Để phát triển kinh tế các vùng nông thôn hiện nay theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm tại địa phương. Chương trình OCOP của chính phủ đã cho phê duyệt đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đã mang lại nhiều thành công cho kinh tế vùng nông thôn rất nhiều. Cùng diendaniso.com đi tìm hiểu về chương trình OCOP cùng lợi ích mà chúng mang lại sau khi triển khai.
Nội dung
OCOP LÀ GÌ ?
OCOP là chương trình phát triển kinh tế của chính phủ. Được viết tắt bởi cụm từ One Commune One Product được dịch ra là mỗi một xã/ phường sẽ có một sản phẩm chủ lực. Các xã phường sẽ hình thành nên những tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống và có lợi thế ở khu vực nông thôn.
Chương trình OCOP được thực hiện theo QĐ số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án chương trình môi xã một sản phẩm. Trong tâm chính của chương trình này chính là giúp phát triển sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế sẵn có ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do thành phần tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.
>>> Xem trang trực tuyến của chương trình tại đây: http://ocop.gov.vn/
Từ khi tham gia chương trình OCOP này đã mang đến bộ mặt khởi sắc cho các vùng nông thôn hiện nay trên cả nước. Tính đến hết năm 2020 thì cả nước đã có 4.451 sản phẩm OCOP của 2.491 chủ thể.
Chương trình OCOP này đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, ngành nghề nông thôn và dịch vụ du lịch của các địa phương.
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH OCOP
Mục tiêu của chương trình OCOP được thực hiện bởi những mục tiêu tổng quát và cụ thể khác nhau. Chúng được nêu rõ dưới đây:
a) Mục tiêu tổng quát:
Nhằm phát triển các cá thể, tập thể, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức sản xuất ra các sản phẩm truyền thống có lợi thế và đạt tiêu chuẩn có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Giúp phân vùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại lợi ích và thu nhập cao hơn cho nhân dân và thực hiện một cách hiệu quả các nhóm tiêu chí” “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Nhờ mang lại lợi ích kinh tế cho khu vực nông thôn mà sẽ góp phần hơn nữa công việc hiện đại hóa, công nghiệp hóa, nông thôn và thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu lao động nông thông được hợp lý hơn.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP đồng bộ từ trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã);
- Ban hành bộ tiêu chí, quy trình đánh giá cũng như xếp hạng các sản phẩm.
- Ban hành cũng như cho áp dụng các chính sách đồng bộ nhằm thực hiện một cách hiệu quả chương trình OCOP trên phạm vi cả nước.
- Triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở những vùng có đủ điều kiện;
- Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP;
- Phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP;
- ..vv
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH OCOP
Chúng tôi xin được LIST một số đặc điểm chính của chương trình OCOP
- OCOP là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “One Commune One Product”
- Tiếng Việt: Mỗi xã một sản phẩm
- Cơ quan ban hành: Thủ tướng chính phủ
- Phạm vi và địa bàn thực hiện: Trong phạm vi toàn quốc
Các chủ thể của chương trình
- Các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh
- Đối với nhóm sản phẩm du lịch công đồng, du lịch sinh thái và du lịch ngoài các đối tượng trên có thể bao gồm các hội/hiệp hội, trung tâm điều hành hoặc các tổ chức tương đương
Logo của chương trình OCOP
- Chữ O màu nâu: Tượng trưng cho đất, nền tảng sản xuất, cuộc sống của làng xã.
- Chữ C màu xanh lá cây: Tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững
- Chữ O màu đỏ: Tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ của con người Việt Nam.
- Chữ P màu vàng: Tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân, tổ chức tham gia được hưởng lợi.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ SẢN PHẨM ĐƯỢC COI LÀ OCOP
Một sản phẩm OCOP sẽ được chứng nhận nếu như đạt được những điều kiện sau:
- Thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm: Như Nông sản tươi sống, hoa quả và nông sản khô đã được chế biến vv
- Thuộc nhóm sản phẩm đồ uống: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn vv
- Thuộc sản phẩm dược liệu: Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược
- Thuộc nhóm sản phẩm vải và may mặc được làm từ sợi bông và sợi tơ vv.
- Nhóm sản phẩm Lưu niệm – nội thất – trang trí gồm các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại ….làm đồ lưu niệm, gia dụng.
- Nhóm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM OCOP
Thông thường một sản phẩm đạt được giấy chứng nhận OCOP sẽ cần phải trải qua những quy trình đánh giá bao gồm 3 cấp:
- Công tác đánh giá cấp huyện
- Công tác đánh giá cấp tỉnh
- Công tác đánh giá tại cấp trung ương
Với mỗi cấp khác nhau các ban lãnh đạo sẽ tiến hành thành lập nên Hội đồng đánh giá gồm các chuyên gia có chuyên môn kinh nghiệm để đảm bảo các tiêu chí cững như yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.
Thông thường để được chứng nhận sản phẩm OCOP cho địa phương thì cần chuẩn bị các hồ sơ xin xét duyệt đến các cấp khác nhau. Chúng thường bao gồm:
- Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm;
- Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu;
- Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm;
- Giấy đăng ký kinh doanh;
- Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh);
- Sản phẩm mẫu.
Chứng nhận An toàn Thực phẩm co sản phẩm OCOP
Chứng nhận Vietgap trồng trọt
Loại chứng nhận thông dụng được các nhà sản xuất nuôi trồng nông nghiệp áp dụng đó là Vietgap. Đây là tiêu chuẩn về thực hành sản xuất tốt giúp đảm bảo quá trình sản xuất an toàn cho người sử dụng cuối cùng. Những sản phẩm thường được làm chứng nhận Vietgap có thể kể đến như chè, lúa, rau, quả tươi vv
Chứng nhận ISO 22000:2018/ HACCP CODE 2003
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và HACCP CODE 2003 là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Hai hệ thống này thường áp dụng cho quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm; Phù hợp với các đơn vị sản xuất chế biến như: Sản xuất rau của quả sấy (đóng hộp); Sản xuất chè khô; thủy hải sản; mật ong; đồ uống…
LỢI ÍCH KHI SẢN PHẨM ĐẠT CHỨNG NHẬN OCOP
Sau khi tham gia chương trình OCOP và đạt được giấy chứng nhận sản phẩm của bạn có thể có được những lợi ích to lớn như sau:
- Đưa sản phảm địa phương đi ra khỏi thị trường rộng lớn hơn nhờ đạt chứng nhận. Từ đó tạo bản sắc riêng cho địa phương nhờ sản phẩm dặc sản địa phương được người tiêu dùng cả nước đón nhận.
- Tạo điều kiện cho người dân bản địa có công ăn việc làm trên chính địa phương mình từ đó nâng cao đời sống vật chất cho người dân nông thôn.
- Thay đổi phong tục tập quán canh tác nhờ được áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật nuôi trồng tiên tiến hơn.
- Có thể tạo ra được hướng đi mới phát triển kinh tế của cả vùng kinh tế địa phương. Từ đó góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.
Có thể nói chương trình OCOP là một hướng đi đúng đắn của nhà nước giúp hỗ trợ phát triển các vùng kinh tế nông thôn. Việc địa phương tự chủ và phát triển sản phẩm bản địa sẽ giúp mở ra hướng đi mới cho phát triển nông thôn mới hiện nay. Nếu như bạn đang ở địa phương có sản phẩm đặc thù và chất lượng. Nếu có mong muốn được chứng nhận OCOP thì hãy tự tin đăng kí nhé !