và tìm ra được giải pháp cho các pain points hay nỗi đau thầm kín mà khách hàng gặp phải. Vậy pain point là gì? Làm thế nào để xác định đúng nỗi đau của khách hàng của bạn. Bài viết này diendaniso.com sẽ cùng bạn vén màn bí mật về vấn đề này nhé.

paint point là gì

PAIN POINT LÀ GÌ?

Pain point hay còn gọi là điểm đau hay nỗi đau. Đây là những vấn đề mà người tiêu dùng gặp phải trong cuộc sống của mỗi người. Nhiều khi chính bản thân họ cũng không nhận ra được vấn đề mà nỗi đau của bản thân mình đang gặp phải. Nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là giúp khách hàng thấy được pain point của chính mình và đưa ra giải pháp cho vấn đề của họ bằng các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cũng cấp.

Ví dụ về paint point: Trường hợp đèn cảm ứng là một ví dụ. Nhiều khách hàng họ cảm thấy việc tìm kiếm được vị trí bật đèn thường khá bất tiện. Doanh nghiệp nhận ra được và cũng cấp cho doanh nghiệp các loại đèn cảm ứng nhằm đảm bảo như cầu cho người tiêu dùng. Sau đó các nhóm bán hàng cần phải chào bán các sản phẩm ở những nơi có khách hàng gặp phải vấn đề này.

paint point là gì

MỘT SỐ LOẠI PAIN POINT PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Tùy vào mỗi một khách hàng sẽ có những điểm đau khác nhau của họ. Mỗi một nỗi đau sẽ thường tạo ra một vấn đề cử thể và được xếp vào chúng 4 nhóm như sau:

  • Điểm đau quy trình – process pain point

Trong quy trình mua hàng họ sẽ có những điểm đau khác nhau. Những vấn đề của họ có thể từ quy trình xử lý thủ tục hay sự rắc rối trong khâu hướng dẫn sử dụng. Mong muốn của họ chính là việc cải tiến và tối ưu hóa được quy trình thủ tục giúp mang đến trải nghiệm thuận tiện cho khách hàng.

  • Điểm đau tài chính – financial pain point

Điểm đau tài chính là những khoản chi phí lớn về tài chính mà khách hàng của bạn phải chi trả để sở hữu được sản phẩm, dịch vụ của mình. Việc phải chi trả quá mức sẽ khiến cho bạn không thoải mái khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đó.

  • Điểm đau về vấn đề hỗ trợ – Support pain point

Điểm đau hỗ trợ chính là những rào cản trong việc tiếp cận và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tại những khâu mua hàng hay tư vấn hỗ trợ khách hàng. Việc này cần doanh nghiệp phải đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng và gia tăng trải nghiệm hiệu quả mua hàng.

paint point là gì

TẠI SAO CẦN XÁC ĐỊNH ĐIỂM ĐAU CỦA KHÁCH HÀNG

Việc doanh nghiệp xác định đúng pain point của khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có phương án phục vụ tốt nhất khách hàng từ đó nâng cao hơn năng lực cạnh tranh trên thị truờng. Chúng được thể hiện ở chỗ:

Hiểu rõ như cầu của khách hàng và vấn đề của họ để từ đó đưa ra được những giải pháp cho vấn đề của họ một cách nhanh chóng và tốt nhất.

Bạn dễ dàng triển khai được các chiến lược và kế hoạch marketing một cách tốt nhất. Hiểu đúng tâm lý, mục tiêu của người dùng từ đó thứ hút được nhiều hơn nữa khách hàng tiền năng của họ.

Giải đáp tốt các điểm đau mà khách hàng bạn đang gặp phải sẽ giúp tạo được lợi thế cho bạn giúp tạo sự trung thành cho khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

>> Tìm hiểu về VOC – Voice of Customer là gì?


CÁCH XÁC ĐỊNH PAIN POINT CỦA KHÁCH HÀNG

Để có thể xác định một cách chính xác điểm đau của khách hàng bạn cần tiến hành một số bước như sau

  • Nghiên cứu rõ thị trường định tính

Để giải mã tìm ra được pain point của khách hàng hiệu quả nhất bạn có thể tiến hành nghiên cứu thị trường định tính. Việc này sẽ giúp cho bạn có được một cái nhìn cơ bản và tường tận về những điểm đau mà khách hàng đang gặp phải.

Bạn có thể đơn giản là thực hiện khảo sát trên diện rộng. Với những câu hỏi cho khách hàng để thu thập những thông tin như sở thích, hành vi mua hàng vv. Những phản hồi của khách hàng chính là nguồn thông tin quý giá để tìm ra được pain point một cách hiệu quả nhất.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp có xây dựng tốt hành trình khách hàng để xác định các điểm đau của chúng thông qua những giải đoạn như:

  • Ý thức như cầu
  • Tìm kiếm thông tin
  • Đánh giá các giải pháp
  • Hành động mua hàng

paint point là gì


  • Lắng nghe và thấy hiểu khách hàng

Một cách tốt nhất để có thể tìm ra được đúng pain point của khách hàng chính là lắng nghe trực tiếp ý kiến và mong đợi của họ. Với những phản hồi của khách hàng về những khó khăn và nỗi đau khi mua sắm sẽ là hướng giải mã điểm đau khách hàng nhanh nhất và chính xác nhất.

Bạn có thể đưa ra những bảng khảo sát. Đặt câu hỏi để thu thập thông tin của họ một cách nhanh nhất. Sau đó sử dụng những thông tin này để cải tiến quy trình bán hàng của mình.

  • Làm việc trực tiếp với bộ phận bán hàng

Có thể nói không ai hiểu khách hàng hơn nhân viên kinh doanh của họ. Nhân viên kinh doanh chính là những người tiếp xúc trực tiếp và làm việc với khách hàng hàng ngày. Điều này khiến cho họ trở thành một nguồn thông tin vô giá để có thể khai thác được tối đa pain point của khách hàng. Với việc tận dụng cộng sự của họ để trao đổi với bộ phận kinh doanh sẽ là điểm thông minh giúp doanh nghiệp tìm ra pain point chính xác nhất.

  • Phân tích pain point của đối thủ

Một hướng khác bạn có thể làm chính là dựa vào những thông tin từ đối thủ. Khi nghiên cứu đối thủ chính xác là một trong những bước quan trọng để bạn vẽ ra được chân dung khách hàng và điểm đau của họ.

>>> CLV – giá trị vòng đời khách hàng là gì? Đặc điểm và phương pháp áp dụng CLV


Việc hiểu được pain point của khách hàng là gì sẽ giúp cho doanh nghiệp vẽ ra chân dung khách hàng của bạn và đưa ra những chiến lược một cách hiệu quả nhất. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ cho bạn đã giúp bạn có được kiến thức bổ ích và lý thú. Đón đọc thêm những bài viết về kinh doanh của chúng tôi trong những bài viết tiếp theo

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp cải tiến và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì ? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *





    error: Content is protected !!